Ba kế hoạch Mỹ định tấn công hạt nhân phủ đầu Liên Xô
Sau Thế chiến II, Mỹ và đồng minh châu Âu từng nhiều lần lên kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân để hủy diệt Liên Xô.
Mỹ – Anh định dùng bom hạt nhân để khuất phục Liên Xô. Ảnh minh họa: Wikipedia.
Chỉ vài tuần sau khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ và Anh nhanh chóng vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xóa sổ các thành phố của Liên Xô bằng một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn, theo Sputnik.
Trong giai đoạn trước khi Thế chiến II kết thúc, Thủ tướng Anh Winston Churchill ra lệnh cho Cơ quan Tham mưu Kế hoạch Liên quân Anh phát triển chiến lược chống Liên Xô, phù hợp với kế hoạch xâm lược các khu vực do Liên Xô kiểm soát của quân Đồng minh. Kế hoạch ban đầu được đưa ra ngày 22/5/1945 với tên mã “Chiến dịch Unthinkable” (Không thể tưởng tượng).
Mục đích chính của Unthinkable là khuất phục Liên Xô, bao gồm việc tấn công chiếm đóng những khu vực đô thị lớn khiến nước này mất khả năng kháng cự, cũng như đánh bại quân đội Liên Xô trên chiến trường để bảo đảm ưu thế tuyệt đối. Nhiều tướng lĩnh Anh c ảnh báo Churchill rằng một cuộc chiến tổng lực như vậy sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp với quân Đồng minh.
Tuy nhiên, sau khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945, thủ tướng Churchill và một số chính trị gia cánh tả Mỹ thuyết phục đưa ra đề xuất hủy diệt Liên Xô bằng vũ khí nguyên tử. Churchill khẳng định một đòn tấn công hạt nhân nhằm vào Liên Xô sẽ đánh bại hoàn toàn nước này, giúp binh sĩ Anh – Mỹ tránh được thương vong.
Unthinkable nhận được sự ủng hộ của các quan chức quân sự và nhà lập pháp Mỹ. Từ năm 1945 đến khi Liên Xô kích nổ thiết bị hạt nhân đầu tiên năm 1949, Lầu Năm Góc đã 9 lần lên kế hoạch tấn công nước này bằng vũ khí hạt nhân. Những kế hoạch đánh phủ đầu này đều nhằm hủy diệt chớp nhoáng Liên Xô, trong khi Mỹ không phải chịu thiệt hại.
Chiến dịch Dropshot được phát triển năm 1949, vạch ra phương án tấn công 200 mục tiêu ở 100 đô thị Liên Xô, gồm cả thủ đô Moscow và thành phố Leningrad, bằng 300 quả bom hạt nhân và 20.000 tấn bom thông thường. Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn muốn phát động chiến tranh trên bộ cùng đồng minh châu Âu để đánh bại Liên Xô. Kế hoạch này dự kiến được tiến hành vào ngày 1/1/1957.
Trong thời gian dài, rào cản duy nhất của Dropshot là việc Mỹ không có đủ bom nguyên tử và oanh tạc cơ. Vào thời điểm năm 1948, Mỹ chỉ có 50 quả bom nguyên tử và 32 oanh tạc cơ B-29 cải tiến.
Video đang HOT
Oanh tạc cơ B-29 đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Dropshot. Ảnh: Wikipedia.
Thời điểm đó, Mỹ thông qua chính sách chiến tranh nguyên tử để bảo vệ lợi ích quốc gia, cũng như tích cực thu thập thông tin về căn cứ quân sự và công nghiệp Liên Xô bằng hàng nghìn chuyến bay do thám. Washington triển khai oanh tạc cơ B-29 đến châu Âu sau cuộc khủng hoảng Berlin năm 1948, trước khi thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để hỗ trợ kế hoạch này.
Khi kho bom hạt nhân Mỹ đạt đến con số 250 quả, Lầu Năm Góc tin rằng họ có thể giành chiến thắng trước Liên Xô. Tuy nhiên, việc Moscow kích nổ quả bom hạt nhân đầu tiên vào năm 1949 đã giáng một đòn nặng nề vào tham vọng này.
“Vụ thử bom nguyên tử của Liên Xô ngày 29/8/1949 đã khiến Mỹ bị sốc do đánh mất thế độc quyền vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, điều này không khiến Washington thay đổi hình mẫu chiến tranh”, giáo sư Donald Angus MacKenzie thuộc Đại học Endinburg cho biết.
Chiến lược gia quân sự Mỹ tin rằng Liên Xô sẽ phải mất nhiều năm trước khi sở hữu kho vũ khí nguyên tử có quy mô lớn, nhưng lại phớt lờ khả năng hủy diệt của bom hạt nhân Liên Xô. Năm 1954, Mỹ ban hành học thuyết hạt nhân, chính thức cho phép trả đũa trước bất kỳ hành động gây hấn nào của Liên Xô.
Kế hoạch hành động tổng thể ( SIOP)
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia Mỹ từng bí mật lên kế hoạch hành động tổng thể (SIOP) để đối phó Liên Xô và khối hiệp ước Warsaw.
Năm 1962, kế hoạch đầu tiên mang tên SIOP-62 được đưa ra. Có hai kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân được đề xuất. Đầu tiên là tấn công hạn chế bằng lực lượng trực chiến hạt nhân, vốn chỉ chiếm phần nhỏ kho vũ khí hạt nhân Mỹ. Kịch bản còn lại là tấn công tổng lực bằng tất cả vũ khí trong biên chế quân đội Mỹ.
SIOP dự tính tấn công phủ đầu khoảng 1.000 cơ sở hạt nhân Liên Xô nếu có dấu hiệu chiến tranh sắp nổ ra. Lực lượng trực chiến hạt nhân sẽ tấn công 75% số mục tiêu, bao gồm bệ phóng, sở chỉ huy và kiểm soát của Liên Xô, khối hiệp ước Warsaw và Trung Quốc.
Các mục tiêu trên lãnh thổ Liên Xô và Đông Âu theo kế hoạch SIOP-62. Ảnh: Imgur.
Trong đòn đánh phủ đầu này, 199 thành phố Liên Xô có dân số trên 50.000 người sẽ bị tấn công, gây thương vong cho 56% dân số thành thị và 37% tổng dân số Liên Xô. Ở Trung Quốc, 49 thành phố sẽ trở thành mục tiêu, khiến 41% dân số thành thị và 10% tổng dân số thiệt mạng. Ở Đông Âu, chỉ các mục tiêu quân sự bị nhắm tới với thương vong ước tính hơn 1,3 triệu người.
Trong kịch bản tấn công tổng lực, 295 thành phố Liên Xô sẽ bị phá hủy, chỉ 5 thành phố có dân số trên 50.000 người còn nguyên vẹn. 72% dân số đô thị và 54% dân số Liên Xô sẽ thương vong, tương đương 108 triệu trong tổng số 217 triệu dân thiệt mạng. Ở Trung Quốc, 78 thành phố sẽ bị tấn công, làm 53% dân thành thị và 16% tổng dân số bị ảnh hưởng. Thương vong ở Đông Âu sẽ lên tới hơn 4 triệu người.
Về tổng thể, SIOP-62 ước tính một cuộc tấn công tổng lực của Mỹ vào Liên Xô, Trung Quốc và khối Warsaw sẽ khiến 355 triệu người thiệt mạng trong 72 giờ đầu tiên. Bản kế hoạch này không đưa ra thương vong của Mỹ trong chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, báo cáo của Phòng Đánh giá Công nghệ (OTA) thuộc Lầu Năm Góc năm 1978 có nêu chi tiết về khả năng Liên Xô trả đũa hạt nhân Mỹ.
Theo đó, trong trường hợp Liên Xô tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ, ước tính 60-88 triệu người Mỹ sẽ thiệt mạng. Nếu được cảnh báo sớm, các thành phố lớn và khu công nghiệp có thể được sơ tán, tuy nhiên điều này chỉ có thể giảm số thương vong xuống còn 47-51 triệu người. Báo cáo của OTA không đề cập đến việc đồng minh Mỹ như NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc bị tấn công, nhưng điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra.
Duy Sơn
Theo VNE
Cuộc đua của các "bóng hồng" lái máy bay quân sự Nga tương lai
Các cô gái với ước mơ trở thành những nữ phi công quân sự đầu tiên của Nga được đào tạo tại Trường Hàng không Quân sự Krasnodar từ sau khi Liên Xô tan rã đã phải trải qua những bài kiểm tra gắt gao trước khi được tuyển chọn vào vòng cuối cùng.
Ngày 10/9 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, Trường Hàng không Quân sự Krasnodar tại Krasnodar, Nga đã tổ chức các vòng thi tuyển để tuyển chọn 15 cô gái theo học khóa huấn luyện trở thành phi công quân sự trong lực lượng không quân Nga.
Đây cũng là lần đầu tiên Không quân Nga mở lại các khóa huấn luyện nữ phi công để điều khiển máy bay chiến đấu kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991. Hàng trăm hồ sơ đã được gửi về để Trường Hàng không Quân sự Krasnodar bắt đầu quá trình tuyển chọn.
Các nữ ứng viên phải trải qua nhiều vòng kiểm tra khác nhau, từ thể lực cho tới tâm lý, trước khi được chọn vào nhóm 15 cô gái cuối cùng. Trong ảnh: Một ứng viên thực hiện bài kiểm tra trên ghế xoay tại Trường Hàng không Quân sự Krasnodar.
Trong vòng 15 ngày, các ứng viên sẽ phải sống trong trại tập trung và trải qua quy trình kiểm tra khắt khe trước khi được chọn làm các học viên của Trường Hàng không Quân sự Krasnodar và chạm tới ước mơ trở thành phi công quân sự.
Bên cạnh các thành tích học tập nổi bật thể hiện qua kết quả của các kỳ thi quốc gia, các ứng viên còn phải chứng minh sự dẻo dai về sức khỏe. Họ cũng phải vượt qua các bài kiểm tra về tâm lý.
Nếu hoàn thành tốt khóa huấn luyện và tốt nghiệp Trường Hàng không Quân sự Krasnodar, các nữ học viện có thể bắt đầu tham gia vào lực lượng không quân Nga và lái máy bay chiến đấu từ năm 2020.
Đông đảo cô gái trẻ từ khắp các vùng miền trên lãnh thổ Nga đã nộp đơn xin ứng tuyển. Chương trình huấn luyện lý thuyết đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 1/10.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các nữ phi công quân sự có thể được đào tạo để thực hiện các chuyến bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau khi họ tốt nghiệp từ Trường Hàng không Quân sự Krasnodar.
Thành Đạt
Ảnh: Sputnik
Theo Dantri
Phương Tây thừa nhận chưa hiểu Nga Chính những nhận thức sai lầm của phương Tây đã khiến chính sách của họ đối với Nga trở nên bất định. Cái lý của người Nga Trang Financial Times (FT) vừa có bài phân tích nêu lên vấn đề "Phương Tây đã bao giờ hiểu Nga?". Theo bài viết, tại thời điểm Liên Xô sụp đổ, hầu như ai cũng cho rằng...