Ba Lan khiến Bulgaria như ngồi trên đống lửa
Theo Đài phát thanh Gdansk ngày 30/5, năm chiếc tiêm kích MiG29 của Ba Lan đã phải hạ cánh khẩn xuống sân bay dân sự Gdansk do phát sinh sự cố.
Các máy bay trên bay từ Căn cứ không quân chiến thuật số 23 ở Minsk Mazowiecki, theo hướng Krulevo-Malborska. Tổng cộng, nhóm này gồm 6 máy bay chiến đấu.
Một chiếc trong số đó gặp trục trặc phải hạ cánh xuống sân bay quân sự gần Malbork. 5 chiếc còn lại buộc phải hạ cánh xuống sân bay dân sự Lech Walesa (Rebiechowo) ở Gdansk, Đài Gdansk dẫn nguồn tin từ Không quân Ba Lan cho biết.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan.
Việc tiêm kích MiG-29 của Ba Lan bất ngờ phát sinh sự cố không chỉ khiến Warszawa lo lắng mà thông tin này đang khiến Bulgaria như ngồi trên đống lửa. Được biết, hồi tháng 8/2015, sau hết hợp đồng nâng cấp với Nga, Bulgaria đã ký hợp đồng với Ba Lan để nâng cấp toàn bộ phi đội gần 20 chiếc MiG-29.
Tuy nhiên, ngay khi bản hợp đồng này được 2 bên ký kết, Nga đã cảnh báo tiêm kích MiG-29 này có thể sẽ không an toàn khi được nâng cấp bởi Ba Lan.
Khi trao đổi với Ria Novosti, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác Kĩ thuật – Quân sự Liên bang Nga, ông Anatoly Punchuk cho biết, phía Nga sẽ không thể đảm bảo tính an toàn cho chiến đấu cơ MiG-29 hiện phục vụ trong Không quân Bulgary nếu Ba Lan nâng cấp chúng.
Không quân Ba Lan nhận những chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1989-1990 (số lượng 12). Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.
Video đang HOT
Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A. Chúng đều thuộc thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29 lừng danh do Liên Xô sản xuất. Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới giai đoạn 2020-2025 mới cho nghỉ hưu.
Dù là một mẫu tiêm kích Liên Xô và không phù hợp với chuẩn NATO nhưng Ba Lan lại thường xuyên dùng MiG-29 tham dự các hoạt động tập trận chung với chiến đấu cơ tối tân của NATO.
Tiêm kích đánh chặn MiG-29 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.400km/h), bán kính chiến đấu 700km, trần bay hơn 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s. Hệ thống hỏa lực thế hệ đầu MiG-29 chỉ mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, R-27 và R-73 cùng bom hàng không không điều khiển.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Bó tay: Dân Ukraine buôn lậu...phụ tùng tiêm kích MiG-29
Một công dân Ukraine đã bị biên phòng Ba Lan bắt giữ khi đang thực hiện một chuyến hàng lậu đưa phụ tùng linh kiện tiêm kích MiG-29 đến Ba Lan.
Theo tờ Altair, đơn vị biên phòng ở Lviv mới đây đã bắt giữ một công dân Ukraine (46 tuổi) đến từ vùng Kiev khi người này đang cố gắng buôn lậu phụ tùng thay thế tiêm kích MiG-29 đến Ba Lan qua điểm Rawa Ruska trên biên giới Ba Lan - Ukraine.
Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Ba Lan, những kẻ buôn lậu người Ukraine đã sử dụng một chiếc Mercedes để đưa linh kiện tiêm kích MiG-29 gồm các cảm biến, module hệ thống lái fly-by-wire, thành phần cửa hút không khí với tổng giá trị ước tính 40.000 USD.
Hiện vẫn chưa rõ điểm đến cuối cùng của bộ linh kiện tiêm kích MiG-29 này. Tuy nhiên, sự việc đã cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý trang thiết bị quốc phòng của Ukraine.
Không loại trừ khả năng lô hàng linh kiện tiêm kích MiG-29 này được chuyển tới một trong những công ty cung cấp phụ tùng cho các tiêm kích MiG-29 hoạt động trong Không quân Ba Lan.
Không quân Ukraine hiện có trong tay 35 chiếc tiêm kích MiG-29S/UB, tuy nhiên hiện chỉ có 21 chiếc đảm bảo đủ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Việc duy trì các MiG-29 gặp không ít khó khăn do nước này tự đóng băng quan hệ hợp tác với nước Nga.
Dẫu vậy, với tiềm lực có sẵn từ thời Liên Xô, Ukraine được cho là đã tự nâng cấp các máy bay MiG-29 lên chuẩn MU1 - cải thiện hệ thống radar cho khả năng phát hiện mục tiêu tăng thêm 29% (100km với bàn cầu trước và 45km ở bán cầu sau).
Không rõ bộ linh kiện MiG-29 mà nhóm buôn lậu cố gắng tuồn vào Ba Lan có nằm trong số các máy bay MiG không hoạt động hay không.
Với Ba Lan, hiện nước này có trong tay 32 chiếc tiêm kích MiG-29A và MiG-29UB hai chỗ ngồi mua từ Đông Đức và Cộng hòa Czech từ năm 1989 và những năm sau đó. Cũng như Ukraine, Ba Lan tự tạo nên mối quan hệ căng thẳng với Nga dẫn tới việc duy trì hoạt động MiG-29 là không dễ dàng.
Phải mất nhiều năm, hãng WZL mới tự đại tu nâng cấp thành công các máy bay tiêm kích MiG-29 kéo dài thời gian sử dụng tới năm 2030.
Không những thế, Ba Lan còn trực tiếp cạnh tranh với Nga trong những thương vụ đại tu nâng cấp MiG-29. Điển hình, gần đây nước này đã ký được bản ghi nhớ với Bulgaria về việc đại tu, nâng cấp phi đội MiG-29 của nước này.
Theo_Kiến Thức
Tập đoàn máy bay MIG của Nga dọa cắt hợp đồng với Bulgaria Tập đoàn máy bay MIG của Nga và Bulgaria đang có mâu thuẫn xung quanh việc Bulgaria mua máy bay của MIG nhưng lại ký hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp công nghệ với Ba Lan. Chiến đấu cơ MIG-29 của Bulgaria - Ảnh: Không quân Mỹ Chủ tịch tập đoàn MIG, ông Yuri Korotkov đã gửi thư đến đại...