Ba Lan mở rộng căn cứ không quân Mỹ giữa căng thẳng Nga – NATO
Việc mở rộng căn cứ không quân Mỹ tại Powidz được tiến hành theo thỏa thuận đảm bảo sự hiện diện thường trực của lực lượng Mỹ ở Ba Lan.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan thông báo nước này sẽ mở rộng căn cứ không quân của Mỹ. ảnh: Global Look Press
Đài RT dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết ngày 7/11 rằng, Warsaw sẽ mở rộng căn cứ quân sự là nơi đóng quân của Lữ đoàn Hàng không Chiến đấu Mỹ trong những năm tới. Thông báo được đưa ra trong chuyến thăm của Bộ trưởng Blaszczak đến căn cứ này.
Nằm ở thành phố Powidz, miền trung Ba Lan, căn cứ nói trên được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng hoạt động của Không quân Mỹ nhằm hỗ trợ các lực lượng Ba Lan và NATO trong khu vực.
Theo ông Blaszczak, sau khi mở rộng, căn cứ Powidz sẽ có các nhà chứa máy bay và nhà kho mới, cùng một cơ sở lưu trữ nhiên liệu gần đó. Trong chuyến thăm căn cứ, Bộ trưởng Quốc phòng Blaszczak đã đi cùng với Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Mark Brzezinski. Căn cứ Powidz là nơi đặt phi đội máy bay trực thăng tấn công Apache của Mỹ.
Video đang HOT
Powidz “đang biến thành một khu phức hợp quân sự, chuẩn bị hỗ trợ các lực lượng Ba Lan và NATO ở sườn phía đông của Liên minh Bắc Đại Tây Dương” – ông Blaszczak phát biểu trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa NATO và Nga liên quan đến cuộc tấn công quân sự của Moskva ở Ukraine.
Việc mở rộng căn cứ là một phần của Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường năm 2020 giữa Washington và Warsaw. Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết hiệp định này “tạo điều kiện cho sự hiện diện thường xuyên, lâu dài của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại Ba Lan”, đồng thời cho biết thêm rằng hiệp định này sẽ “củng cố” an ninh quốc gia.
Có tổng số 114 dự án cơ sở hạ tầng tại 11 địa điểm được đưa vào thỏa thuận hợp tác quốc phòng nói trên, “cho phép phát triển nhanh chóng các khả năng chiến đấu bổ sung ở Trung và Đông Âu.”
Theo Bộ trưởng Blaszczak, Warsaw cũng có kế hoạch xây dựng tiềm lực quân sự của riêng mình bằng cách mua trực thăng và xe tăng từ Mỹ. Dự kiến nước này sẽ nhận được xe tăng Abrams vào đầu năm 2023. Một đơn đặt hàng mua 96 máy bay trực thăng tấn công cũng đã được gửi tới Mỹ.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng các lực lượng Mỹ được triển khai “tạm thời” đến Ba Lan có khả năng sẽ ở lại đó trong một thời gian dài. Warsaw trước đây đã yêu cầu Washington đóng quân vĩnh viễn ở Ba Lan, nhưng điều đó về mặt kỹ thuật sẽ vi phạm hiệp ước của NATO với Nga.
Không rõ có bao nhiêu lính Mỹ hiện đang ở Ba Lan, trung tâm hậu cần chính của NATO để hỗ trợ chính phủ ở quốc gia láng giềng Ukraine. Vào tháng 5, Đại sứ Mỹ tại Warsaw tiết lộ rằng hơn 12.600 quân nhân Mỹ đã hiện diện ở Ba Lan, con số lớn nhất trong lịch sử.
Hồi tháng 7, Tổng thống Joe Biden đã thông báo Mỹ sẽ thiết lập một căn cứ quân sự thường trực ở Ba Lan. Đây là lần đầu tiên nước này làm như vậy ở một quốc trên sườn phía đông của NATO, nơi cho đến nay chỉ có sự hiện diện của các lực lượng quân đội luân phiên.
Ông Biden nói: “Trong một thời điểm khi Nga phá vỡ hòa bình ở châu Âu và tấn công trật tự dựa trên quy tắc, Mỹ và các đồng minh của chúng tôi đang đẩy mạnh [hiện diện]“, ông Biden nói sau khi đến Madrid dự hội nghị thượng đỉnh NATO”. Trong số các biện pháp mới của việc Mỹ thành lập một căn cứ thường trú tại Ba Lan cho Quân đoàn 5 của Lục quân Mỹ. Nhà Trắng cho biết điều này “sẽ cải thiện khả năng tương tác của Mỹ-NATO trên sườn phía đông”.
Ông Biden cũng tiết lộ rằng Mỹ sẽ duy trì một lữ đoàn luân phiên bổ sung ở Romania, tăng cường triển khai luân phiên ở khu vực Baltic, triển khai hai phi đội máy bay F-35 tới Anh, bố trí thêm lực lượng phòng không ở Đức và Italy, đồng thời tìm cách tăng số lượng các tàu khu trục đóng tại Tây Ban Nha.
Mỹ khẳng định không triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel khẳng định Mỹ sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân tới Ba Lan hay thành viên NATO nào khác ở Đông Âu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Ba Lan là đồng minh NATO quan trọng trong khu vực, nhưng cho biết ông không biết vấn đề cụ thể này đang được bàn luận trong các cuộc thảo luận giữa hai đồng minh.
Tuyên bố của ông Patel được đưa ra nhằm bác bỏ đề xuất của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Trước đó, ông Duda cho biết Ba Lan đã đề nghị Washington đưa vũ khí hạt nhân tới lãnh thổ của mình giữa bối cảnh phương Tây ngày càng lo ngại về việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Ông Duda là người ủng hộ Ba Lan tham gia vào kế hoạch "chia sẻ hạt nhân" của Washington. Nhà lãnh đạo Ba Lan cũng tuyên bố rằng Ba Lan đã thảo luận vấn đề này với Mỹ nhưng khả năng tiến hành vẫn còn bỏ ngỏ.
Hiện nay, trong số 3 cường quốc hạt nhân của NATO gồm Pháp, Anh và Mỹ, chỉ có Mỹ thực hiện chia sẻ hạt nhân. Vũ khí hạt nhân của Washington được triển khai ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ theo một phần của chương trình chia sẻ hạt nhân.
Các quốc gia phương Tây đã hết sức lo ngại về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Moskva sẵn sàng "sử dụng mọi biện pháp" để tự vệ nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga bị đe dọa. Phương Tây cáo buộc tuyên bố của ông Putin là lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Tuy nhiên, các quan chức cấp cao ở Moskva cũng như Đại sứ của Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov, sau đó khẳng định rằng Nga không đe dọa bất kỳ nước nào bằng vũ khí hạt nhân vì họ vẫn tin rằng không có bên chiến thắng nếu bùng phát xung đột hạt nhân.
Tổng thống Ba Lan tiết lộ tham vọng hạt nhân Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết quốc gia này vẫn luôn để ngỏ triển vọng tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân của Mỹ. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman 3 phóng thử tại căn cứ không quân Vanderberg. Ảnh: AP Theo kênh truyền hình RT, Warsaw đã có các cuộc thảo luận với Washington về việc đặt...