Ba Lan sẵn sàng để NATO triển khai vũ khí hạt nhân
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thông báo nước này sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp khối quân sự NATO quyết định triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ba Lan.
Politico hôm nay (22/4) dẫn lời Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố Warsaw sẵn sàng cho phép khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nếu NATO đưa ra quyết định như vậy để củng cố năng lực răn đe sườn phía Đông của liên minh.
Binh sĩ Mỹ kiểm tra một quả bom B-61, loại có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Airforcetimes
“Nga gần đây đã chuyển vũ khí hạt nhân cho đồng minh Belarus. Nếu các đồng minh của chúng tôi quyết định triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ba Lan như một phần kế hoạch chia sẻ hạt nhân để củng cố sườn Đông NATO thì chúng tôi sẵn sàng cho điều đó”, ông Duda nêu rõ.
Bình luận được đưa ra sau khi Tổng thống Duda thăm New York, nơi ông tham dự các cuộc họp tại Liên Hợp Quốc và gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo Tổng thống Ba Lan, Washington và Warsaw đã tiến hành thảo luận về hợp tác hạt nhân “được một thời gian”, nhưng không nêu chi tiết.
Video đang HOT
Ba Lan không sở hữu vũ khí hạt nhân. Tổng thống Duda hồi năm 2022 cho biết đang đàm phán với Mỹ về việc tham gia chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO, động thái được mô tả là nhằm phản ứng trước việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Theo Reuters, chia sẻ hạt nhân là một phần trong chính sách răn đe của NATO, cho phép bố trí vũ khí hạt nhân tại các nước thành viên không sở hữu năng lực này. NATO hiện triển khai vũ khí hạt nhân ở một số nước châu Âu. Tuy nhiên, NATO chưa từng đề cập đến khả năng đưa vũ khí hạt nhân đến Ba Lan.
Cùng ngày, hãng thông tấn Nga RiaNovosti dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định, Moscow “sẽ thực hiện tất cả các bước trả đũa cần thiết để đảm bảo an ninh” khi ông được hỏi về khả năng NATO đưa vũ khí hạt nhân đến lãnh thổ Ba Lan.
Các đồng minh NATO ở Đông Âu cảnh giác sau khi thủ lĩnh Wagner đến Belarus
Ba Lan và Litva đã đưa ra cảnh báo về việc lược lượng của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner chuyển đến Belarus.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tham dự cuộc họp báo tại The Hague, Hà Lan ngày 27/6/2023. Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters ngày 28/6, các nước NATO ở Đông Âu cảnh báo rằng việc chuyển lực lượng quân sự tư nhân Wagner tới Belarus sẽ tạo ra sự bất ổn lớn hơn trong khu vực.
"Nếu tập đoàn quân sự tư nhân Wagner triển khai lực lượng ở Belarus, tất cả các nước láng giềng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bất ổn thậm chí còn lớn hơn", Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cho biết sau cuộc họp ở The Hague với Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg và các nhà lãnh đạo chính phủ từ 6 đồng minh NATO khác (Hà Lan, Romania, Ba Lan, Na Uy, Bỉ và Albania).
Về phần mình, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gọi sự hiện diện của người đứng đầu nhóm Wagner, Yevgeny Prigozhin và các thành viên của nhóm này ở Belarus là một vấn đề rất nghiêm trọng và đáng lo ngại, đáng để NATO phải có phản ứng "cứng rắn".
Tổng thống Duda nêu rõ: "Điều này thực sự nghiêm trọng và rất đáng lo ngại, và chúng tôi phải đưa ra những quyết định rất mạnh mẽ. Nó đòi hỏi một câu trả lời rất, rất cứng rắn của NATO".
Trước đó, cố vấn của Tổng thống Litva, ông Kęstutis Budrys cho biết nếu lực lượng Wagner đóng quân ở Belarus, ngay bên kia biên giới với Litva, thì Vilnius sẽ phải chuẩn bị cho các chiến dịch hỗn hợp (tác chiến lai) có thể xảy ra.
"Tôi nhấn mạnh rằng họ [lực lượng Wagner] khi ở Belarus, chúng tôi sẽ phải chú ý nhiều hơn đến biên giới và những gì đang xảy ra ở Belarus, đồng thời gửi một thông điệp rất rõ ràng về giới hạn chịu đựng của chúng tôi", ông Budrys nói.
Theo ông Budrys, lực lượng Wagner "rất nguy hiểm" vì họ có thể hoạt động trong "vùng xám" thông qua các hoạt động xâm nhập - điều mà Wagner đã nhiều lần chứng minh ở châu Phi, Syria và Ukraine.
"Những yếu tố không thể kiểm soát này là một phần rủi ro và chúng tôi sẽ phải thực sự thích nghi - rõ ràng, chính quyền Belarus không thể kiểm soát điều đó", quan chức Litva trên cho biết, lưu ý rằng lực lượng quân sự tư nhân có thể hành động theo những cách hỗn hợp, trong khi chính phủ mà họ phục vụ có thể từ chối trách nhiệm. Do đó, nếu lực lượng Wagner xuất hiện trên lãnh thổ Litva, phản ứng sẽ khác với phản ứng trước một cuộc tấn công của quân đội nước ngoài.
Ông Budrys nhấn mạnh: "Chính phủ Belarus sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào mà lực lượng Wagner tham gia. Chắc chắn chúng tôi sẽ liên kết trực tiếp bất kỳ hành động nào của Wagner với chính quyền Belarus - cho dù Wagner có nằm dưới sự kiểm soát của họ hay không, họ có biết hay không".
Người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin đã đến Belarus ngày 27/6 theo một thỏa thuận do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc nổi loạn ở Nga vào cuối tuần trước. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các thành viên của Wagner sẽ được lựa chọn chuyển đến Belarus.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ trong xung đột Nga - Ukraine Trong khi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Warsaw sẽ cân nhắc chuyển giao chiến đấu cơ MiG-29, Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Pawe Jaboski, đã tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, ông Pawe Jaboski. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ba Lan Hai hôm trước khi Đức đưa ra quyết...