Ba kịch bản tăng trưởng của TP HCM
Theo TS Trần Hoàng Ngân, kinh tế TP HCM năm nay tăng trưởng 4,9%, 5,53% hoặc 6,37% sẽ tuỳ thuộc vào kết quả khống chế Covid-19.
Nhận định trên được ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM (HIDS) nói tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ngày 10/6. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh thành phố đã ghi nhận 542 bệnh nhân, xếp thứ ba cả nước về số ca nhiễm, hàng trăm khu vực trên địa bàn đang bị phong toả, cách ly.
Ông Ngân đưa ra 3 dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP HCM. Theo đó, với kịch bản thấp, nếu thành phố khống chế dịch trong tháng 8, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm của thành phố sẽ tăng 5,02%, cả năm đạt 4,9%. Ở kịch bản trung bình, đến tháng 7 thành phố kiểm soát được dịch thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm đạt 5,26%, cả năm 5,53% so với cùng kỳ. Với kịch bản cao nhất, thành phố khống chế được dịch trong quý II năm nay, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm là 5,74% và cả năm đạt 6,37%.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
Theo ông Ngân, tất cả kịch bản sẽ thất bại nếu Việt Nam không nhập được vaccine phòng Covid-19 và tiêm cho công dân, người lao động. “Nếu vaccine không về được Việt Nam trong năm nay như kế hoạch thì doanh nghiệp rất bấp bênh. Do đó, Việt Nam cần hướng về mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là triển khai tiêm chủng”, ông Ngân nói và thể hiện sự lạc quan khi mới đây Việt Nam đặt hàng 120 triệu liều vaccine.
Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển thành phố cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra những kịch bản tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn so với năm 2020, đặc biệt ở các nước phát triển. Theo đó, các báo cáo gần đây cho thấy kinh tế thế giới phục hồi rất mạnh, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay như Mỹ 6,4%, Trung Quốc 18,3%, Hàn Quốc 1,8%, và Việt Nam là 5,58%…
Video đang HOT
Theo ông Ngân, sự phục hồi kinh tế thế giới có một số tác động tiêu cực đến tình hình cung cầu. Kinh tế phục hồi nên tổng cầu hàng hóa tăng lên, dẫn đến giá cả một số mặt hàng quan trọng cũng tăng cao. Chẳng hạn quặng sắt tăng từ 100 USD lên 210 USD, dầu thô tăng từ 31 USD lên 70 USD. Giá thép, nhôm, phân bón, thức ăn, gia súc, đậu bắp, đậu tương đều tăng từ 50 đến 100%…
“Điều này tác động nặng nề với ngành xây dựng, nông nghiệp cũng như đầu tư công. Rồi tới đây, kinh phí các dự án đầu tư công sẽ bị tác động”, ông nói và cho rằng về mặt tích cực, kinh tế phục hồi dẫn đến nhu cầu hàng hóa tăng, thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn.
Trước đó, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư TP HCM Lê Thị Huỳnh Mai nói doanh nghiệp trên địa bàn đang đối mặt nhiều gánh nặng tài chính trước làn sóng dịch lần thứ tư. Vì vậy, sở tiếp tục tham mưu UBND thành phố đề xuất Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Thành phố cũng tính toán chính sách xem xét, hỗ trợ về tài chính đối với người lao động, như: lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nghỉ việc không lương trong thời hạn hợp đồng 30 ngày liên tục trở lên…
Về tài chính, thành phố sẽ kiến nghị Trung ương xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021, kéo dài giảm tiền thuê đất với doanh nghiệp du lịch; xem xét tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hết năm nay.
Đồng thời, thành phố phối hợp Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ của doanh nghiệp trong 2 năm….
Hơn 6.000 ca mới, chuyên gia nói gì về việc điều trị Covid-19 tại nhà?
Sau hơn một tháng, Việt Nam đã có hơn 6.000 ca mắc mới. Tuy nhiên, số bệnh nhân vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết so với các đợt dịch lần trước thì đợt dịch lần này có một số điểm khác biệt. Đó là số lượng bệnh nhân lớn tạo nên sức ép lớn đối với hệ thống điều trị. Chủng virus Ấn độ diễn biến lâm sàng nhanh hơn, tỷ lệ bệnh nhân phản ứng viêm quá mức cũng cao hơn các đợt dịch trước của các chủng khác.
Các biện pháp kỹ thuật can thiệp cũng nhiều hơn như lọc máu, ECMO. Đây là gánh nặng lớn với hệ thống hồi sức cấp cứu trong điều trị Covid-19. Số lượng bệnh nhân lớn nên số các ca nặng cũng nhiều hơn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Vì thế, việc nâng cao năng lực điều trị của tuyến ban đầu được chú trọng hơn bao giờ hết. Khi điều trị ban đầu tốt thì tỷ lệ bệnh nhân nặng thấp đi và giảm gánh nặng cho khoa hồi sức tích cực của bệnh viện tỉnh cũng như giảm bệnh nhân nặng chuyển về tuyến trung ương.
Hệ thống điều trị Covid-19 chưa bị quá tải
Theo bác sĩ Cấp, với tình hình hiện tại của Bắc Ninh và Bắc Giang, hệ thống điều trị vẫn đáp ứng, chưa bị quá tải.
"Cụ thể, tại Bắc Ninh chúng tôi đang hỗ trợ về kỹ thuật, đã xây dựng chiến lược đảm bảo cho 3.000 bệnh nhân vào đồng loạt, đảm bảo tốt yếu tố hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật và con người. Các đồng nghiệp ở Bắc Giang cũng nỗ lực triển khai bệnh viện dã chiến cũng như hệ thống giường hồi sức cấp cứu", bác sĩ Cấp cho biết thêm.
Về việc Việt Nam có áp dụng điều trị Covid-19 tại nhà không, bác sĩ Cấp cho biết hiện số bệnh nhân tại nước ta vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.
Ở những nước số bệnh nhân quá lớn cũng như dịch lưu hành rộng rãi trong cộng đồng thì sẽ áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân tại nhà khi nặng mới đến bệnh viện. Ở Việt Nam, rất may là chúng ta kiểm soát được bệnh ngoài cộng đồng. Trong tuần đầu, đa số bệnh nhân Covid-19 đều nhẹ, song sang tuần thứ 2 diễn biến nặng lên nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm đi.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, thuộc đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ rẫy đang có mặt tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang hỗ trợ điều trị các bệnh nhân nặng.
"Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giống nước ngoài thì vấp phải 2 vấn đề. Thứ nhất là nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình cao nhất là. Thứ hai là trong mỗi gia đình Việt Nam thường có 3-4 thế hệ cùng ở, có người già, trẻ nhỏ, có bệnh nền nên nếu lây sang người tuổi cao, có bệnh nền rất nguy hiểm", bác sĩ Cấp cho biết.
"Khi điều trị tại nhà, bệnh nhân sẽ khó phát hiện diễn tiến nặng lên của bệnh để kiểm soát sớm, chỉ lúc nào rất nặng rồi mới vào viện thì hiệu quả điều trị thấp hơn", chuyên gia nhấn mạnh thêm.
Đến sáng 9/6, Việt Nam đã có 9.222 bệnh nhân Covid-19, 55 trường hợp tử vong. Trong đó, số lượng ca mắc mới từ ngày 27/4 đến nay là 6.044, đồng thời cũng có đến 20 ca tử vong, chủ yếu là các trường hợp mắc các bệnh lý nền nặng, thậm chí ung thư, mắc cùng lúc nhiều bệnh lý nền, tuổi cao...
BN Covid-19 số 2983 ở An Giang hồi phục ngoạn mục sau khi điều trị tại TP.HCM BN 2983 ở An Giang nhiễm Covid-19 nặng được chuyển lên TP.HCM khi phổi chỉ còn hoạt động 10 - 20%. Sau 26 ngày điều trị, các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã giúp BN hồi phục ngoạn mục. BN 2983 ở An Giang đã hồi phục ngoạn mục, ẢNH:BVCC Ngày 10.6, tin từ Sở Y tế TP.HCM, BN 2983...