Ba Lan đầu tư mạnh cho hải quân
Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Ba Lan sẽ giành khoảng gần 300 triệu USD để mua sắm tàu thuyền và vũ khí hải quân
Hải quân Ba Lan đã đặt vấn đề mua hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ trên bờ, thuộc hệ thống tên lửa tấn công hải quân (NSM) của công ty hệ thống quốc phòng Kongsberg (Kongsberg Defense Systems) nhằm ứng phó với những nguy hiểm tiềm tàng ở khu vực biển Baltic và nâng cao khả năng phòng thủ bờ biển của lực lượng hải quân. Đợt mua sắm này chủ yếu để tăng cường khả năng tác chiến cho các chiến hạm mới của hải quân Ba Lan.
Hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ trên bờ, thuộc hệ thống tên lửa tấn công hải quân (NSM)
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa này nằm trong kế hoạch mua sắm trang, thiết bị của hải quân Ba Lan, họ còn dự định từ nay đến năm 2020 sẽ mua thêm 2 tàu ngầm và 2 chiến hạm mặt nước tối tân, trước năm 2026 sẽ mua tiếp chiếc thứ 3. Ngân sách cơ bản của hải quân Ba Lan năm 2013 sẽ tăng hơn 6% so với năm ngoái, đạt mức 221 triệu USD. Bộ quốc phòng Ba Lan còn dự định từ nay đến trước năm 2030, mỗi năm sẽ phân bổ ngân sách 291,8 triệu USD để mua sắm tàu chiến và vũ khí hải quân.
Hệ thống tên lửa mới này được nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa bờ đối hạm Penguin, nó được xếp vào thế hệ tên lửa tấn công chính xác tầm xa thế hệ thứ 5. Loại tên lửa này có tính năng tàng hình rất tốt, sử dụng thiết bị tìm kiếm ảnh hồng ngoại và thiết bị tự động nhận dạng mục tiêu (ATR), có ngòi nổ được lập trình để tự động tấn công chiến hạm của địch
Theo ANTD
Lục quân Thái Lan chuyển hướng sang xe tăng Ukraina
Trước đây, nòng cốt của lực lượng tăng - thiết giáp Thái Lan là các sản phẩm được nhập khẩu từ phương Tây, nhưng hiện nay họ đang chuyển hướng sang các nhà thầu Ukraina.
Theo tin của tạp chí "Lục quân" Mỹ, phía Ukraina đã thông báo, căn cứ vào điều khoản quy định, Ukraina sẽ bàn giao trước cho lực lượng lục quân Thái Lan 5 xe tăng chủ lực T-84 "Oplot" vào tháng 5-2013 để phục vụ công tác huấn luyện, còn lại 50 xe tăng chiến đấu sẽ được bàn giao xong cho lục quân Thái trong năm 2015.
Xe tăng T-84 "Oplot" của Ukraina xuất hiện lần đầu tiên tại triển lãm Quốc phòng quốc tế Abu Dhabi (các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE) năm 2011 và đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Lục quân Thái Lan đặt mua tổng cộng 200 xe tăng loại này và hiện đang kiến nghị với chính phủ Ukraina đẩy nhanh tốc độ thực hiện hợp đồng trước hạn.
Xe tăng T-84 "Oplot" của Thái đang thử nghiệm tính năng trên sông
Gần đây, sau các cuộc khảo nghiệm tính năng thực tế trên chiến trường, Bộ tư lệnh lục quân Thái cho biết, xe tăng chủ lực T-84 "Oplot" có hệ thống hỏa lực rất mạnh và khả năng tác chiến linh hoạt, nó sẽ giúp nâng cao năng lực xuyên phá và chế áp hỏa lực cho lực lượng bộ binh Thái Lan.
Hiện nay, nòng cốt của lực lượng tăng - thiết giáp Thái Lan là các loại xe của phương Tây có giá thành tương đối cao, trong khi đó giá cả của T-84 lại tương đối "mềm". Tuy vậy T-84 có một nhược điểm là hệ thống nạp đạn tự động của nó chỉ sử dụng được khi xe tác chiến trong điều kiện đứng yên nên khi xe tăng vừa hành tiến vừa bắn thì pháo thủ lại phải nạp đạn bằng tay.
Lục quân Thái đang đề nghị nhà thầu Ukraina cải tiến lại hệ thống nạp đạn tự động hoàn thiện hơn cho các lô hàng sau.
Theo ANTD
Patriot-3 của Mỹ "quá lạc hậu" so với S-500 của Nga Với tính năng đánh chặn cùng lúc 10 quả tên lửa đạn đạo ở tầm cao, tầm xa siêu việt của mình, S-500 đã khiến hệ thống tên lửa lưỡng dụng phòng không và phòng thủ tên lửa Patriot -3 (PAC-3) của Mỹ đã trở thành "quá lỗi thời". Russian Aviation News vừa đưa một thông tin khiến nhiều người chú ý là...