Ba Lan ‘bật đèn xanh’ cho Mỹ mở rộng căn cứ không quân trên khu rừng quý
Quân đội Mỹ muốn sử dụng diện tích một khu rừng rộng lớn ở Ba Lan được biết tới là khu bảo tồn các loài động vật quý hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng để mở rộng một căn cứ không quân hiện tại.
Theo các tài liệu RT thu thập được, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch loại bỏ 38,18 ha rừng phòng hộ để xây dựng một khu bảo dưỡng xung quanh Căn cứ không quân Powidz ở miền trung Ba Lan. Tất cả các cây thuộc phần diện tích rừng này sẽ bị chặt hạ cho tới trước cuối tháng 2/2019.
Theo RT, khu rừng mà Washington đang nhắm được Liên minh châu Âu bảo vệ đặc biệt theo chương trình Natura 2000. Chương trình này được lập ra để bảo vệ các khu vực sinh sản và bảo tồn của các động vật quý hiếm đang bị đe dọa.
Mỹ đang lên kế hoạch chặt hạ cánh rừng quý ở Ba Lan để mở rộng căn cứ không quân. (Ảnh: Global Look Press)
Mặc dù tầm quan trọng đã được quốc tế công nhận của khu rừng, chính phủ Ba Lan vẫn “bật đèn xanh” để Mỹ phá bỏ các cánh rừng. RT cho biết, Ủy ban Cơ sở hạ tầng Quân sự Ba Lan đã đệ đơn yêu cầu đưa một phần của khu rừng ra khỏi Natura 2000. Giấy phép đã được cấp cách đây 6 tháng.
Nhiều chuyên gia cho rằng lý do khiến Warsaw cho phép Lầu Năm Góc phá diện tích rừng trong nước là để “cải thiện an ninh châu Âu” và chứng minh một phần nghĩa vụ của Ba Lan trong liên minh của nước này với Mỹ.
Giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường khu vực Poznan hồi tháng 8 trong một lá thư cho rằng việc chặt cây theo yêu cầu của Mỹ phải được triển khai vì lợi ích bao quát chung của cộng đồng và đặt lên trên mục tiêu bảo vệ chính trong chương trình Natura 2000.
Tuy nhiên, ông này thừa nhận việc chặt hạ các cánh rừng sẽ có tác động lớn tới việc bảo vệ các loài động vật đang bị đe dọa. Hơn 30 loài chim làm tổ trong hốc cây sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định này.
Chính phủ Ba Lan sẽ phải bỏ ra một khoản 4,5 triệu USD để bồi thường cho việc khu rừng bị loại bỏ vĩnh viễn cũng như một khoản phí thường niên phải trả trong 10 năm.
Theo RT, việc Warsaw để Mỹ mở rộng căn cứ là một nỗ lực chống lại các mối đe dọa từ Nga. Ba Lan với tư cách là một nước thành viên NATO sẵn sàng chi 2 tỉ USD để Mỹ triển khai quân đội thường trực trên lãnh thổ của mình.
EU trong khi đó lại không mấy mặn mà với ý tưởng để Mỹ mở rộng căn cứ trên khu rừng quý nhưng cũng không thể làm gì để ngăn chặn điều này xảy ra.
(Nguồn: RT)
Video đang HOT
SONG HY
Theo VTC
Mỹ lấn át, Nga đi nước cờ cao tay
Chuyên gia Nga cảnh báo Mỹ dựa vào Ba Lan không chỉ đe dọa Nga mà còn thách thức các nước lãnh đạo truyền thống ở châu Âu.
Điểm mù Ba Lan
Trước những động thái của Mỹ đẩy nhanh việc thành lập căn cứ quân sự của nước này tại Ba Lan, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố căn cứ này là nguy cơ đe dọa đối với Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko - từng là Đại sứ Nga tại NATO - cũng cáo buộc kế hoạch lập căn cứ quân sự Mỹ ở Ba Lan là nhằm bố trí lực lượng vươn tới gần biên giới Nga. Theo ông, động thái đó cho thấy "Mỹ và các đồng minh rút cục đã thực sự chuyển sang chương trình an ninh thời Chiến tranh Lạnh".
Nhà ngoại giao Nga đồng thời lưu ý rằng việc triển khai các căn cứ quân sự Mỹ ở Ba Lan có nghĩa là phá hoại Thỏa thuận Nga-NATO, mà theo đó cấm hoàn toàn những hành động như vậy.
Tên lửa Patriot của Mỹ tại Ba Lan
Ông Grushko cảnh báo sự xuất hiện các căn cứ này sẽ buộc Moscow phải đưa ra một số "biện pháp phòng ngừa quân sự và kỹ thuật bổ sung" nhằm đảm bảo an ninh của Nga trong điều kiện mới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói: "Chúng tôi có rất nhiều cơ hội, kể cả ít tốn kém nhất để tăng cường an ninh".
Đáng chú ý, Thứ trưởng Grushko cho rằng việc triển khai các căn cứ sẽ là một bước đi "ngược lại với lợi ích của an ninh châu Âu" và rằng "không nên ảo tưởng trong việc này, thành lập căn cứ như vậy gần biên giới Nga là nhằm triển khai lực lượng tới sát biên giới Nga".
Trong khi đó, Sputnik dẫn trả lời phỏng vấn của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ý kiến công chúng về các vấn đề về an ninh quốc gia, Đại tá về hưu Alexander Zhilin bày tỏ quan điểm cho rằng sự xuất hiện căn cứ quân sự mới sẽ ảnh hưởng đến tình hình trong khu vực.
Chuyên gia quân sự này nói: "Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng khi bố trí căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Mỹ đưa an ninh quốc gia của họ về số không. Chính phủ Ba Lan buộc Liên bang Nga phải thực hiện một điều chỉnh".
Sự điều chỉnh ở đây được chuyên gia này nhắc tới là "do thời gian bay của tên lửa tấn công được giảm xuống mức tối thiểu", Nga sẽ phải đưa Ba Lan vào danh sách các nước mà trong trường hợp tấn công sẽ bị giáng đòn phủ đầu nghiêm trọng.
Tầm bắn tối đa của tên lửa Iskander
Theo chuyên gia Nga, bên hưởng lợi trong chuyện này là giới quân sự Mỹ, trong khi bên thiệt hại sẽ là toàn bộ người dân Ba Lan.
Mỹ thiết lập căn cứ quân sự dưới chiêu bài bảo vệ nhân dân những quốc gia mà họ can thiệp vào, có thể tạo ra tình huống nghiêm trọng mà cỗ máy quân sự Mỹ sẽ kiếm được tiền. Tuy nhiên, chuyên gia Zhilin cho rằng "bi kịch là ở chỗ cỗ máy này rất dễ dàng khởi động, nhưng không thể dừng lại".
Chuyên gia này cũng nhận định kế hoạch của Mỹ khiến người dân thuộc các nước Liên minh châu Âu (EU) bất bình. Ông nói: "Tất nhiên, những kế hoạch triển khai căn cứ Mỹ tại Ba Lan là nhằm chống lại Nga. Nhưng không chỉ có vậy. Tại sao Đức và Pháp rất mâu thuẫn về dự án này?"
Theo ông, Mỹ đang chơi một nước cờ khác ở châu Âu, dựa vào Ba Lan để thách thức các nước lãnh đạo truyền thống "lục địa già". Chuyên gia Zhilin cảnh báo "nếu lãnh đạo các nước hàng đầu châu Âu không đưa ra các biện pháp thích hợp, không nêu thẳng vấn đề, trong đó có NATO, họ sẽ gặp những rắc rối lớn".
"Đồng minh" EU
Trước các bước đi "không thân thiện" của Mỹ, bản thân châu Âu dường như cũng đã tỏ ra hết kiên nhẫn. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã nhiều phen khiến đối tác bên kia bờ Đại Tây Dương "mất mặt", từ việc rút khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran cho tới những lời chỉ trích, đe dọa về thương mại, phàn nàn về chi tiêu quân sự trong NATO...
Đáng chú ý, trong vấn đề hạt nhân Iran, EU dường như đang tìm cách "liên kết" với Nga và Trung Quốc để đối phó với Mỹ.
Châu Âu mới đây đã đưa ra sáng kiến thành lập "Công ty phục vụ Mục đích đặc biệt" (SPV), một định chế ủy thác với vai trò trung gian, cho phép EU và các nước khác được mua dầu mỏ của Iran và vẫn tránh được các đòn trừng phạt mà Tổng thống Trump áp đặt với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Sau khi chủ trì một cuộc họp với ngoại trưởng tới từ các nước Nga, Trung Quốc, Iran, Pháp, Đức và Anh tại New York bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 hôm 25/9, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini chia sẻ: "Các nước thành viên EU sẽ thành lập một thực thể pháp lý (SPV) để thực hiện các giao dịch tài chính hợp pháp với Iran và điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục làm ăn với Iran theo đúng luật pháp của EU và cơ chế này cũng để ngỏ với các đối tác khác trên thế giới".
Bà cho biết các chuyên gia của EU sẽ sớm nhóm họp để lên kế hoạch chi tiết. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN hôm 25/9, bà nói: "Liệu có giải pháp thay thế nào khả thi hơn là đàm phán trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng trên thế giới như hiện nay? Liệu có lựa chọn nào hợp lý hơn ngoại giao và đối thoại? Chiến tranh là giải pháp tốt hơn chăng?".
Mỹ đang tính nước cờ khác ở châu Âu?
Trong khi đó, EU, Nga và Trung Quốc cùng ra một tuyên bố nhấn mạnh "rất lấy làm tiếc" về quyết định rút khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) mà Tổng thống Trump đưa ra hồi tháng 5 vừa qua. Các nước cho rằng những đòn trừng phạt của Mỹ đi ngược lại "xu hướng ngoại giao đa phương được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng đồng thuận".
Đe dọa về các đòn trừng phạt của Mỹ đã buộc nhiều doanh nghiệp EU như các nhà sản xuất ôtô Đức và Pháp Daimler, Peugeot, và Renault, hãng công nghệ Đức Siemens, hay công ty năng lượng Pháp Total phải từ bỏ các dự án mới tại Iran.
Thủ tướng Bỉ Charles Michel tuyên bố sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại New York rằng EU "không thể chấp nhận việc Mỹ nắm quyền quyết định khu vực mà các doanh nghiệp châu Âu được phép hay không được phép làm ăn".
EU buộc phải tìm đến Nga, Trung Quốc trong thế đối đầu Mỹ
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết đang "phối hợp chặt chẽ với các đối tác châu Âu về đề xuất thành lập SPV".
Trong bài phát biểu tại LHQ ngày 25/9, nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích Tổng thống Trump kích động "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa bảo hộ".
Về phần mình, Tổng thống Trump tiếp tục đe dọa dùng vũ lực với Iran và chỉ trích dự án Dòng chảy phương Bắc giữa Nga với một số nước châu Âu, đồng thời hoan nghênh Ba Lan vì "dám đấu tranh cho độc lập, an ninh và chủ quyền", một ngày sau khi Ủy ban châu Âu kiện Ba Lan lên tòa án của EU vì các hành vi can thiệp chính trị trong bộ máy tư pháp và vi phạm các giá trị cũng như luật pháp EU.
Bảo Minh
Theo baodatviet
"Pháo đài Trump" trên lãnh thổ Ba Lan có thành hiện thực? Theo Reuters, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda mới đây đã đề nghị người đồng cấp Donald Trump mở căn cứ quân sự Mỹ tại nước này trong một cuộc họp báo chung sau hội đàm ở Nhà Trắng. Mong muốn về sự hiện diện lâu dài của căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan đã được Warsaw ấp ủ...