Ba kỳ tổng thống: Khát vọng chưa thành của Putin
Tìm lại sự thống trị của Nga trên bầu trời, một khát vọng chưa thành của ông Putin trong suốt ba kỳ làm Tổng thống Nga.
Thảm họa máy bay nổ tung trên trời khiến hơn 200 người thiệt mạng ở Ai Cập, tiếp đến tai nạn do máy bay Nga sản xuất khiến hàng chục người tử nạn ở Nam Sudan… là nỗi đau lớn của nước Nga. Những thảm họa này thêm một lần nhắc lại khát vọng chưa thành của ông Putin tìm lại sự thống trị của Nga trên bầu trời.
Thế lực một thời
Đã một thời công nghiệp hàng không dân dụng Liên Xô là một thế lực trên trường quốc tế, mỗi năm có hàng trăm máy bay được chuyển giao cho khách với nhiều lớp sản phẩm đa dạng và phân khúc nào cũng có đại diện ưu tú.
Tầm ngắn, có máy bay thương hiệu Antonov như AN 12, AN 24, AN 26; tầm trung có máy bay Tupolev TU 134 và TU 154 hay Yakovlev Yak 42; còn ở đường dài có Ilyushin IL 62, IL 86.
Máy bay do Liên Xô chế tạo giữ nhiều kỷ lục thế giới như TU 104: Máy bay phản lực dân dụng đầu tiên vượt Đại Tây Dương; AN 225 vô địch về tải trọng, có thể chở được 250 tấn hàng.
Khi Airbus và Boeing trỗi dậy nhưng máy bay Liên Xô vẫn đang được khai thác ở một số nước như một minh chứng tính bền bỉ của &’”ồi đồng cối đá” kiểu Nga.
Putin khát vọng đưa công nghiệp hàng không Nga trở lại hoàng kim
Sau khi Liên Xô tan rã, do thiếu đầu tư, mất bạn hàng truyền thống và cơ sở sản xuất bị chia sẻ ra nhiều quốc gia khác nhau (Nga, Ukraine,…) nên nền công nghiệp hàng không Nga bị sa sút nghiêm trọng.
Năm 2006, chỉ có 9 máy bay chở khách mới xuất xưởng (bằng sản lượng một tuần của Boeing hay Airbus). Ngay cả các hãng hàng không Nga cũng chuyển sang mua máy bay phương Tây chế tạo bởi tính hiện đại và tiện dụng, an toàn
Để phục hồi nền công nghiệp hàng không, Tổng thống Vladimir Putin từ những nhiệm kỳ trước đã đặt kế hoạch làm sống lại ngành này, với mục tiêu chiếm ít nhất 10% thị phần máy bay dân dụng thế giới, đứng thứ ba trong các nước sản xuất máy bay vào giai đoạn 2015-2018.
Video đang HOT
Ông Putin đã cho sáp nhập các nhà sản xuất máy bay thương mại và quân sự thành một tập đoàn quốc gia có tên gọi United Aviation Corporation (UAC). Trong đó Sukhoi – tập đoàn chế tạo máy bay quân sự nổi tiếng – giữ vị trí chính với nhiệm vụ giành lấy vị trí tiên phong trong việc chế tạo kỹ thuật hàng không dân dụng, cho ra đời những mẫu máy bay có khả năng cạnh tranh cao nhất hướng tới mục tiêu nhà sản xuất phương tiện kỹ thuật hàng không lớn thứ ba thế giới.
Con át chủ bài SuperJet
Để tạo bước đột phá, các nhà chế tạo thẳng tay loại bỏ những đề án nâng cấp các thế hệ máy bay cũ hay những mẫu máy bay mới không mang tính đột phá như TU 334 mà tập trung vào vào 2 sản phẩm cho hàng không dân dụng là SuperJet 100 và IL-96-400. Đồng thời, thực hiện dự án hiện đại hóa máy bay TU-204 – phiên bản mới nhất TU-204CM sẽ xuất hiện. Tiếp theo là MC-21, để cạnh tranh với các máy bay cỡ nhỏ của phương Tây.
Cùng với đó, Nga tăng cường đầu tư ngành công nghiệp hành không, vũ trụ, chỉ riêng 2009, chính phủ Nga dành khoảng 2,5 tỷ USD.
Hình ảnh chiếc máy bay Sukhoi Superjet-100 trước khi đâm vào vách núi tại Indonesia.
Dự án SuperJet được coi là con át chủ, lĩnh trách nhiệm đưa sản phẩm hàng không Nga trở lại thế giới. Với vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD do Sukhoi chủ trì, Superjet là loại phi cơ tầm trung, khả năng chở tới 98 hành khách và bay xa tới 4.600 km. Nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cùng hạng do công ty Embraer của Brazil và Bombardier của Canada chế tạo. Vào giai đoạn cuối của dự án, đã có gần 150 chiếc SuperJet được các hãng hàng không đặt mua.
Từ đây, các hãng sản xuất máy bay của Nga tiếp tục chương trình chế tạo các loại máy bay tiên tiến nhất như máy bay tầm trung Tu-204-100 SM, Tu-204-300 SM và những máy bay chở khách cỡ lớn.
Thời điểm đó, UAC từng dự tính đến 2025, mỗi năm hãng sẽ sản xuất khoảng 300 máy bay dân sự, 100 máy bay vận tải và 100 máy bay quân sự. Đến năm 2025 sẽ đạt doanh số 250 tỷ USD. Tương lai không xa, ngành công nghiệp hàng không Nga sẽ tìm lại chính mình và những máy bay dân dụng “Madein Russia” sẽ có một vị trí vững chắc, kế bước những dòng TU, IL, Yak… nổi tiếng.
Sukhoi SuperJet-100 chính thức nhận được giấy chứng nhận đủ khả năng bay của Ủy ban Hàng không Liên bang Nga tháng 1 /2011 và Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu tháng 2/2012.
Năm 2012, Superjet đã tới Indonesia trong hành trình bay trình diễn ở 6 nước châu Á nhằm thu hút thêm đơn hàng. Những đặc tính của Superjet 100 tương đối phù hợp với điều kiện khai thác ở Châu Á, với những chặng bay ngắn và trung bình. Loại phi cơ này cũng được giới thiệu là tiết kiệm 10% nhiên liệu so với các đối thủ cùng phân khúc.
Tuy nhiên, vụ tai nạn máy bay Sukhoi Superjet-100 đâm vào vách núi tại Indonesia khi đang trình diễn đã khiến cho niềm hy vọng này tan biến. Vụ tai nạn dường như dập tắt mọi tham vọng cho ngành công nghiệp hàng không dân dụng đầy nội lực của Nga.
Dòng máy bay này sau đó cũng vấp phải một số khó khăn, trước sức cạnh tranh của nhiều đối thủ, cũng như một số sự cố hàng không. Cho đến thời điểm này, Superjet mới được hai hãng hàng không Aeroflot của Nga và Armavia của Armenia sử dụng. Một chiếc loại này từng có kế hoạch tới Hà Nội để chào hàng nhưng bất thành. Hiện tại các hãng hàng không Nga vẫn phải thuê máy bay cũ để khai thác. Chiếc A 321 bị tai nạn ở Ai Cập đã qua 18 năm hoạt động và từng gặp sự cố chạm đuôi vào đường băng vào năm 2001 tại Cairo.
Trong khi những nỗ lực để tìm lại hào quang của ngành hàng không dân dụng chưa thành thì những thảm họa liên tiếp của hàng không Nga và máy bay Nga dường như sẽ khiến cho một người như ông Putin khó chấp nhận. Và dù còn nhiều thách thức nhưng có lẽ ông Putin sẽ không dừng lại khi khát vọng chưa thành?
Theo Văn Đại
Vietnamnet
Mang bom lên máy bay khó cỡ nào? Kỳ 1: Nhân viên hàng không, đối tượng khả nghi
Thời nay, hành khách đem bom mà bay lên trời còn khó hơn con voi chui lọt lỗ kim. Nhưng nổ bom là điều hầu như chắn chắn đã làm rơi chiếc máy bay A321 của Nga vừa qua. Ai có thể mang bom lên máy bay? Nhân viên hàng không có nhiều "cơ may" hơn cả!
Bom được xác định là 99,9% nguyên nhân làm rơi chiếc máy bay hành khách của Nga - Ảnh: AFP
99,9% là do bom
Dù chưa có kết luận chính thức từ giới chức các nước có liên quan, tờ Independent hôm 7.11 dẫn nguồn tin từ các nhà điều tra vụ rơi máy bay của hãng Kogalymavia (tên kinh doanh là Metrojet) cho biết các phân tích từ hộp đen cho thấy đó là một vụ nổ bom với tiếng nổ có thể nghe thấy rõ. Riêng hãng CNN dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ có liên quan còn khẳng định: "99,9% đó là một quả bom". Trước đó, cả Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ đều khẳng định đó là bom.
Khi nói tới chuyện kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay, người ta thường chỉ hay nghĩ tới kiểm tra hành khách. Nhưng "cơ hội khủng bố" chia đều giữa 2 đối tượng hành khách và nhân viên hàng không (bao gồm cả phi hành đoàn và nhân viên mặt đất tại sân bay). Hãng BBC dẫn lời Norman Shanks, cựu giám đốc an ninh tại Cơ quan sân bay Anh, nhấn mạnh rằng quy trình kiểm tra an ninh với nhân viên hàng không mới chứa đựng nhiều lỗ hổng, mỗi nơi mỗi khác. Mà chẳng ai có thể đảm bảo rằng khủng bố không xâm nhập vào đội ngũ an ninh tại các sân bay.
Một trong những cách hạn chế rủi ro nhân viên hàng không mang bom lên máy bay là kiểm tra an ninh đối với những người này trong tất cả mọi lần họ vào khu vực an ninh, dù họ có trở ra, trở vào bao nhiêu lần. Điều này đã được áp dụng tại Anh từ thập niên 90 của thế kỷ trước và sau đó áp dụng trên toàn liên minh châu Âu vào năm 2004.
Kiểm tra an ninh ngày càng trở nên gắt gao hơn ở các sân bay - Ảnh: AFP
Bước ngoặt dẫn đến sự thay đổi này là vụ đánh bom trên bầu trời Lockerbie (Scotland) hồi năm 1988, khi 270 người thiệt mạng vì một quả bom phát nổ trên chuyến bay của hãng hàng không Pan Am (Mỹ) giữa lịch trình từ London đến New York.
"Ngay sau vụ đánh bom, khi còn chưa biết bằng cách nào bom lên được máy bay, chúng tôi đã tăng tốc tối đa để đối mặt với tình hình và thay đổi mọi luật lệ đối với nhân viên (hàng không)", ông Shanks nhớ lại.
Mỹ không xài "hàng" châu Âu
Nhưng quy trình kể trên không được áp dụng ở Mỹ và nhiều nước khác. Liên quan đến vụ đánh bom trên chiếc máy bay Metrojet của Nga vừa qua, Zack Gold, thành viên của Học viện nghiên cứu an ninh quốc gia Israel nhận xét rằng quy trình an ninh dành cho hành khách tại sân bay Sharm el-Sheik của Ai Cập, nơi chiếc máy bay bị nạn khởi hành, được kiểm soát rất chặt chẽ. "Nếu đó là một quả bom, hầu như chắc chắn nó được đưa lậu vào sân bay nhưng không phải do một hành khách. Đưa được một thứ như thế lọt qua hàng rào an ninh ở sân bay có cơ hội thấp hơn bất kỳ thứ gì khác", ông Gold nhận xét.
An ninh tại sân bay Sharm el Sheikh (Ai Cập) - nơi chiếc máy bay Nga cất cánh - đang bị cả thế giới "soi" - Ảnh: AFP
Hồi đầu năm nay, sau vụ lùm xùm về đường dây buôn lậu vũ khí tại sân bay Hartsfield-Jackson Atlanta (Mỹ) do nhân viên hàng không điều hành, Cục an toàn giao thông Mỹ mở cuộc điều tra, cân nhắc quy trình kiểm tra an ninh với nhân viên hàng không tương tự ở châu Âu. Nhưng cuối cùng, Mỹ quyết định không áp dụng nó, thay vào đó tăng cường kiểm tra an ninh ngẫu nhiên nhân viên tại sân bay, cùng lúc tăng cường kiểm tra lý lịch nhân viên hàng không trước khi tuyển dụng.
Tuy nhiên, cựu giám đốc Shanks cho rằng điều này chứa đựng nhiều rủi ro, bởi không ít kẻ khủng bố sở hữu một lý lịch "sạch".
Quay lại với biến cố hàng không nóng nhất hiện nay, cho dù cuối cùng, bom được xác định đã làm nổ tung chiếc máy bay Metrojet, tính ra các biện pháp an ninh được tăng cường những năm vừa qua đã phát huy tác dụng. Lần cuối cùng xảy ra một vụ đánh bom lớn kiểu như thế gây chết người hàng loạt là vào năm 2004, khi 2 chiếc máy bay phát nổ hầu như cùng lúc trên bầu trời miền nam nước Nga, làm tổng cộng 89 người thiệt mạng.
Xét ở một khía cạnh nào đó, những vụ khủng bố như 11.9, như Lockerbie đã góp phần làm cho thế giới này an toàn hơn.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Nga kêu gọi dừng sử dụng Boeing 737 Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Nga hôm qua kêu gọi tạm ngừng sử dụng phi cơ Boeing 737 ở nước này vì có "nhiều thiếu sót nghiêm trọng". Phi cơ Boeing 737 thuộc hãng hàng không Nga Orenburg Airlines cất cánh từ sân bay Vnukovo, ngoại ô Moscow, ngày 21/4. Ảnh: AP. Ủy ban Hàng không Liên bang Nga (MAK)...