Chiến tranh lạnh mới: Mỹ điều thêm quân đến Đông Âu
Mỹ đẩy mạnh việc triển khai binh sĩ đến các nước đồng minh ở Đông Âu khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố bảo vệ “từng tấc” lãnh thổ của NATO, trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch tái bố trí binh sĩ Mỹ từ Đức sang Ba Lan và Romania, đồng thời điều thêm tàu khu trục nhằm tăng cường sự hiện diện trên biển của NATO ở sườn phía nam của liên minh này trong những tháng tới, theo báo The Conversation. Kế hoạch này được cho là nhằm đối phó chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo kế hoạch mới, Mỹ sẽ thành lập trụ sở thường trực của Quân đoàn số 5 tại Ba Lan, hoạt động như trụ sở của chốt chỉ huy tiền phương và các đơn vị đồn trú. Ngoài ra sẽ có thêm một lữ đoàn đóng quân ở Romania để tăng cường lực lượng của NATO ở sườn phía đông. Mỹ cũng sẽ đẩy mạnh việc triển khai các lực lượng đặc nhiệm, xe bọc thép, lực lượng phòng không để tăng cường an ninh cho khu vực.
Thêm binh sĩ Mỹ được điều đến những quốc gia đồng minh châu Âu có biên giới giáp với Nga. Ảnh AFP
Phần trọng tâm của kế hoạch là các chiến dịch kết hợp với các đồng minh NATO, sử dụng các lực lượng đã nâng cao tính linh hoạt và khả năng sẵn sàng tác chiến. Mỹ cũng sẽ triển khai thêm hai phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tới Anh và hai khu trục hạm đến căn cứ hải quân Rota ở Tây Ban Nha.
Theo The Conversation, một yếu tố quan trọng trong tuyên bố của Tổng thống Biden tại hội nghị thượng đỉnh NATO nói trên là cam kết bảo vệ “từng tấc” lãnh thổ của NATO, trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
So với thời Chiến tranh lạnh
Hồi tháng 2, Tổng thống Biden đã phê duyệt việc điều thêm 20.000 binh sĩ, nâng tổng số binh sĩ Mỹ đang hiện diện ở châu Âu lên hơn 100.000. Tuy nhiên, con số này ít hơn nhiều so với những năm đầu của Chiến tranh lạnh vào cuối thập niên 1950, khi Mỹ có khoảng 450.000 binh sĩ ở châu Âu. Trong phần lớn thời gian Chiến tranh lạnh, quân số Mỹ được duy trì ở mức khoảng 330.000 người, trong khi Liên Xô có khoảng 500.000 quân ở Đông Đức.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, khối Hiệp ước Warsaw (hiệp ước phòng thủ giữa Liên Xô, Albania, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan và Romania) và NATO đều duy trì số binh sĩ sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Theo đó, NATO có 900.000 binh sĩ và khối Hiệp ước Warsaw có 1,2 triệu binh sĩ, phòng khi chiến tranh quy mô lớn bùng nổ.
Cả hai bên đều có đội xe tăng lớn (67.000 chiếc thuộc khối Hiệp ước Warsaw và 32.000 chiếc thuộc NATO), cùng với pháo binh, xe chiến đấu bọc thép và máy bay. Hai bên cũng duy trì những kho vũ khí rất lớn. Ngoài ra, lực lượng Mỹ được trang bị hơn 7.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, so với con số khoảng 200 hiện nay.
Sau khi khối Hiệp ước Warsaw và Liên Xô tan rã vào năm 1991, và toàn bộ lực lượng Liên Xô rút khỏi Đông Âu, Mỹ đã giảm đáng kể sự hiện diện quân sự ở châu Âu, xuống còn khoảng 60.000 binh sĩ. Tình trạng này diễn ra khi NATO nhận thêm Ba Lan, CH Czech và Hungary (3 nước này chính thức trở thành thành viên của NATO vào ngày 12.3.1999).
Hội nghị thượng đỉnh NATO: Có gì đáng nhớ?
Ngoài ra, sau khi NATO và Nga ký Đạo luật sáng lập về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh vào năm 1997, và các khả năng quân sự phi hạt nhân của Nga sụp đổ, việc bảo vệ châu Âu trở thành mối quan tâm ít cấp bách hơn. Tuy nhiên, binh sĩ Mỹ ở châu Âu sau đó vẫn là một phần của mô hình triển khai lực lượng toàn cầu để hỗ trợ các hoạt động can thiệp ở Afghanistan và Iraq, vì “cuộc chiến chống khủng bố” trở thành ưu tiên trong chính sách an ninh toàn cầu của Mỹ.
Từ năm 2018, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Donald Trump bắt đầu rút lực lượng Mỹ ở nước ngoài, yêu cầu các nước thành viên NATO tăng cường cam kết trong việc phòng thủ. Trong năm đó, quân số Mỹ ở châu Âu giảm xuống còn tổng cộng 65.000 người.
Gửi thông điệp răn đe mạnh mẽ đến Nga?
Tuy nhiên, đến tháng 6.2021, các nhà lãnh đạo NATO đã xác định ba mối đe dọa riêng biệt đối với an ninh châu Âu, gồm Nga, Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố, nên quyết định rằng cần phải có những thay đổi chiến lược, đặc biệt là kể từ khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014 và cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Cũng theo The Conversation, có một vấn đề là cho đến nay, phần lớn lực lượng NATO vẫn chưa được triển khai ở các nước Baltic và những quốc gia thành viên khác thuộc Đông Âu (Ba Lan, Bulgaria, Romania, Hungary và Slovakia), nơi tổng quân số của NATO hiện là 9.641. Để phòng thủ hiệu quả trước cuộc tấn công từ Nga, cần phải có một số lượng đáng kể về binh sĩ và khí tài hạng nặng như pháo và xe tăng ở gần chiến tuyến tiềm tàng.
NATO tăng quân số lực lượng phản ứng nhanh lên gấp 7 lần
Theo đó, NATO sẽ tăng cường lực lượng phản ứng nhanh, lực lượng đa quốc gia được cấu thành để phản ứng nhanh trước mọi thách thức an ninh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố trước hội nghị thượng đỉnh nói trên rằng lực lượng phản ứng nhanh sẽ được tăng từ 40.000 binh sĩ hiện nay lên hơn 300.000 quân. Theo đó, NATO định triển khai số lượng lớn hơn các nhóm chiến đấu (những đơn vị có khoảng 1.000 binh sĩ) đến Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia nhằm chuẩn bị khả năng để đánh bại bất kỳ hành động tấn công của Nga ngay từ đầu.
Tất cả tuyên bố và quyết định trên được đưa ra nhằm gửi một thông điệp răn đe mạnh mẽ đến Nga, dù một số quốc gia thành viên NATO sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được những mục tiêu này trước năm 2025. Tuy nhiên, khi các lực lượng Nga đang tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine, không có dấu hiệu cho thấy Moscow có khả năng hoặc sẵn sàng mở ra một mặt trận khác trong tương lai gần, theo The Conversation.
Tăng quân tới Đông Âu, Mỹ gửi thông điệp gì tới Nga?
Giới chức Mỹ nói rằng, việc tăng quân ở Đông Âu không phải là hành động khiêu khích Moscow, mà là phản ứng phù hợp đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Âu như một phản ứng trước cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 29/6 vừa qua, ông Biden cho biết, Mỹ có kế hoạch tái bố trí lực lượng từ Đức đến Ba Lan và Romania, điều thêm tàu khu trục để tăng cường sự hiện diện hải quân của NATO ở sườn phía Nam của liên minh trong những tháng tới.
Mỹ sẽ thành lập trụ sở thường trực của Quân đoàn 5 tại Ba Lan, đóng vai trò là sở chỉ huy tiền phương và sở chỉ huy các đơn vị đồn trú. Sẽ có thêm một lữ đoàn đóng tại Romania.
Ngoài ra, Mỹ dự kiến triển khai thêm 2 phi đội máy bay chiến đấu F-35 tới Anh và bổ sung 2 khu trục hạm tại căn cứ hải quân Rota ở Tây Ban Nha.
Mỹ quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu nhằm phản ứng trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Ảnh: Getty/AFP
Bảo vệ từng tấc lãnh thổ NATO
Chi tiết quan trọng trong tuyên bố của ông Biden là cam kết bảo vệ "từng tấc lãnh thổ" NATO.
Ông Max Bergmann, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là giám đốc Chương trình châu Âu tại Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) đánh giá kế hoạch chuyển lực lượng về phía Đông là quyết định đáng chú ý.
"Chúng tôi sẽ bảo vệ đường ranh giới. Chúng tôi sẽ không nhượng bộ bất cứ điều gì", ông Bergmann nói.
Hiện Mỹ có hơn 100.000 quân ở châu Âu. Tuy nhiên, con số này ít hơn nhiều so với thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh vào cuối những năm 1950, khi đó Mỹ có khoảng 450.000 quân ở châu Âu. Trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân số [của Mỹ] được duy trì ở mức khoảng 330.000 người, trong khi Liên Xô có khoảng 500.000 quân ở Đông Đức.
Cũng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khối Hiệp ước Warsaw (hiệp ước phòng thủ giữa Liên Xô và Albania, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan và Romania) và NATO đã duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Khi đó, phía NATO duy trì 900.000 quân và phía Hiệp ước Warsaw là 1,2 triệu đề phòng khả năng chiến tranh quy mô lớn có thể nổ ra.
Sau khi khối Hiệp ước Warsaw và Liên Xô tan rã vào năm 1991, đồng thời Moscow rút toàn bộ lực lượng khỏi Đông Âu, Mỹ cũng đã giảm đáng kể sự hiện diện quân sự ở châu Âu.
Việc bảo vệ châu Âu trở thành một mối quan tâm ít cấp bách hơn sau khi đạt được thỏa thuận sáng lập quan hệ NATO-Nga năm 1997. Lực lượng Mỹ ở châu Âu sau đó trở thành một phần của mô hình triển khai toàn cầu để hỗ trợ các hoạt động can thiệp ở Afghanistan và Iraq, vì "cuộc chiến chống khủng bố" lúc này đã trở thành ưu tiên chính trong chính sách an ninh toàn cầu của Mỹ. Đến năm 2018, quân số lực lượng Mỹ ở châu Âu giảm xuống còn tổng cộng 65.000 người.
Tuy nhiên, vào tháng 6/2021, các nhà lãnh đạo NATO đã xác định 3 mối đe dọa đối với an ninh châu Âu - gồm Nga, Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố - đồng thời quyết định rằng cần có những thay đổi chiến lược, đặc biệt là kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và xung đột bùng phát ở miền Đông Ukraine.
Gần đây, NATO tuyên bố rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine "đã làm tan vỡ hòa bình ở châu Âu. Nga đã vi phạm các chuẩn mực và nguyên tắc góp phần vào trật tự an ninh ổn định và có thể dự đoán được ở châu Âu, đồng thời gây ra mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các nước Đồng minh cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương".
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng, xung đột Nga-Ukraine khiến liên minh quân sự này đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ thời Thế chiến thứ 2. Để phòng thủ hiệu quả trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga, NATO cần phải có một số lượng đáng kể quân đội và thiết bị hạng nặng bao gồm pháo và xe tăng ở gần khu vực có thể trở thành chiến tuyến.
Đối phó môi trường an ninh đã thay đổi, không nhằm khiêu khích Nga?
Theo ông Stoltenberg, kế hoạch tăng cường lực lượng tới Đông Âu "thể hiện vai trò lãnh đạo quyết đoán và sức mạnh của Mỹ trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương".
NATO cũng sẽ tăng cường đáng kể lực lượng phản ứng nhanh - lực lượng đa quốc gia được thiết lập để phản ứng nhanh trước bất kỳ thách thức an ninh nào. Theo đó, lực lượng này sẽ được tăng gấp gần 7 lần, từ 40.000 quân hiện tại lên hơn 300.000 quân.
Kế hoạch bao gồm cả việc tăng cường các nhóm chiến đấu ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia. Điều này có nghĩa là NATO đang chuẩn bị để đánh bại bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của Nga ngay từ đầu.
Nói về kế hoạch của Mỹ, Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói rằng: "Không có lý do gì để Tổng thống Vladimir Putin cần phải xem bất cứ sự thay đổi lực lượng nào ở sườn phía Đông của NATO là một hành động khiêu khích. NATO đang và sẽ luôn là một liên minh phòng thủ. Lý do chúng tôi phải làm như vậy là vì Nga đã gây bất ổn trên lục địa".
Bà Celeste Wallander, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế nói rằng, việc Mỹ có sự hiện diện lâu dài ở Ba Lan sẽ là chìa khóa để giúp NATO đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi ở châu Âu do xung đột Nga-Ukraine, bởi Washington đóng góp sức mạnh quân sự đáng kể cho NATO.
Mặt khác, giới chức Mỹ nhấn mạnh, việc đồn trú lâu dài chỉ áp dụng với các sở chỉ huy chứ không áp dụng với binh sỹ chiến đấu. Điều này phù hợp với thỏa thuận năm 1997 giữa NATO và Nga, trong đó liên minh đồng ý không đồn trú lực lượng chiến đấu ở Đông Âu để tạo các mối quan hệ mang tính xây dựng hơn trong môi trường hậu Chiến tranh Lạnh. Các đơn vị chiến đấu mà chính quyền Mỹ dự kiến điều tới Romania và khu vực Baltic là luân phiên chứ không phải thường trực, do đó vẫn tuân thủ thỏa thuận năm 1997.
Khả năng NATO triển khai quân sự lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh Khối quân sự phương Tây có thể điều động toàn bộ các đơn vị đến khu vực sườn Đông ứng phó với Nga. NATO sẽ thay đổi cách định nghĩa về Nga khi cập nhật khái niệm chiến lược. Ảnh: Reuters Dẫn các nguồn thạo tin, báo Tây Ban Nha El Pais cho biết tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới diễn...