Ba kịch bản tiếp theo cho cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga
Giới lãnh đạo chính trị Ukraine không nên để các cường quốc bên ngoài quyết định tương lai của nước mình.
Ông Volodymyr Ishchenko, cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Âu, Đại học Freie Berlin bình luận trên trang Al Jazeera mới đây rằng, vào cuối tháng 1/2022, khi các nước phương Tây tăng cường đưa tin về một “cuộc xâm lược sắp xảy ra” từ Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nghi ngờ về vấn đề này trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài. “Tôi là Tổng thống Ukraine và tôi đang sống ở đây, tôi nghĩ tôi nắm tình hình cụ thể ở đây tốt hơn”, ông Zelensky nói sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Nga triển khai các phương tiện tham gia cuộc tập trận ở vùng Rostov cuối tháng 1/2022. Ảnh: Reutes
Theo ông Ishchenko, cho đến nay, các sáng kiến ngoại giao của Ukraine khá “thiện cận”, khai thác nỗi sợ hãi về “cuộc xâm lược sắp xảy ra” để có thêm vũ khí từ phương Tây hoặc chiến dịch tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, các loại vũ khí hiện đang được cung cấp cho Ukraine sẽ không thể cứu nước này trong trường hợp bị Nga tấn công tổng lực. Tương tự, các biện pháp trừng phạt do phương Tây đề xuất khó có thể làm tổn thương Nga nặng nề.
“Liên minh” với Anh và Ba Lan được công bố vào ngày 1/2, được cho là một biện pháp của Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang gặp rắc rối sâu sắc ở trong nước, hơn là một hiệp ước hiệu quả có thể đảm bảo sự bảo vệ cho Ukraine.
Triển vọng trở thành thành viên NATO của Ukraine cũng có vẻ khá mờ mịt, mặc dù thực tế là các cường quốc phương Tây đã bác bỏ yêu cầu của Nga để Kiev có thể chính thức trở thành thành viên NATO. Lúc này, cánh cửa vào NATO coi như đã đóng lại, như chính ông Zelensky đã từng nói về tư cách thành viên NATO: “Tôi không bao giờ đi thăm trừ khi được mời. Tôi không muốn cảm thấy mình kém cỏi, một kẻ hạng hai”.
Một trong những thắng lợi của Nga trong trong thời gian vừa qua là vấn đề Ukraine trở thành thành viên NATO trở nên nguy hiểm và gây chia rẽ hơn đối với châu Âu. Giờ đây, một số nước có thể nghi ngờ rằng liệu việc chấp nhận Ukraine có làm cho tất cả các nước NATO khác kém an toàn hơn hay không.
Bối cảnh này có thể dẫn đến ba kịch bản cơ bản trong dài hạn. Đầu tiên là Ukraine gia nhập NATO, có nghĩa là Nga thất bại và mất vị thế cường quốc ở Âu-Á. Đây là hy vọng của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Các thành viên của phong trào này coi Ukraine không chỉ đấu tranh cho chủ quyền của mình mà còn là một phần của việc loại bỏ “Đế chế Nga”. Họ hy vọng sẽ chứng kiến các cuộc xung đột kiểu Chechnya nổ ra trên khắp đất nước Nga.
Vấn đề là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine không quan tâm phần lớn người Ukraine sẽ nghĩ gì về những tổn thất trong một cuộc thập tự chinh lâu dài để khiến Nga trở nên bất ổn. Họ cũng không tính đến việc liệu phần còn lại của thế giới có thực sự muốn chứng kiến sự sụp đổ của Nga và dẫn đến cuộc nội chiến trên lãnh thổ của một cường quốc hạt nhân hay không.
Video đang HOT
Kịch bản thứ hai là một thỏa thuận quốc tế về sự trung lập của Ukraine, hay cái gọi là “Phần Lan hóa” Ukraine, đề cập đến quyết định lịch sử của Phần Lan trong việc liên kết với châu Âu, nhưng tránh gây thù địch với Nga bằng cách không gia nhập NATO.
Vấn đề đặt ra với đề xuất này là nó không thể thực thi được khi có sự phản đối ở trong nước, trong khi quốc tế có rất ít niềm tin rằng Điện Kremlin sẽ cam kết tình trạng trung lập nhưng có chủ quyền của Ukraine. Ukraine cần những đảm bảo mạnh mẽ hơn một hiệp ước có thể bị Nga phá vỡ bất cứ lúc nào.
Điều này dẫn đến kịch bản thứ ba, bao gồm việc xây dựng một cấu trúc an ninh bao trùm cho toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Ukraine và Nga. Các bên liên quan có thể bắt đầu bằng các cuộc tham vấn an ninh khu vực thường xuyên, xây dựng các chuẩn mực hành vi mới giữa các cường quốc, đồng minh của họ và các quốc gia không liên kết, đồng thời đưa ra các đảm bảo an ninh đa phương chi tiết được khẳng định lại bằng các biện pháp kiềm chế quân sự sâu rộng và xây dựng lòng tin minh bạch.
Chi tiết về cấu trúc như vậy đã được đưa ra trong một đề xuất toàn diện gần đây do một nhóm các chuyên gia phi chính phủ từ Mỹ, EU, Nga và 5 quốc gia nằm giữa Nga và NATO, trong đó có Ukraine, đưa ra. Một thỏa thuận như vậy có thể thiết lập không gian kinh tế và an ninh chung từ Lisbon (hoặc thậm chí là Vancouver) đến Vladivostok, như một số người hy vọng vào cuối Chiến tranh Lạnh. Ukraine có lợi ích quan trọng là nằm trong số những nước khởi xướng và tham gia tích cực vào quá trình này và định hình các kết quả của nó.
Khôi phục tình trạng không liên kết của Ukraine sẽ là bước đầu tiên cần thiết, điều này đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp Ukraine. Năm 2019, để tái đắc cử, ông Poroshenko đưa mục tiêu “hội nhập Châu Âu” vào hiến pháp Ukraine.
Không kém phần quan trọng, Ukraine cũng cần một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với các thoả thuận Minsk mà việc thực hiện đã bị đình trệ trong 7 năm, mặc dù chúng tuân theo logic cơ bản của tất cả các thỏa thuận hòa bình lớn trong những thập kỷ qua. Điều này sẽ đòi hỏi các cuộc đàm phán trực tiếp với đại diện của các khu vực đòi độc lập ở Donbass.
Lý do Ukraine là 'chiến trường thử nghiệm' cạnh tranh nước lớn
Ukraine đang là điểm nóng phản ánh cạnh tranh, đối đầu gay gắt giữa Nga và phương Tây. Mỹ tiếp tục đe dọa sẽ áp trừng phạt hà khắc nhằm vào Nga nếu Moskva có ý định can thiệp quân sự ở Ukraine, điều Điện Kremlin nhiều lần phủ nhận.
Binh sĩ Ukraine luyện tập tại một công viên ở thủ đô Kiev ngày 22/1/2022. Ảnh: AP/TTXVN
Nguy cơ tiềm ẩn xung đột là thường trực. Nhưng khủng hoảng Ukraine cũng cho thấy rõ mức độ tập trung cạnh tranh quyền lực nước lớn theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động từ kết cục của cuộc đua này không chỉ bó hẹp trong phạm vi châu Âu, mà còn lan tỏa toàn cầu, liên quan trực tiếp đến các nước ngoài khu vực.
Những bên liên quan và quan điểm của "người chơi lớn"
Đầu tiên phải kể đến Nga. Trong các cuộc gặp với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 9/2/1990, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã đưa ra lời bảo đảm về việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không mở rộng về phía Đông, nhưng đây chỉ là cam kết miệng, không được xác định trong bất kỳ văn bản, thỏa thuận chính thức nào. Sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO thông qua chính sách mở cửa, cho phép các Đông Âu, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ gia nhập tổ chức này.
Có 14 nước gia được kết nạp làm thành viên chính thức của NATO sau năm 1991. Nhưng khi liên minh quân sự này xem xét trường hợp của Gruzia và Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin vạch ra giới hạn đỏ, không chấp nhận để NATO áp sát biên giới, gây đe dọa trực tiếp tới Nga, ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO bằng bất kỳ giá nào.
Ukraine: Ukraine có lý do để tin rằng mình bị "phản bội". Đó là bởi năm 1994, các bên liên quan đã ký Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Thỏa thuận này quy định Nga, Mỹ và Anh cam kết tôn trọng chủ quyền, biên giới hiện có và độc lập của Ukraine theo Đạo luật cuối cùng của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng như không sử dụng bất kỳ vũ khí nào chống lại độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Bản ghi nhờ Budapest là nhân tố chủ chốt khiến Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân được thừa hưởng từ thời Liên Xô. Hiện tại, khi cẳng thẳng và mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine gia tăng, Mỹ và Anh không sẵn sàng gửi quân trực tiếp tới Ukraine để hỗ trợ chính quyền Kiev. Ukraine cũng không phải là thành viên NATO, nên liên minh quân sự này không có trách nhiệm ràng buộc phải bảo vệ Ukraine.
Xét tới yếu tố chiến lược và địa chính trị, Kiev nhận thấy rằng không thể xem thường quyết tâm của Moskva trong ngăn chặn NATO, thiết lập vùng đệm an toàn, bởi chính Ukraine đã từng phải nếm trải biến cố Crimea sáp nhập vào Nga (năm 2014), cùng với đó là xung đột ở miền đông - nơi các lực lượng đòi độc lập có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Moskva.
Mỹ: Sau khi chứng ki Nga đưa quân can thiệp quân sự ở Gruzia (2008), đứng nhìn Crima sáp nhập vào Nga và mới đây là chiến dịch rút quân náo loạn khỏi Afghanistan, Mỹ muốn "chiếu tướng" đường lối cứng rắn của Moskva thông qua việc giương cao luận điểm gia nhập hay đứng ngoài NATO là quyền tự do lựa chọn của Kiev.
Không có ý định gửi quân trực tiếp tới Ukraine, nhưng Washington lo ngại việc Nga mở rộng ảnh hưởng về phía Tây có thể sẽ khiến nhiều đồng minh NATO rơi vào tình thế dễ bị tổn thương. Đó là lý do Mỹ đang thực hiện các bước đi mang tính biểu tượng trong việc củng cố đoàn kết với đồng minh, kể cả cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Mỹ cũng quan ngại nếu tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đi vào vận hành, sẽ có nhiều nước thành viên NATO phụ thuộc vào ngày một lớn vào nguồn cung năng lượng của Nga, từ đó làm suy yếu vai trò của NATO.
Liên minh châu Âu: Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và đồng minh NATO đang cố gắng tạo lập một mặt trận thống nhất. Nhưng rạn nứt là điều dễ nhận thấy. Khoảng 40% nhập khẩu năng lượng của EU phụ thuộc vào Nga là một nhân tố không dễ bỏ qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể tuyên bố dứt khoát một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine sẽ đặt dấu chấm hết cho Nord Stream 2. Nhưng không dễ dàng để Đức đưa ra một khẳng định tương tự. Lựa chọn tốt nhất cho EU vì thế là giải pháp ngoại giao. Đó là lý do tại sao Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây liên tục có các chuyến ngoại giao con thoi tới Nga và Ukraine.
Những người chơi khác: Trung Quốc có lẽ là nước được hưởng lợi lớn nhất từ khủng hoảng Ukraine. Đối đầu tại điểm nóng này khiến chú tâm của Mỹ dịch chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu. Bắc Kinh qua đây cũng có cơ hội để nâng cấp hợp tác với Moskva lên mức chưa từng có. Trung Quốc không có bất kỳ trách nhiệm ràng buộc nào ở Ukraine và có thể đứng ngoài, thể hiện quan điểm trung lập và không phải trả bất kỳ mức giá nào.
Các đồng minh NATO và đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Đài Loan/Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc cũng đang theo dõi sát phản ứng của Mỹ, NATO trong khủng hoảng hiện nay. Bởi rất có thể họ sẽ rơi vào tình cảnh của Ukraine nếu Trung Quốc quyết định hành động mạnh tay trong vấn đề thống nhất Đài Loan hay mở rộng tham vọng chủ quyền ở Biển Đông, Biển Hoa Đông.
Dự báo các kịch bản cho khủng hoảng Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moskva, ngày 7/2/2022, nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine. Ảnh: AP
Xung đột toàn diện: Giới phân tích cho rằng cân đối giữa lợi ích và thiệt hại khiến Nga gần như không có kế hoạch tấn công quân sự toàn diện nhằm vào Ukraine. Mỹ và EU sẽ có phản ứng, với các đòn trừng phạt, cấm vận nhằm vào Nga. Về phần mình, NATO cũng không có được lợi ích gì ngoài việc phản ứng ra mặt để giữ thể diện mà không đạt mục tiêu chủ yếu nào. Với NATO, một Ukraine bị Nga thu phục còn tệ hơn một Ukraine đóng vai trò là vùng đệm như hình thái hiện nay.
Can dự hạn chế: Nga sẽ công nhận Cộng hòa Donestk và Cộng hòa Luhansk tự xưng. Đây là hai điểm nóng ở miền đông Ukraine, nơi các lực lượng đòi độc lập đã đơn phương ra tuyên bố thành lập hai nhà nước cộng hòa nhân dân. Nga qua đây "nhắc" Ukraine một bài học và thử phản ứng của NATO.
Mức giá mà Nga phải trả trong trường hợp này sẽ nhỏ hơn so với kịch bản tấn công quân sự tổng lực nhằm vào Ukraine. Nhưng tổn thất kinh tế từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây là không đổi. Ukraine khi đó cũng sẽ có thêm động lực để quyết tâm gia nhập NATO.
Đối đầu tiếp diễn: Nếu không thay đổi được chiều hướng Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ bị nhìn nhận là bên thua cuộc. Nhưng nếu NATO ra tuyên bố không kết nạp Ukraine là thành viên, đó sẽ là chiến thắng của Nga. Uy tín của NATO bị hủy hoại, còn các đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ mất lòng tin vào Mỹ. Đối đầu tiếp diễn sẽ khiến cả Nga và Ukraine phải gánh chịu tổn thất tài chính lớn.
Ngoại giao thắng thế: Đây là lựa chọn tốt nhất cho lợi ích toàn cầu. Các bên liên quan khi đó sẽ tìm ra tiếng nói chung để giảm leo thang căng thẳng, không khiến bên nào bị coi là mất thể diện trước bên còn lại.
Phát súng đầu tiên trong xung đột Ukraine có thể ở trên... vũ trụ Khi chiến tranh hiện đại ngày càng dựa vào các vệ tinh để thông tin tình báo và liên lạc, thì không gian có thể là một trong những chiến trường đầu tiên nếu xảy ra xung đột tại Ukraine. Vào tháng 11 năm ngoái, Nga đã phá hủy một trong những vệ tinh có từ thời Liên Xô cũ bằng một quả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Con người có thể lây cúm gia cầm cho mèo

Hai nền tảng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á muốn 'về chung nhà'

Trung Quốc lần đầu tham gia phân tích mẫu nước xả từ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản

Venezuela tiếp nhận gần 200 người hồi hương từ Mỹ

Thủ tướng Israel cảnh báo Hamas vì không trao trả đúng thi thể con tin

Nga vượt biên tấn công dồn dập, cắt đứt đường tiếp viện của Ukraine

Tướng Nga: Ukraine không còn khả năng thay đổi cục diện chiến trường

Ukraine và Nga thiệt hại bao nhiêu quân sau 3 năm giao tranh?

Axios: Thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine đã xuất hiện thay đổi đáng kể

Thái Lan cảnh báo về các khu phức hợp lừa đảo quy mô lớn tại Myanmar

Rosatom giới thiệu công nghệ tương lai tiềm năng cho hợp tác với Việt Nam

Cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ - Nga phụ thuộc vào tiến triển giải quyết xung đột tại Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm 'Ma cà rồng Nosferatu' gây bão điện ảnh quốc tế ấn định ngày khởi chiếu tại Việt Nam
Phim âu mỹ
20:27:28 21/02/2025
Chương Nhược Nam, Bạch Kính Đình nhận phản ứng trái chiều từ khán giả
Hậu trường phim
20:16:15 21/02/2025
Phim Trung Quốc chiếu 2 năm đột nhiên nổi rần rần trở lại: Cặp chính đẹp thôi rồi, chemistry tung tóe màn hình
Phim châu á
20:13:15 21/02/2025
(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình
Phim việt
20:05:33 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
Sao việt
19:47:17 21/02/2025
EU yêu cầu 'thuế đối ứng' phải công bằng và đảm bảo quyền lợi của các bên

Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới
Lạ vui
19:25:34 21/02/2025
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"
Tv show
19:24:43 21/02/2025