Bà Kristalina Georgieva: Tân Tổng Giám đốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF
Nhà kinh tế học người Bulgaria, bà Kristalina Georgieva, đã được chọn làm Giám đốc điều hành mới của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF).
Bà Kristalina Georgieva, cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới, đã trở thành người đầu tiên từ một nền kinh tế mới nổi lãnh đạo IMF.
Bà Kristalina Georgieva là ai?
Bà Kristalina Georgieva, nhà kinh tế học 66 tuổi, là con gái của một kỹ sư xây dựng. Bà đã nghiên cứu kinh tế chính trị và xã hội học tại Viện Kinh tế cao cấp Karl Marx ở Sofia.
Sau khi tốt nghiệp năm 1976, bà Kristalina Georgieva trở thành học giả của Hội đồng Anh tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Kể từ đó, bà đã xây dựng một nền tảng sự nghiệp vững chắc tại Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Châu Âu, thông qua nhiều vai trò cao cấp khác nhau trong cả hai tổ chức trên. Bà Georgieva từng là ủy viên phụ trách ngân sách Liên minh châu Âu (EU) trước khi làm việc tại Ngân hàng Thế giới vào tháng 1/2017.
Từ khi được thành lập vào năm 1945 đến nay, những người đứng đầu IMF đa phần là người châu Âu. Theo thông lệ, bà Kristalina Georgieva sẽ bị coi là quá tuổi cho công việc này. Trước những áp lực từ nước Pháp, IMF đã từ bỏ giới hạn 65 tuổi đối với các ứng viên.
Video đang HOT
Bà Kristalina Georgieva (trái) kế nhiệm bà Christine Lagarde (phải) làm người đứng đầu IMF. Ảnh: CNN
Chúng ta có thể mong đợi gì từ nhiệm kỳ của Kristalina Georgieva tại IMF?
Bà Kristalina Georgieva sẽ bắt đầu đảm nhận chức vụ mới từ ngày 01/10, nhiệm kỳ của bà sẽ kéo dài 5 năm. Phát biểu sau khi được ban điều hành của IMF lựa chọn, bà Georgieva tự mô tả mình là “một người tin tưởng vững chắc vào nhiệm vụ của mình, là giúp đảm bảo sự ổn định của hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu thông qua hợp tác quốc tế”.
Bà nói thêm: “Việc điều hành IMF sẽ là một trọng trách lớn. Bởi thế giới hiện có nhiều bất ổn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy yếu, căng thẳng thương mại vẫn tồn tại và nợ đã lên mức cao trong lịch sử.”
Bà nói rằng mục tiêu dài hạn của IMF là hỗ trợ các chính sách tiền tệ, tài chính và cơ cấu hợp lý, để xây dựng nền kinh tế mạnh hơn và cải thiện cuộc sống của người dân.
“Điều này đồng nghĩa với việc, thế giới cần phải giải quyết những thách thức mang tính dài hạn như bất bình đẳng, tình trạng biến đổi khí hậu và những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.”, bà Georgieva chia sẻ. “Mục tiêu của tôi là củng cố IMF thông qua những hoạt động đảm bảo rằng, quỹ luôn hướng về tương lai và luôn hỗ trợ đúng mức cho các nước thành viên.”
Bà Kristalina Georgieva là ứng cử viên duy nhất cho vị trí Tổng Giám đốc IMF. Như vậy, bà đã trở thành nữ tổng giám đốc thứ hai của IMF sau bà Christine Lagarde, người đã từ chức trước đó để trở thành chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trang Lê
Theo Nhipcaudautu.vn
Những thách thức chờ đón tân Tổng Giám đốc IMF
Nhà kinh tế người Bulgaria Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 25/9 đã được phê chuẩn làm Tổng Giám đốc mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nhiệm kỳ của bà Georgieva tại IMF có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/10. Bà Georgieva là Tổng Giám đốc IMF đầu tiên đến từ các nền kinh tế mới nổi.
Bà Kristalina Georgieva phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở IMF tại Washington, DC., Mỹ, ngày 25/9/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Phát biểu trước báo giới, bà Georgieva khẳng định sẵn sàng bắt đầu công việc của mình.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quan sát, bà Georgieva sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức với tư cách là người đứng đầu IMF, bao gồm cả sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu trước những căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với mức nợ cao trong lịch sử.
Bà Georgieva (66 tuổi) thừa nhận tín hiệu cảnh báo đang được phát đi và IMF cần phải sẵn sàng để đối mặt với mọi thách thức.
Bà Georgieva nhấn mạnh ưu tiên của IMF là hỗ trợ các nước thành viên giảm thiểu các nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế và sẵn sàng đối phó nếu xảy ra suy thoái.
Bà cho rằng cần tập trung các các mục tiêu dài hạn hơn để xây dựng các nền kinh tế vững mạnh hơn và cải thiện cuộc sống của người dân trên toàn thế giới, với nền tảng là các chính sách tiền tệ, tài chính và cấu trúc vững mạnh.
Tân Tổng giám đốc IMF khẳng định thế giới cần phải giải quyết những thách thức mang tính dài hạn như bất bình đẳng, biến đổi khí hậu cũng như những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Giáo sư Eswar Prasad tại Đại học Cornell cho rằng trong vai trò mới, bà Georgieva cần phải củng cố vai trò của nền kinh tế thị trường mới nổi tại IMF, trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển vẫn chi phối mạnh mẽ các tổ chức tài chính quốc tế quan trọng.
Mặc dù Mỹ là cổ đông lớn nhất trong IMF, song quyền biểu quyết vẫn thấp hơn so với các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Theo truyền thống lâu nay, người châu Âu chỉ định Tổng giám đốc IMF, còn người Mỹ chỉ định chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB).
Với nguồn quỹ hơn 1.000 tỷ USD, IMF có nhiệm vụ củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế. Định chế tài chính đa phương quốc tế này đang tham gia vào một số chương trình cứu trợ lớn cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính, trong đó có Argentina và Pakistan./.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Chính phủ Đức chịu áp lực về tăng chi tiêu từ Eurozone Chính phủ Đức đang đối mặt với áp lực thúc đẩy chi tiêu công và phục hồi nền kinh tế sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo Đức đang ngấp nghé bờ vực suy thoái. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Nền kinh tế Đức đang tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thuế quan Mỹ...