Ba Lan kích động Mỹ: Hạt nhân Nga không mạnh
Theo giới phân tích Ba Lan, cuộc tập trận đã làm bộc lộ năng lực hạt nhân thực sự và cho thấy Nga không sẵn sàng cho một cuộc chiến hạt nhân.
Ba Lan nghĩ rằng lực lượng hạt nhân Nga không mạnh?
Trang mang của Viện nghiên cứu Warsaw của Ba Lan mới đây có bài phân tích về cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn mang tên Grom-2019 mà Nga tiến hành hồi giữa tháng 10. Theo giới phân tích Ba Lan, cuộc tập trận đã làm bộc lộ năng lực hạt nhân thực sự và cho thấy Nga không sẵn sàng cho một cuộc chiến hạt nhân.
Viện nghiên cứu Warsaw viết: “Nga không sẵn sàng cho một cuộc đụng độ hạt nhân với Mỹ và đích thân Tổng thống Vladimir Putin đã được tận mắt chứng kiến. Khi giám sát cuộc tập trận, ông đã ra lệnh phóng tên lửa bằng cách nhấn nút nhưng nó lại không hoạt động”.
Theo đó, cuộc tập trận lực lượng hạt nhân chiến lược mang tên Grom-2019, diễn ra từ 15-17/10, đã làm bộc lộ năng lực thực sự của Nga. Giới phân tích Ba Lan đánh giá đây là cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi nó được bắt đầu năm 2012 với số lượng và chủng loại tên lửa kỷ lục được phóng như tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa Kh-55 phóng từ máy bay chiến lược.
Tổng thống Putin giám sát cuộc tập trận Grom-2019 từ Moscow
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã tiến hành thành công tất cả các vụ phóng tên lửa nhưng Viện nghiên cứu Warsaw lại cho rằng trục trặc đã xảy ra. Cụ thể là tàu ngầm hạt nhân Ryazan chỉ phóng được 1 tên lửa trong khi 1 quả bị mắc kẹt lại trên tàu.
Người Ba Lan tin rằng Điện Kremlin có thể đẩy mạnh hơn để tăng tốc độ nâng cấp kho dự trữ hạt nhân của mình. Viện nghiên cứu Warsaw viết: “Nhưng các yếu tố trong bộ ba hạt nhân của Nga không hoạt động bình thường và ông Putin không nên hoàn toàn dựa vào lực lượng này trong trường hợp chiến tranh”.
Cũng theo trang này, cập nhật hạt nhân mới nhất vào tháng 9/2019 theo Hiệp ước cắt giảm lực lượng chiến lược mới (New START), Nga hiện có 1.426 đầu đạn hạt nhân, 513 trong tổng số 757 phương tiện phóng chiến lược đang được triển khai. Trong khi đó, Mỹ có số đầu đạn hạt nhân ít hơn với 1.376 đầu đạn nhưng có 668/800 phương tiện phóng chiến lược đang phục vụ.
Video đang HOT
Giới phân tích Ba Lan cho rằng các dấu hiệu cho thấy New START sẽ không được gia hạn sau năm 2021 và sự bế tắc này có thể gây ra một cuộc đua vũ trang toàn diện giữa Nga và Mỹ và Nga đang lo ngại kịch bản này xảy ra. Do đó, Nga đang cố gắng thay đổi kho vũ khí hạt nhân của mình nhưng vẫn còn nhiều điều phải làm.
Nga phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ tàu ngầm ở biển Barents
Trang Svpressa của Nga coi đánh giá trên của giới phân tích Ba Lan là lời kêu gọi Mỹ tấn công hạt nhân Nga vì Nga không thể đáp trả do sự yếu kém của lực lượng kiềm chế hạt nhân. Tờ báo Nga gọi đây là kết luận “quá khích” đồng thời cung cấp thêm thông tin chi tiết về “sự cố” mà phía Ba Lan nhắm vào.
Bộ Quốc phòng Nga nói rõ mục đích của cuộc tập trận không phải là kiểm tra khả năng hoạt động của các phương tiện phóng mà là toàn bộ mạng lưới điều khiển chiến đấu cấp chiến lược phức tạp.
Đòn kích động của Ba Lan?
Tờ báo Nga cho rằng những kết luận trên được phía Ba Lan đưa ra sẽ không có gì ngạc nhiên nếu được đăng tải trên các tờ báo mạng thông thường nhưng điều đáng nói là sự “giật gân” như vậy lại do một cơ quan nghiên cứu vốn được Chính phủ Ba Lan lắng nghe ý kiến đưa ra. Đây cũng có thể là sản phẩm của tâm lý bài Nga vốn tồn tại trong giới tinh hoa cầm quyền Ba Lan.
Nhưng Svpressa cho rằng đây rõ ràng là sự kích động đối với Mỹ rằng “người Nga yếu đuối, không có khả năng chống trả, hãy tiến lên, hãy táo bạo hơn!”. Không những thế, lời kêu gọi còn mang tính thúc giục vội vàng bởi ngày mai tình thế có thể khác vì Nga sẽ đẩy nhanh hiện đại hóa tiềm lực hạt nhân chiến lược của mình.
Một xe tăng khai hỏa trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ba Lan ở Zagan, Ba Lan
Giới phân tích Nga cho rằng không phải ngẫu nhiên Mỹ coi Ba Lan là “đồng minh chủ yếu nhằm ngăn chặn mối đe dọa quân sự Nga”. Ba Lan dự kiến chi rất nhiều tiền để mua các tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ, mà theo Svpressa thì các “nhà vận hành” trên khắp thế giới đã thất vọng, đồng thời sẵn sàng bỏ tiền xây căn cứ quân sự cho lính Mỹ.
Svpressa cho rằng Ba Lan không chỉ sẵn sàng mà còn cầu xin người Mỹ thực hiện những điều trên. Thậm chí có thông tin cho biết Ba Lan muốn Mỹ bố trí trên lãnh thổ Ba Lan loại bom hạt nhân chiến thuật B61. Theo tờ báo này, khi Lockheed Martin và Ration của Mỹ bắt đầu sản xuất tên lửa tầm trung vốn bị cấm theo Hiệp ước các lực lượng tầm trung (INF) mà Mỹ đã đơn phương phá bỏ thì Ba Lan sẽ đi đầu ở châu Âu cung cấp lãnh thổ của mình để bố trí tên lửa Mỹ.
Tờ báo Nga đánh giá thái độ không sợ hãi như vậy là kỳ lạ và việc coi thường số phận của người dân nước mình cũng kỳ lạ không kém. Lý do là khi tập trung một số lượng vũ khí chống lại Nga trên lãnh thổ của mình, thì đó là một điều nghiêm trọng và cần hiểu rằng điều đó sẽ làm tăng khả năng và sức mạnh của một đòn đáp trả.
Svpressa cho rằng hiện cũng là lúc cần thảo luận về độ tin cậy của vũ khí, loại có khả năng hủy diệt nhất gồm vũ khí hạt nhân và các phương tiện trang bị vũ khí hạt nhân. Sự thất bại của một tên lửa không thể coi là sự thất bại hay không đáng tin của toàn bộ hệ thống các phương tiện răn đe.
Nga đang sở hữu số đầu đạn hạt nhân nhiều hơn Mỹ
Nhân đây, tờ báo Nga cũng lấy ra các ví dụ cho thấy lực lượng hạt nhân của Mỹ, gồm cả trên đất liền, trên biển và trên không, nhiều lần gặp trục trặc. Ví dụ những lần máy bay ném bom chiến lược B-52 bị hỏng động cơ khi đang bay hoặc buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Đáng chú ý là trong ít nhất 5 trường hợp khẩn cấp, những chiếc B-52 của Mỹ đều mang theo bom nhiệt hạch.
Bên cạnh đó là không ít thất bại trong các vụ thử tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident-2 từ tàu ngầm hạt nhân hay tên lửa đạn đạo bố trí trên đất liền Minuteman-3, những loại vũ khí vốn có từ thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước dù được thường xuyên nâng cấp. Tuy nhiên, Svpressa cho rằng không có ai ở Nga dám nghĩ rằng lực lượng kiềm chế hạt nhân của Mỹ yếu và không thể đáp ứng những nhiệm vụ đề ra. Lý do là lực lượng hạt nhân của Nga và Mỹ rất lớn, đủ để đảm bảo tiêu diệt đối phương.
Svpressa kết luận rằng người Ba Lan không thể nhận thức một thực tế rằng không có bất cứ hệ thống kỹ thuật nào tồn tại mà lại không gặp những vấn đề nhỏ, nhất là với những hệ thống phức tạp như vũ khí hạt nhân-tên lửa.
Bảo Minh
Theo baodatviet.vn
Ba Lan sẽ ngưng mua khí đốt từ 'gã khổng lồ' Gazprom của Nga
Tập đoàn khí đốt quốc gia Ba Lan sẽ không gia hạn thỏa thuận mua khí đốt từ "gã khổng lồ" Gazprom của Nga sau khi hợp đồng kết thúc vào năm 2022.
Thông báo được phía Ba Lan đưa ra giữa lúc chính phủ nước này đang tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga. Khí đốt từng nhiều lần được Moscow sử dụng như lá bài gây áp lực chính trị lên các đối tác của mình, theo AP.
Để giảm phụ thuộc năng lượng vào nước láng giềng, Ba Lan ký kết nhiều thỏa thuận dài hạn nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Mỹ, Qatar và các nước khác. Chính phủ nước này cũng phát triển một đường ống dẫn khí đốt mới với Na Uy để tiếp cận nguồn nhiên liệu tại Biển Bắc.
Ba Lan thông báo sẽ dừng nhập khẩu khí đốt từ tập đoàn khí đốt quốc gia Nga sau năm 2022. Ảnh: Reuters.
Tập đoàn khí đốt quốc gia Ba Lan, PGNig, xác nhận đã thông báo với Gazprom về quyết định cắt hợp đồng vào ngày 31/12/2022. Thông báo được gửi theo đúng quy định trong phụ lục thỏa thuận giữa hai phía.
PGNiG khẳng định Ba Lan vẫn có đủ nhiên liệu để sử dụng sau ngày hợp đồng kết thúc.
Chính phủ Ba Lan nhiều lần cáo buộc các điều khoản tài chính trong hợp đồng với Gazprom bất lợi cho nước này. Phía Ba Lan nói mình đang phải trả cho tập đoàn Nga mức giá cao hơn những nước khác tại châu Âu.
Ba Lan tiêu thụ trung bình 14 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo thỏa thuận với Gazprom, PGNiG buộc phải nhập khẩu từ Gazprom gần 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Theo news.zing.vn
Nga mời Mỹ, Ukraine dự lễ duyệt binh Nga đang lên kế hoạch mời Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đến cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Moscow vào năm tới. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - ông Kart Kartapolov ngày 1/11 cho biết, Nga đang lên kế hoạch mời các nhóm diễu hành từ các nước Đồng minh trong Thế chiến II, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh...