Ba Lan: Khiên rách PAC-3 sao chống được giáo thần Iskander Nga?
Giới chuyên gia nhận định, tên lửa đạn đạo Iskander Nga ở Kaliningrad sẽ diệt sạch các hệ thống phòng không Patyriot 3 (PAC3) mà Ba Lan mới mua từ Mỹ.
Ba Lan tin tưởng PAC-3 sẽ kiềm chế được Nga ở Kaliningrad
Lầu Năm Góc đã quyết dịnh ủy thác cho hãng Raytheon-Mỹ hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD để hoàn thành viêc cung cấp các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Patriot-3 (PAC3) cho Ba Lan, theo danh sách các hợp đồng mới được ký kết bởi Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 26/9.
Warsaw đã vạch ra “Chương trình tên lửa phòng không tầm trung-Vistula” nhằm xây dựng một hệ thống phòng không cơ động cao với cơ sở la cac tên lưa Patriot, để bảo vệ một số khu vực va đối tượng quan trọng, cac nhóm quân Ba Lan và đội quân ở nước ngoài.
Hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không Patriot của Hoa Kỳ cho Ba Lan đã được ký kết tại Warsaw vào tháng 3 năm nay, với tổng trị giá hợp đồng là 4,75 tỷ USD. Trước đó, thỏa thuận ghi nhớ đã được hai bên ký kết vào tháng 7/2017, với giá trị ước tính là 5,5 tỷ USD.
Theo hợp đồng, hệ thống phong không Patriot đầu tiên của giai đoạn đầu sẽ được chuyển giao cho Ba Lan vào năm 2022.
Tổng cộng trong giai đoạn đầu tiên, Ba Lan sẽ nhận được hai đơn vị Patriot với 16 bệ phóng, các thành phần của hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc IBCS (còn được gọi là Hệ thống Chỉ huy Chiến trường Tên lửa Không quân tích hợp), cùng với bốn trạm radar và 208 tên lửa phòng không MSE PAC-3.
Theo nguồn tin từ giới chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, trong giai đoạn thứ hai cua hợp đồng cung cấp PAC-3, quân đội Ba Lan có thể sẽ nhận được các hệ thống radar mới nhất, cũng như các tên lửa và bệ phóng bổ sung.
Theo giới chức lãnh đạo Ba Lan, đây là hợp đồng vũ khí lớn nhất trong lịch sử quân đội nước này. Kế hoạch hiện đại hóa lưc lương phong không đã trở thành một phương hương ưu tiên trong kế hoạch phát triển nâng tầm lực lượng vũ trang Ba Lan cho nhiều năm tơi.
Video đang HOT
Do đó, ban hơp đông với Mỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cung cấp cho nước này các tô hơp tên lưa hiện đại hàng đầu thế giới, giúp Ba Lan lọt vào “câu lạc bộ thượng lưu” của các quốc gia sở hữu vũ khí phòng không tiên tiến nhất, bảo vệ an toàn đất nước trước kẻ thù nguy hiểm nhất là Nga.
Giới chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ba Lan cũng đã công bố kế hoạch triển khai các hệ thống phòng không gần biên giới với Nga, ở vùng lãnh thổ hải ngoại duy nhất của Nga là Kaliningrad.
Patriot 3 (PAC-3) của Mỹ sẽ bất lực trước Iskander của Nga
PAC-3 không đủ khả năng đối đầu với vũ khí Nga, nhất là Iskander
Trái với sự tự tin của các quan chức Bộ Quốc phòng Ba Lan, giới chuyên gia quân sự nước này dè bỉu rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Baszczak đã ký tên vào “môt trong những thỏa thuận vô ich nhất” và trao quà cho Đại sứ Mỹ Paul W. Jones.
Các biên tập viên của tạp chí “WTO Report” chỉ trích những khoản đầu tư lơn của Bộ Quốc phòng Ba Lan là quá lãng phí và tốn kém, lại không hiệu quả. Việc mua hai tô hơp tên lưa Patriot giông như viêc mua mây chiêc xe Mercedes về làm cảnh trong quân đội Ba Lan.
Theo giới chuyên gia Ba Lan, Đang PiS đã dành 2 năm cho hoat đông vô ích và họ quyết mua các hệ thống PAC-3 chỉ nhằm mục đích “mua sư ủng hộ cua Washington”, nhận sự bảo kê của Mỹ chứ không phải là tìm kiếm sự bảo vệ từ dòng tên lửa phòng không này.
Trong thời gian qua, dòng tên lửa phòng không Mỹ đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích bởi PAC-3 đã thể hiện tính năng đánh chặn yếu kém ở Saudi Arabia, UAE, trước những quả tên lửa không mấy nguy hiểm của lực lượng phiến quân người Shiite Houthi của Yemen.
Những quả tên lửa PAC-3 chỉ cho thấy hiêu quả trước những chiếc UAV nghiệp dư bán đầy rẫy trên mạng có tốc độ siêu chậm tầm 200km/h hoặc những quả bóng thám không, chứ với các tên lửa đạn đạo có tốc độ bội siêu thanh thì nó đành nằm im chịu chết.
Các hệ thống phòng không vừa ít ỏi vừa kém hiệu quả này không thể cải thiện tình hình quân đôi hoặc tăng cường an ninh. Các chuyên gia nói rằng, hai tô hơp tên lưa PAC-3 không thể bảo vệ được chỉ riêng thu đô Warsaw, nêu co mối đe dọa thực sự từ lực lượng Nga ở Kaliningrad.
Với vị thế là “một mũi dao đâm vào lòng NATO”, nằm xen giữa Ba Lan và Lithuania, có vị thế chiến lược quan trọng, trấn giữa huyết mạch trọng yếu của eo biển Baltic, Nga đã tăng cường vũ khí cực mạnh cho Kaliningrad, trong dó có các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.
Nêu phai đôi măt vơi nhưng qua tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander &’không thể đánh chặn’ của Nga; sở hữu tốc độ siêu nhanh, quỹ đạo bay khó lường và sở hữu tính năng &’tàng hình’, tấn công tới từ mọi phía, thi 2 tô hơp Patriot 3 này có lẽ sẽ bị tiêu diệt đầu tiên.
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Nga đang xây cơ sở quân sự sát "tử huyệt" của NATO?
Ảnh vệ tinh do một công ty Mỹ cung cấp cho thấy Nga dường như đang xây thêm cơ sở quân sự tại vùng Kaliningrad, ngay sát "hành lang Suwalki" (Ba Lan), khu vực được coi là "tử huyệt" của NATO tại vùng Baltic.
Ảnh chụp vệ tinh khu vực Baltiysk, Kaliningrad tháng 6/2018. (Ảnh: Planet Labs)
Defense One ngày 9/7 đăng tải hình ảnh chụp vệ tinh do công ty Planet Labs (Mỹ) cung cấp cho thấy Nga dường như đang có hoạt động xây dựng cơ sở quân sự tại khu vực Baltiysk, Kaliningrad. Đây là khu vực Nga đang đặt căn cứ của Hạm đội Baltic và 2 căn cứ không quân.
Chuyên gia Matt Hall từ tổ chức 3Gimbals (Mỹ) nhận định rằng từ tháng 3 tới tháng 6, các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự thay đổi có thể nhận biết của một số công trình tại khu vực, trong đó có khu vực kho bãi. Ông Hall cho biết các kho trên thường được sử dụng để lưu trữ pháo.
Ngoài các công trình được Nga tiếp tục xây dựng và gia cố, ông Hall còn chỉ ra các hoạt động của Moscow nằm khuất trong khu vực rừng cây che phủ. Chuyên gia này so sánh các hình ảnh chụp từ 2 thời điểm và cho rằng Nga có thể đang giải tỏa một khu vực, xây thêm 1 số công trình mới và hàng rào xung quanh. Ngoài ra, ông Mall còn chỉ ra một đường ray xe lửa trong bức ảnh, dường như có nhiệm vụ đưa những container chở hàng tới khu vực này.
Khu vực Kaliningrad rộng 227km2 giáp với Ba Lan và Lithuania, được coi là khu vực trọng yếu của Nga trong chiến lược đối phó với NATO. Nga đã triển khai dàn khí tài quân sự mạnh mẽ tới đây, bao gồm hệ thống phòng không S-400 hiện đại, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander. Năm 2016, Nga cho biết sẽ tạm thời triển khai Iskander tới Kaliningrad. Tuy nhiên, Tổng thống Lithuanian Dalia Grybauskaite cho rằng Moscow đã duy trì sự hiện diện lâu dài của tên lửa này tại khu vực.
Phía Nga cũng đã xác nhận thông tin trên, cho biết đây là động thái nhằm đáp trả hành động gia tăng hiện diện quân sự của NATO tại Đông Âu. Vào thời điểm đó, một đại diện điện Kremlin khẳng định Nga có quyền được triển khai lực lượng và khí tài quân sự trên lãnh thổ.
Trước đó, theo một báo cáo công bố ngày 18/6 của Liên đoàn Các nhà Khoa học Mỹ (FAS), Nga có thể đang cất trữ vũ khí hạt nhân tại một boong-ke ngầm dưới lòng đất mới được cải tạo gần đây ở vùng Kaliningrad.
"Các kết cấu ở khu vực cho thấy nó có thể được sử dụng cho các lực lượng không quân hoặc hải quân Nga. Nhưng cũng có thể đây là địa điểm chung, tích trữ các đầu đạn hạt nhân cho cả không quân, hải quân, lục quân, phòng không và lực lượng phòng thủ bờ biển trong khu vực", báo cáo của FAS viết.
Dù chưa rõ liệu Nga đã cất giữ các đầu đạn hạt nhân ở đây hay chưa, hay họ sẽ có kế hoạch thực hiện việc này, nhưng các chuyên gia nhận định rằng khu vực này đã được cải tạo "mạnh mẽ" hơn hẳn trong quá khứ.
Kaliningrad là một khu vực biệt lập có chủ quyền của Nga trên bờ biển Baltic, sát cạnh một dải đất rộng 65 km nối giữa Lithuania và Ba Lan mang tên "Hành lang Suwalki" (Ba Lan). Hành lang Suwalki nằm gọn trong khu vực đặt hệ thống phòng thủ trên không của Nga đặt tại Kaliningrad, một phía khác lại giáp với đồng minh Belarus của Moscow, vì vậy nó được coi là "tử huyệt" của NATO.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Nga nâng cấp kho vũ khí hạt nhân sát nách NATO? Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga có thể đã hiện đại hóa đáng kể một kho cất trữ vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad - vùng đất nhạy cảm kẹp giữa Ba Lan và biển Baltic. Theo một báo cáo công bố ngày 18-6 của Liên đoàn Các nhà Khoa học Mỹ (FAS), Nga có thể đang cất trữ vũ khí hạt...