Ba Lan cấp giấy phép cư trú nhiều nhất cho người nước ngoài trong EU
Vượt qua Đức, Anh và Pháp, Ba Lan trở thành nước cấp giấy phép cư trú lần đầu cho người nước ngoài nhiều nhất trong Liên minh châu Âu trong năm 2018.
Theo báo cáo mới đây của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), Ba Lan đã cấp giấy phép cư trú cho 635.000 công dân ngoài Liên minh châu Âu năm 2018, chiếm khoảng 20% trong tổng số người nước ngoài được cấp phép trong khối. Đứng sau Ba Lan lần lượt là Đức (544.000 người), Vương quốc Anh (451.000), Pháp (265.000), Tây Ban Nha (260.000), Italia (239.000) và Thụy Điển (125.000).
Ảnh minh hoạ.
Eurostat cũng cho hay Ba Lan đứng đầu danh sách các nước cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, với 328.000 trường hợp năm 2018, chiếm 37% trong tổng số giấy phép được ban hành cho mục đích lao động và cư trú trong EU.
Video đang HOT
Tổng cộng có 527.000 công dân Ukraina nhận giấy phép cư trú tại 28 quốc gia thành viên EU trong năm 2018, trở thành nhóm công dân nước ngoài lớn nhất được cấp phép trong EU. Trong số này, 78% được cấp tại Ba Lan.
Trong khi đó, Bộ Lao động Ba Lan cho biết nước này đã cấp giấy phép lao động cho khoảng 100.000 người nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2019, trong đó 1/3 là công dân các nước châu Á như Nepal, Ấn Độ, và Bangladesh./.
Theo PV/VOV-Trung Âu
Thảm kịch 39 người chết ở Anh có thể đoán trước
Thảm kịch 39 thi thể được tìm thấy trong thùng xe công-ten-nơ ở Essex, Anh là có thể đoán trước mọi người vì không rút ra bài học từ những sự việc tương tự xảy ra trước đó.
Tiến sĩ Patricia Hynes, thuộc Đại học Bedfordshirer, một chuyên gia về di trú cưỡng bức tin rằng những cái chết trên là có thể dự báo do chính sách nhập cư hiện thời ở Anh.
Nói với Wales Online, bà Hynes cho hay: "Hiện thời, những người muốn trốn ngược đãi, chiến tranh, bạo lực để đến một quốc gia an toàn, chỉ có vài lộ trình để lựa chọn.
Tại Anh, việc lập pháp cũng như các chính sách trong hơn hai thập niên qua đã hạn chế khả năng những người cần giúp đỡ có thể tới đây theo cách an toàn và hợp pháp. Chỉ có một lộ trình duy nhất thì nó lại không an toàn, đó chính là con đường mà người lớn và trẻ nhỏ khi chọn sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Các loại tai nạn đều có thể dự báo do môi trường chính sách và lập pháp buộc những người muốn tới Anh phải chọn cách cực kỳ nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp xảy ra, những vụ việc mà chúng ta có thể rút ra bài học từ đó và thay đổi môi trường chính sách hiện thời để tránh cho những thảm kịch đó xảy ra. Tuy nhiên, không ai muốn rút ra bài học".
Theo chuyên gia này, nhiều người được đưa lậu vào Anh rồi sau đó phải làm việc như nô lệ.
Đơn vị ngăn chặn nô lệ thời hiện đại thuộc sở cảnh sát Gwent cho hay, cho tới giờ, xe tải là phương tiện mà những kẻ buôn người ưa dùng nhất để vận chuyển nạn nhân vào Anh.
Rafael Bolewski, một lái xe tải ở Ba Lan cho hay, anh ta thường dùng cảng ở Fishguard và Holyhead. Kể với Guardian, tài xế này cùng nhiều đồng nghiệp muốn giấu tên khác cho hay, tại các cảng Welsh, việc kiểm soát diễn ra không thường xuyên.
"Nếu bạn là một tài xế đông Âu, thường bạn sẽ bị kiểm tra kỹ hơn, song thông thường là họ không kiểm tra. Họ chỉ xem liệu niêm phong sau xe có bị rách không, rồi họ kiểm tra giấy tờ và cho qua. Tại các bến phà của Ireland, các nhân viên chỉ hỏi tài xế sau xe có gì và rồi bạn sẽ được đi qua. Không thêm gì. Đôi khi người di cư sẽ bị khóa trong thùng xe nhưng họ không biết". Rafael nói, trong suốt 17 năm lái xe, xe của anh ta chỉ bị kiểm tra kỹ lưỡng đúng 2 lần.
Theo các chuyên gia, buôn người là một vấn đề lớn, toàn cầu và rất phức tạp, không có cách nào có thể giải quyết tận gốc. Việc này còn khó khăn hơn vì những kẻ buôn người rất dễ thay đổi theo hoàn cảnh.
Kể từ khi trại di cư Calais bị đóng cửa cách đây ba năm và các biện pháp an ninh được tăng cường ở Dover và đường hầm qua eo biển Manche, những kẻ buôn người đã chuyển sang các cảng biển khác và không có cảng biển nào của Anh là không có dấu chân của các băng nhóm này.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Bảo vệ trại tử thần của Đức Quốc xã bị xét xử tội giết người hàng loạt Bruno Dey, 93 tuổi, cựu bảo vệ trại tập trung Stutthof ở Ba Lan của Đức Quốc xã vừa ra hầu tòa để bị xét xử vì tội đồng lõa trong vụ giết hại 5.230 người trong khoảng thời gian từ tháng 8/1944 đến tháng 4/1945. Trại tập trung Stutthof Một công tố viên tuyên bố, Dey bị buộc tội vì đã đóng...