Ba Lan – Cường quốc quân sự mới của châu Âu?
Nhu cầu cấp bách hiện đại hóa quân sự của Ba Lan đến từ các hiệp ước bị phá vỡ và nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu ở châu Âu.
Ba Lan đã đặt mua 500 HIMARS từ Mỹ. Ảnh: Quân đội Mỹ
Bình luận trên trang Geopoliticalmonitor.com mới đây, học giả Julian McBride cho rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine đã tạo ra sự thay đổi lớn ở châu Âu. Là lục địa mà nhiều quốc gia vốn cắt giảm chi tiêu quân sự sau Chiến tranh Lạnh , các chính phủ châu Âu tìm cách tái quân sự hóa , nhận ra rằng mối đe dọa giao tranh vẫn tồn tại trong tương lai gần. Một trong những quốc gia châu Âu đó là Ba Lan đang trên đà trở thành cường quốc quân sự phi hạt nhân lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu.
Theo ông McBride, việc tái quân sự của Ba Lan không chỉ dựa trên vấn đề chuẩn bị cho các mối đe dọa tiềm tàng, mà còn phản ánh nhu cầu không muốn dựa vào những cam kết bảo vệ Warsaw từ các cường quốc khác trước đây.
Trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ba Lan đã bắt tay vào việc mua sắm lô hàng vũ khí thông thường của Mỹ lớn nhất trong lịch sử. Vào tháng 3, Warsaw đã ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 4,75 tỷ USD, củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.
Sau khi xung đột nổ ra, liên quan đến pháo MLRS (pháo phản lực bắn loạt tầm xa) và tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm , Ba Lan cũng đã đề nghị mua thêm 6 hệ thống Patriot vào cuối tháng 5. Bên cạnh đó, Ba Lan cũng đã ký hợp đồng mua sắm xe tăng lớn nhất từ trước đến nay, đặt hàng 250 xe tăng M1 Abram của Mỹ.
Video đang HOT
Khi bối cảnh địa chính trị trở nên phức tạp hơn, Ba Lan tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Điều này bao gồm một khoản mua vũ khí lớn từ tập đoàn công nghệ quân sự khổng lồ Hàn Quốc, với 180 xe tăng K2 sẽ được chuyển giao vào năm 2024 và 400 chiếc khác vào năm 2030. Ngoài ra, Ba Lan cũng mua 48 máy bay tấn công hạng nhẹ FA50, 1.400 xe chiến đấu bộ binh (IFV) và thêm 670 pháo tự hành K9.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Blaszczak tuyên bố nước này sẽ tăng lực lượng tại ngũ lên 400.000 quân với mức tăng ngân sách lên 3% GDP cho quốc phòng.
Có thể cho rằng khoản đầu tư quốc phòng hàng đầu mà Ba Lan thực hiện là mua 500 HIMARS (hệ thống pháo phản lực cơ động cao) từ Mỹ. Hệ thống này đã trở thành yếu tố “thay đổi cuộc chơi” đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt trong việc tấn công các mục tiêu chính như kho nhiên liệu, kho đạn và các trung tâm chỉ huy và điều khiển.
HIMARS cũng đã tìm ra cách để vượt qua hệ thống chống tên lửa S-400 nổi tiếng của Nga, do đó nó được coi là có thể mang lại lợi thế cho các thành viên NATO trong trường hợp xảy ra xung đột ở tương lai.
Ba Lan cũng đặt mua 180 xe tăng K2 từ Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Quyết tâm hiện đại hóa quốc phòng của Ba Lan không chỉ bắt nguồn từ tình hình địa chính trị của châu Âu, mà còn từ quá khứ của Warsaw khi bị “phản bội” bởi các siêu cường, vốn đã “hứa” bảo vệ nước này, nhưng không bao giờ thực hiện.
Về bối cảnh địa chính trị, xung đột Nga – Ukraine đã đặt Ba Lan vào thế bấp bênh, vì Ukraine không chỉ ngày càng là đồng minh thân thiết của Warsaw mà còn là vùng đệm chính có thể ngăn ngừa một cuộc tấn công khác của Moskva sang Đông Âu.
Xét về vấn đề lịch sử, trong khi Tây Âu trong lịch sử coi các mối đe dọa đối với Đông và Trung Âu là tương đối nhỏ và có thể giải quyết được bằng ngoại giao, thì Ba Lan và các nước Baltic vẫn phải chịu đựng những “vết sẹo” của các chính sách xoa dịu kiểu “Chamberlain” (chính sách nhượng bộ về chính trị và ngoại giao nhằm tránh xung đột xảy ra).
Ngày nay, Đông Âu có lẽ sẽ không mất cảnh giác, vì khả năng phòng thủ của Ba Lan cũng đóng vai trò như một lá chắn cho khu vực Baltic. Warsaw đã củng cố quan hệ với Vilnius và ủng hộ lệnh cấm quá cảnh của Litva đến Kaliningrad trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Belarus ngày càng gia tăng. Những biểu hiện quan trọng về sự ủng hộ này hoàn toàn trái ngược với một số cường quốc khác của EU, vốn chọn biện pháp xoa dịu.
Cùng với việc tăng cường năng lực để củng cố tuyến phòng thủ đến tận Baltic, Ba Lan cũng đã cho phép sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ và tìm kiếm mối quan hệ ngày càng tăng với quân đội Anh.
Ông ông McBride cho rằng, khi nhiều quốc gia hiện đang tìm cách củng cố quốc phòng – Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha và các nước vùng Baltic – Ba Lan đã đi đầu trong những nỗ lực này, tự coi mình là tiền tuyến phòng thủ của châu Âu. Với những bi kịch của lịch sử vẫn còn hằn sâu trong ký ức, có vẻ như Ba Lan sẽ không mất cảnh giác một lần nữa.
Hai thành viên EU phản đối kế hoạch cắt giảm khí đốt
Ba Lan và Hungary đã phản đối kế hoạch giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU), hãng tin Reuters dẫn tài liệu do Cộng hòa Czech, nước đang chủ trì các cuộc đàm phán trong khối, đưa ra.
Vào tuần trước, các quốc gia thành viên EU đã nhất trí kế hoạch cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt để lấp đầy kho dự trữ trong bối cảnh lo ngại về khả năng Nga sẽ cắt nguồn cung. Hôm 5/8, Hội đồng EU đã thông qua kế hoạch này. Cuộc bỏ phiếu chỉ yêu cầu 15 trong số 28 thành viên chấp thuận để thông qua thoả thuận này.
Ngay từ đầu, Hungary, quốc gia đang đàm phán với Nga để đảm bảo nguồn cung khí đốt nhiều hơn, đã phản đối kế hoạch này. Theo tài liệu do Reuters thu thập được, Budapest đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của kế hoạch, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của đất nước.
Trong khi đó, Ba Lan ban đầu đồng ý cắt giảm lượng tiêu thụ, nhưng hôm 5/8 đã bỏ phiếu phản đối kế hoạch này. Theo Warsaw, kế hoạch trên không đủ cơ sở pháp lý và cho rằng quyết định ảnh hưởng đến tình hình năng lượng của các nước EU cần được đưa ra với sự chấp thuận nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên.
Kế hoạch phân bổ mới của EU đề nghị toàn bộ các quốc gia EU tự nguyện cắt giảm 15% khí đốt vào mùa đông tới. Tuy nhiên, thoả thuận cho phép miễn trừ trong một số trường hợp cụ thể của một số quốc gia thành viên, chẳng hạn như những nước không có kết nối với mạng lưới khí đốt hoặc lưới điện của các quốc gia thành viên khác. Ngoài ra, các thành viên có thể yêu cầu nới lỏng các điều kiện nếu các ngành công nghiệp quan trọng chiến lược của họ phụ thuộc nhiều vào khí đốt.
Châu Âu tiếp nhận hơn 6,3 triệu người tị nạn Ukraine từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính từ ngày 24/2-3/8, tổng cộng hơn 6,3 triệu người tị nạn từ Ukraine đã đến các nước châu Âu, trong đó hơn 3,7 triệu người đã được đăng ký trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ và bảo vệ của các nước. Người dân chờ tàu tới Ba Lan tại nhà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối phó UAV trong chiến tranh hiện đại

Vụ án xuyên biên giới suốt 20 năm chưa dứt

Hamas đồng ý đề xuất ngừng bắn của Mỹ tại Dải Gaza

Trung Quốc thông báo tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông

Tổng thống Indonesia đặt điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel

Cá hộp - Chỉ báo mới của nền kinh tế Mỹ?

Thông tin mới nhất từ Liên bang Nga và Ukraine về đàm phán hòa bình

Quan chức Mỹ tiết lộ hành động tiếp theo nhằm vào các trường đại học

Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa, nhằm vào máy bay chở thành viên Houthi

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu đối mặt với rào cản tài chính và chính trị

Quan chức Ukraine chia sẻ cảm giác bị 'lạnh nhạt' tại Hội đồng Nghị viện NATO

EU tiến gần mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030
Có thể bạn quan tâm

Bà ngoại bất ngờ khi được cháu gái nhỏ tặng cành hoa, nhưng chi tiết đáng sợ phía sau khiến các bậc phụ huynh tranh cãi
Netizen
21:04:07 28/05/2025
Có 1 người la hét thất thanh, làm náo loạn concert SOOBIN, đòi "trả tiền" mà không ai dám cãi
Sao châu á
20:59:17 28/05/2025
Người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Thanh Hóa
Tin nổi bật
20:57:09 28/05/2025
Động thái "trả đũa" của nữ thần tượng bị chê "giả nai" nhất Kpop
Nhạc quốc tế
20:48:20 28/05/2025
Thông báo nóng của Đoàn Di Băng sau khi cơ quan chức năng vào cuộc
Sao việt
20:10:42 28/05/2025
Cuộc họp Nội các cuối cùng trước ngày bầu cử tổng thống Hàn Quốc

Đề nghị án nghiêm khắc với cựu Phó Vụ trưởng gợi ý doanh nghiệp hối lộ 14,2 tỷ
Pháp luật
18:43:34 28/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 45: Đại trêu chọc khiến Việt, Chi ngượng chín mặt
Phim việt
18:20:48 28/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm ngày hè 4 món thanh mát
Ẩm thực
18:17:49 28/05/2025
Viktor Gyokeres khó sang Arsenal vì 'nóc nhà' xinh đẹp đưa ra tuyên bố cứng
Sao thể thao
17:59:13 28/05/2025