Ba Lan hiện đại hóa quân đội bằng ‘nguồn tài chính của Ukraine’
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, Ba Lan đã củng cố và tăng cường lực lượng vũ trang nước này.
Một khẩu lựu pháo tự hành AHS Krab của Quân đội Ba Lan. Ảnh: DN
Trang tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 9/6 dẫn tuyên bố từ các đại diện của chính phủ nước này cho biết, Ba Lan sẽ hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội của mình bằng cách sử dụng số tiền thu được từ việc bán thiết bị cho Ukraine theo một thỏa thuận giữa hai nước.
Theo đó, tại một hội nghị của nhà máy sản xuất thiết bị quân sự ở Stalowa Wola, Ba Lan, Thủ tướng Mateusz Morawiecki và Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak đã vạch ra kế hoạch hiện đại hóa sản xuất thiết bị quân sự của Ba Lan nhằm giúp nước này độc lập trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với các nước khác.
Ông Morawiecki gọi thỏa thuận mới giữa Ba Lan và Ukraine là “hợp đồng vũ khí lớn nhất trong ba thập kỷ qua”, nói thêm rằng vũ khí của Ba Lan sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Video đang HOT
“An ninh là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Đó là lý do tại sao hôm nay chúng tôi đã khởi động một chương trình đầu tư hàng tỷ euro vào các loại vũ khí tối tân”, Thủ tướng Morawiecki tuyên bố.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng nước này nhấn mạnh tầm quan trọng của pháo binh trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Blaszczak cho biết mục đích tăng cường sản xuất quân sự của Ba Lan là để đa dạng hóa kho vũ khí của nước này, đặc biệt là đa dạng hóa các phương tiện chiến đấu và lực lượng pháo binh.
Nhân dịp này, các đại diện của chính phủ Ba Lan cũng thông báo rằng quân đội nước này chuẩn bị sản xuất xe chiến đấu bộ binh ‘Borsuk’ mới. Theo họ, sự hiện đại của quân đội Ba Lan nhằm tăng cường tiềm lực răn đe đối với các đối thủ tiềm tàng.
Trước đó ngày 7/6, Ba Lan và Ukraine đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 650 triệu USD để cung cấp pháo tự hành Krab cho Kiev. Số tiền này một phần do EU hỗ trợ và một phần từ ngân sách của Ukraine.
Kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, Ba Lan đã chuyển giao một số lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến đấu, bao gồm 230 xe tăng T-72M/T-72M1R, 40 xe chiến đấu bộ binh bọc thép BWP-1, 20 khẩu pháo tự hành 122mm BM-21MLRS (Multiple Launch Rocket System) và nhiều máy bay không người lái UAV FlyEye do công ty WB Electronics của Ba Lan sản xuất cùng 100 tên lửa không đối không R-73.
Iran tấn công 'căn cứ khủng bố' trên đất Iraq
Theo truyền thông nhà nước Iran, lực lượng Vệ binh cách mạng Iran đã tấn công "các căn cứ khủng bố" tại thành phố Erbil của Iraq ngày 11-5.
Hiện chính quyền Baghdad chưa lên tiếng về vụ việc.
Pháo tự hành 122mm của Iran - Ảnh chụp màn hình
"Chưa có thương vong nào được ghi nhận tính tới thời điểm hiện tại", Hãng thông tấn Tasnim của Iran thông báo sau đợt tấn công. Theo Tasnim, các cuộc tấn công do pháo binh thực hiện.
Còn theo truyền thông Iraq, đạn pháo rơi xuống khu vực Sidekan gần biên giới Iran - Iraq và cách thủ phủ Erbil gần 100km. Một quan chức địa phương giấu tên cho biết đạn pháo của Iran vẫn thỉnh thoảng rơi xuống khu vực.
Đây là lần thứ hai Iran phát động một cuộc tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ Iraq tính từ đầu năm nay. Hồi tháng 3 rồi, lực lượng Vệ binh cách mạng Iran cũng nhắm vào Erbil.
Truyền thông nhà nước Iran khi đó cho biết các mục tiêu bị nhắm tới là "những trung tâm chiến lược của Israel".
Theo Hãng tin Reuters, vụ tấn công dường như là một hành động mang tính trả đũa, do trước đó Israel đã tiến hành các cuộc không kích khiến nhiều binh sĩ Iran thiệt mạng ở Syria.
Thành phố Erbil là thủ phủ của khu tự trị Kurdistan nằm dưới sự quản lý của người Kurd Iraq. Mối quan hệ bạn - thù chằng chéo giữa các nước trong khu vực khiến những vụ nước này tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ nước khác không phải hiếm.
Trong vụ tấn công của Iran hồi tháng 3, chính quyền Kurdistan khẳng định "mục tiêu Israel" như Tehran nói chỉ là các khu dân cư và kêu gọi cộng đồng quốc tế mở một cuộc điều tra độc lập.
Những lý do đặc biệt khiến Đức không chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine Những chỉ trích nhằm vào Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã không ngừng tăng lên về việc trì hoãn và không thực hiện cam kết gửi vũ khí hạng nặng tới Ukraine. Phương tiện chiến đấu Mardar của quân đội Đức, Ảnh: DPA Theo báo Deutsche Welle mới đây, Chính phủ Đức đã liệt kê một số lý do khiến nước này không...