Ba Lan phối hợp với đồng minh trong NATO bắn hạ UAV và tên lửa Nga ở Ukraine?
Ba Lan sẽ khởi động chiến dịch quân sự “Bình minh phương Đông” vào đầu tháng 8 tới để tăng cường an ninh không phận.
Chiến dịch này, có khả năng mở rộng đến miền Nam Ukraine với sự hỗ trợ của Romania, phản ánh nỗ lực phối hợp của NATO trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Nga.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lễ ký thỏa thuận hợp tác an ninh ở Vacsava, Ba Lan, ngày 8/7/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo báo Nezavisimaya Gazeta của Nga, Ba Lan sẽ khởi động chiến dịch quân sự “Bình minh phương Đông” từ ngày 1/8 tới để tăng cường an ninh. Chiến dịch không chỉ tập trung vào việc bảo vệ không phận Ba Lan mà còn có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động đến miền Nam Ukraine, với sự hỗ trợ từ Romania. Bộ Quốc phòng Ba Lan cũng thông báo về chiến dịch “Safe Podlasie” ở biên giới phía Đông, tăng cường số lượng quân tại đây từ 6.000 lên 17.000 người.
Theo thư ký báo chí của Bộ chỉ huy tác chiến Lực lượng vũ trang Ba Lan, Jacek Goryszewski, mục tiêu của chiến dịch là giám sát không phận, xác định và vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm ẩn. Ông Goryszewski nhấn mạnh rằng chiến dịch sẽ tăng cường khả năng phối hợp và hiệu quả hành động của các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy tác chiến, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO.
Hành động của Ba Lan được xem là phản ứng trực tiếp trước các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine, đặc biệt là nguy cơ vi phạm không phận Ba Lan từ các thiết bị bay không người lái (UAV) của Nga. Dù chưa có thông báo chính thức về việc bắn hạ UAV Nga trên bầu trời Ukraine, viễn cảnh này đã được đề cập trong thỏa thuận an ninh giữa Ba Lan và Ukraine ký ngày 8/7 vừa qua. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là người đầu tiên đề cập đến khả năng này.
Sự tham gia của Romania và NATO
Romania có thể sẽ tham gia cùng Ba Lan trong việc đánh chặn các mục tiêu trên không phận Ukraine. Hiện tại, Mỹ và NATO đang tổ chức các cuộc diễn tập tại Romania, bao gồm cả lực lượng không quân và phòng không. Sự tham gia của Romania trong việc đối phó với các UAV Nga đã được nhắc đến sau khi phát hiện mảnh vỡ UAV trên lãnh thổ nước này.
Video đang HOT
Việc tạo ra một “chiếc ô phòng không” trên không phận Ukraine có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chuyên gia quân sự Nga, Đại tá đã nghỉ hưu Vladimir Popov cho rằng các hành động này có thể liên quan đến việc chuyển giao máy bay F-16 của Mỹ sang Ukraine. Sự leo thang của cuộc xung đột với sự tham gia của máy bay F-16 và thiết lập các “ vùng cấm bay” ở miền Nam và miền Tây Ukraine là điều có thể xảy ra. Theo chuyên gia Popov, Ukraine, với sự hỗ trợ của NATO, đang chuẩn bị cho các kế hoạch tấn công và không có ý định đàm phán hòa bình với Moskva.
Các sự kiện gần đây cho thấy xung đột Nga – Ukraine đang tiếp tục leo thang với sự can dự tích cực của các lực lượng quốc tế. Việc Ba Lan khởi động chiến dịch “Bình minh phương Đông” và khả năng phối hợp với Romania trong việc đánh chặn các mục tiêu trên không phận Ukraine đặt ra nhiều thách thức với khu vực. Việc giải quyết xung đột Nga – Ukraine đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và các giải pháp ngoại giao sáng suốt từ tất cả các bên liên quan.
Thực hư việc NATO sẽ thử nghiệm vùng cấm bay ở phía Tây Ukraine
Chuyên gia quân sự đánh giá về khả năng NATO lập vùng cấm bay ở phía Tây Ukraine bằng cách sử dụng các hệ thống phòng không tại Ba Lan và Romania.
Binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn phòng không số 7 tại một bãi thử ở Sochaczew, Ba Lan, trong cuộc diễn tập nhằm chứng minh năng lực của quân đội Mỹ trong việc triển khai nhanh chóng các hệ thống phòng không Patriot trên lãnh thổ thành viên NATO. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, các nhà lập pháp Đức đã thảo luận về khả năng thiết lập vùng cấm bay trên các khu vực phía Tây Ukraine, đánh dấu một diễn biến mới trong các bình luận liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Các thành viên trong liên minh cầm quyền của Đức, bao gồm Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Đảng Xanh, đã đề xuất thành lập một vùng cấm bay kéo dài tới 70 km vào trong lãnh thổ Ukraine bằng cách sử dụng các hệ thống phòng không được triển khai ở Ba Lan và Romania.
Đề xuất này nhằm giúp gánh vác một phần gánh nặng phòng không của Ukraine, cho phép Kiev tập trung bảo vệ tiền tuyến. Các nhà lập pháp Đức trích dẫn việc NATO bắn hạ tên lửa của Iran nhằm vào Israel hồi tháng trước như một tiền lệ.
Tuy nhiên, ngày 13/5, người phát ngôn của chính phủ Đức đã trích dẫn quyết định của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từ tháng 3/2022, tuyên bố rằng liên minh quân sự này sẽ không thực thi vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine.
Theo nhà phân tích chính trị Nga Sergey Poletaev, cuộc thảo luận xung quanh khả năng thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine trong bối cảnh quân đội Ukraine đang rơi vào thế yếu trên chiến trường, cho thấy các nhà lãnh đạo phương Tây đang tìm kiếm các lựa chọn để can dự vào cuộc xung đột.
Ông Poletaev nói: "Cho đến nay, cuộc xung đột chắc chắn chỉ giới hạn trong lãnh thổ Ukraine. Một mặt, họ đang nỗ lực để duy trì tình trạng đó vì đó là lợi ích của tất cả các bên [ở phương Tây]. Mặt khác, họ đang sử dụng mọi công cụ mà họ sở hữu để gây ra thiệt hại tối đa [với Nga] trong khi cố gắng điều hướng một sự cân bằng mong manh để tránh căng thẳng leo thang hơn nữa".
Quân nhân Ba Lan đứng gác sau hàng rào thép gai ở biên giới. Ảnh: Sputnik
Chuyên gia Poletaev lưu ý rằng không phải ngẫu nhiên mà Ba Lan và Romania được chọn là địa điểm khả thi để thực thi một vùng cấm bay. Trước hết, cả hai không được coi là những bên tham gia độc lập. Thứ hai, các chính trị gia phương Tây dường như sẵn sàng hy sinh họ trong trường hợp có nguy cơ xảy ra xung đột với Nga. Câu hỏi đặt ra là liệu NATO có đến giải cứu họ theo Điều 5 - quy định về phòng thủ tập thể của khối quân sự hay không, nếu xung đột với Nga nổ ra - ông Poletaev nêu vấn đề.
"Tất cả các thiết bị quân sự của châu Âu đều được NATO coi là chung, như một kho dự trữ chung. Quân đội Romania có độc lập không? Tất nhiên là không. Giống như quân đội Ba Lan, như quân đội Đức, họ không thể hành động độc lập. Họ tồn tại chỉ trong bối cảnh cơ cấu quân sự của NATO", chuyên gia Nga giải thích.
Lực lượng phòng không Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Romania và Ba Lan có sẵn sàng bảo vệ Ukraine không?
Trong khi các nhà lập pháp Đức không quan tâm người Romania và người Ba Lan nghĩ gì về vùng cấm bay được họ đề xuất, kế hoạch này dường như mâu thuẫn với luật pháp Romania và khả năng thực tế của Ba Lan.
Tham mưu trưởng quân đội Romania Gheorghita Vlad nói với báo chí Mỹ hôm 1/2 rằng quân đội nước này không thể tiến hành các hoạt động quân sự trong thời bình. Ông Vlad giải thích, để bắn hạ thiết bị bay không người lái của Nga hoặc các mục tiêu trên không khác, Bucharest sẽ phải đưa ra tình trạng khẩn cấp, bị bao vây hoặc thiết quân luật.
Ba Lan dường như không bị áp đặt quy định nghiêm ngặt như Romania, nhưng nước này cần sự ủng hộ hoàn toàn của NATO và ý chí chính trị để mở rộng "chiếc ô" phòng không của mình tới Ukraine. Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Janusz Onyszkiewicz nói với một đài truyền hình Ukraine vào tháng trước rằng hệ thống phòng không Ba Lan hiện có khả năng đáp trả các mối đe dọa tên lửa của Nga vào giờ thứ 11, khi có thể đã quá muộn để bắn hạ chúng.
Ông Onyszkiewicz nói rằng, để trao quyền cho các hệ thống phòng không của Ba Lan bảo vệ Tây Ukraine, các quyết định chính trị nên được đưa ra ở cấp độ NATO và Kiev, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội Ba Lan cũng cần được cung cấp quyền truy cập đầy đủ thông tin về không phận Ukraine. Rõ ràng, Ba Lan muốn chuyển trách nhiệm sang NATO để nhận được sự đảm bảo rằng nước này sẽ được bảo vệ nếu vùng cấm bay giả định được thực hiện.
Theo chuyên gia Poletaev, việc các chính trị gia Đức đề cập đến khả năng NATO bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Iran nhằm vào Israel như một tiền lệ để tạo ra vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine là không đúng.
Chuyên gia này giải thích: "Trong trường hợp của Israel, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác, bởi Iran không phải là Nga", đồng thời lưu ý đến kho vũ khí hạt nhân và khả năng quân sự của Nga.
Ông Poletaev cũng nói rằng các quốc gia thành viên NATO đã chặn tên lửa và thiết bị bay không người lái của Iran trên lãnh thổ của các nước thứ ba với sự chấp thuận của họ.
Vị chuyên gia Nga cho biết: "Nhìn chung, cuộc tấn công của Iran giống một cuộc tấn công truyền thông hơn". Cảnh báo của Tehran về cuộc tấn công trả đũa này, được tiến hành sau cuộc không kích của Israel vào khu vực đại sứ quán Iran ở Syria, dường như là một yếu tố quan trọng cho phép Iran trả thù cho các tướng lĩnh thiệt mạng của mình mà vẫn tránh leo thang thêm.
Còn với cuộc xung đột Nga-Ukraine, ông Poletaev lưu ý rằng, rủi ro sẽ cao hơn nhiều và việc tấn công tên lửa và máy bay của Nga sẽ có nguy cơ dẫn đến xung đột hạt nhân.
Chuyên gia này kết luận: "Các phương tiện truyền thông suy đoán và tấn công bằng miệng nhằm tránh hoặc trì hoãn các cuộc tấn công thực sự. Nhưng logic của cuộc xung đột ở Ukraine chắc chắn dẫn đến khả năng phương Tây can thiệp dưới hình thức này hay hình thức khác".
Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan: Tên lửa của Ukraine giết chết hai công nhân Ba Lan Quả tên lửa rơi xuống ngôi làng của Ba Lan, từng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine, đã được Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan xác nhận là thuộc về Kiev. Ảnh chụp từ trên không được chụp vào ngày 17/11/2022 cho thấy hiện trường vụ tên lửa rơi xuống làng Przewodow ở phía Đông...