Ba Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào mùa Hè năm nay
Thứ trưởng Y tế Ba Lan Waldemar Kraska ngày 8/3 công bố mục tiêu đến mùa Hè năm 2021 nước này hoàn thành tiêm chủng cho 60% đến 70% dân số, mặc dù thừa nhận tại thời điểm này khó có thể khẳng định có thực hiện thành công mục tiêu này hay không.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer- BioNTech cho người dân tại Szczecin, Ba Lan, ngày 30/12/2020. Ảnh: PAP/ TTXVN
Trả lời đài phát thanh Ba Lan, ông Kraska bày tỏ hy vọng chương trình tiêm chủng sẽ nhanh chóng được mở rộng đến nhóm người trong độ tuổi lao động từ 30-40, trước khi kết thúc quý II/2021.
Theo thống kê mới nhất, đã có 3,9 triệu người Ba Lan được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó có 1,4 triệu người được tiêm 2 mũi theo khuyến nghị.
Tính đến nay, Ba Lan đã ghi nhận 1,8 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 và 45.317 người tử vong do mắc COVID-19. Hiện Ba Lan vẫn duy trì lệnh phong tòa tại một số tỉnh thành do số ca nhiễm mới tăng.
* Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trang tin hungarytoday.hu dẫn thông báo của Quốc vụ khanh phụ trách truyền thông quốc tế của Hungary, Zoltán Kovács cho biết số người được tiêm chủng ngừa COVID-19 ở nước này đã vượt 1 triệu người vào tối 7/3, bao gồm 100.000 người được tiêm cuối tuần qua.
Ông Kovács cho biết, việc tiêm chủng cho những người đăng ký đang được triển khai đồng bộ với kế hoạch tiêm chủng quốc gia của chính phủ. Tỷ lệ tiêm chủng của Hungary cao thứ 2 trong Liên minh châu Âu (EU) và có cơ hội trở thành nước dẫn đầu tính theo tỷ lệ dân số.
Theo Chính phủ Hungary, cuối tuần qua, nước này đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng lớn nhất kể từ khi bùng phát dịch COVID-19. Ngoài số vaccine được mua thông qua EU, Hungary cũng đang sử dụng vaccine Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik V của Nga, chương trình tiêm chủng của nước này nhanh hơn các nước khác trong khu vực.
Video đang HOT
* Ngày 8/3, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn dự kiến nước này sẽ tiếp nhận trên 63 triệu liều vaccine trong quý II/2021.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn truyền thông Đức đưa tin trong tổng số vaccine nước này nhận trong quý II/2021 sẽ có 40,2 triệu liều vaccine của BioNTech/Pfizer, 6,4 triệu liều từ công ty Moderna của Mỹ và 16,9 triệu từ công ty AstraZeneca của Anh/Thụy Điển. Ngoài số vaccine trên, Đức dự kiến có thêm những loại vaccine khác được EU cấp phép sử dụng, trong đó có vaccine Johnson & Johnson.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính liên bang Đức Olaf Scholz trước đó thông báo trong những tháng tới, Đức sẽ đẩy mạnh năng lực tiêm chủng và có thể sớm tiến hành tiêm được tới 10 triệu liều mỗi tuần. Bộ trưởng y tế liên bang và các bang của Đức nhất trí từ tháng 4 tới sẽ bắt đầu triển khai việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại các phòng khám được ủy quyền, trong khi các trung tâm tiêm chủng vẫn tiếp tục hoạt động với những lịch tiêm được đăng ký.
Theo các chuyên gia, để đạt được mức tiêm chủng 10 triệu liều/tuần, các trung tâm tiêm chủng phải thực hiện trung bình 550.000 mũi/ngày trong khi các phòng khám và bệnh viện phải thực hiện 7 triệu mũi/tuần.
Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) ngày 8/3 cho biết, kể từ khi bắt đầu tiêm chủng cuối tháng 12/2020 đến nay, Đức mới thực hiện tiêm đủ 2 mũi vaccine cho khoảng 3% dân số, tức là khoảng 2,5 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi. Ngoài ra, khoảng 6,2% dân số đã được tiêm 1 mũi, tứ là khoảng 5,2 triệu dân. Đức đang thực hiện trung bình khoảng 203.000 mũi tiêm/ngày. Ngày cao điểm nhất là hôm 3/3 vừa qua thực hiện được 235.912 mũi tiêm.
* Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 9/3 khẳng định chính phủ nước này vẫn đang bám sát mục tiêu hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân vào cuối tháng 10 tới, mặc dù tiến trình tiêm chủng cho đến nay chưa đạt mục tiêu đề ra ban đầu.
Các số liệu mới nhất cho thấy có gần 86.500 người dân Australia đã được tiêm chủng liều đầu tiên sau 2 tuần triển khai chiến dịch, bắt đầu từ ngày 22/2. Mục tiêu được Chính phủ Australia đề ra ban đầu là 80.000 người được tiêm mỗi tuần.
Australia sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng vaccine của AstraZeneca sản xuất trong nước từ ngày 22/3, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng trên cả nước.
Italy, Ba Lan chỉ trích Pfizer chậm cung ứng vaccine COVID-19
Ngày 25/1, Chính phủ Italy đã gửi thư thông báo chính thức tới hãng dược Pfizer (Mỹ), kêu gọi hãng này tôn trọng cam kết cung ứng vaccine COVID-19 theo hợp đồng.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech . Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Văn phòng Ủy viên đặc biệt của chính phủ Italy nêu rõ: "Văn phòng Tổng công tố nhà nước đã gửi thông báo chính thức tới hãng Pfizer, yêu cầu tuân thủ nghĩa vụ trong hợp đồng liên quan tới việc chậm cung ứng vaccine phòng COVID-19". Tuyên bố cho biết ủy ban này trong những giờ tới sẽ quyết định cần áp dụng những biện pháp đối phó nào.
Trước đó, ngày 23/1, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho rằng việc chậm chễ cung ứng vaccine vi phạm nghiêm trọng hợp đồng và gây thiệt hại cho Italy và các quốc gia khác trong Liên minh châu Âu. Ông cho biết Chính phủ Italy sẽ sử dụng tất cả các công cụ pháp lý có thể để làm việc với các hãng dược này.
Theo các nguồn tin thân cận với vấn đề này ở Italy, nếu Pfizer không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, hãng này có thể bị cáo buộc vi phạm hợp đồng ký với EU, đại diện của các nước thành viên. Pfizer sẽ có thời gian tối đa là một tuần để phản hồi về vấn đề này.
Hôm 15/1, hãng Pfizer thông báo tiến độ chuyển giao vaccine tới các nước thành viên EU sẽ chậm lại do thay đổi trong khâu sản xuất nhằm tăng sản lượng vaccine. Hãng dược AstraZeneca cũng thông báo với EU rằng sẽ giảm 60% lượng vaccine cung cấp cho khối này do gặp vấn đề về sản xuất.
Việc các hãng dược cung ứng chậm vaccine khiến Italy phải cắt giảm 2/3 số liều tiêm vaccine mỗi ngày. Theo số liệu của nhà chức trách Italy, số liều vaccine COVID-19 sử dụng mỗi ngày tại Italy đã giảm còn khoảng từ 20.000 đến 25.000 liều/ngày so với mức đỉnh điểm hơn 90.000 liều tiêm trong 2 tuần qua.
Trong khi đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết việc cung ứng chậm vaccine của hãng Pfizer đã làm chậm tiến độ phòng chống dịch COVID-19 của nước này.
Phát biểu trên tờ The Financial Times số ra ngày 25/1, ông Duda cho biết việc hãng Pfizer giảm nguồn cung đã gây ra vấn đề cho toàn bộ những nước đã ký hợp đồng mua vaccine của hãng này, đặc biệt là về tài chính. Ông ước tính chi phí cho nỗ lực phòng chống dịch ở nước này lên tới ít nhất 1 tỷ zloty (khoảng 267,4 triệu USD)/ngày.
Trước đó, ngày 22/1, người phát ngôn chính phủ Ba Lan Piotr Muller cho biết nước này sẽ cân nhắc tới các biện pháp pháp lý nếu Pfizer không giao số lượng vaccine đúng như hợp đồng.
Trong bối cảnh các nước trên thế giới đang nỗ lực kiềm chế dịch COVID-19 lây lan, công tác tiêm phòng đang diễn ra ở một số nước sử dụng những vaccine đã được phê chuẩn. Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 237 ứng cử viên vaccine khác vẫn đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó có 64 vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ở các nước như Đức, Trung Quốc, Nga, Anh và Mỹ.
Cùng ngày, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết nước này đã nhất trí mua 24 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga. Nhà lãnh đạo Mexico thông báo như trên sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mexico đã bắt đầu chương trình tiêm phòng COVID-19 vào ngày 24/12/2020 sử dụng vaccine của hãng Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn chế, Mexico cũng cấp phép sử dụng đối với vaccine của hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) sản xuất, và ký một thỏa thuận hợp tác với Argentina cùng sản xuất vaccine này. Trong khi đó, vaccine Sputnik V chưa được cơ quan quản lý dược phẩm Mexico phê duyệt sử dụng.
Nhiều nước châu Âu ghi nhận thêm hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 mới Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại "điểm nóng" châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp khi nhiều nước ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Szczecin, Tây Bắc Ba Lan ngày 24/10/2020. Ảnh: PAP/TTXVN Ngày 7/11, Ba Lan thông báo có thêm 27.875 ca mắc và...