Ba “kẻ giết gan” nhiều nhà vẫn vô tư để trong tủ lạnh, thà vứt bỏ còn hơn ăn một miếng
Nếu không muốn gan bị tàn phá nghiêm trọng, mọi người đừng vì tiếc mà giữ lại những thực phẩm thường cất trong tủ lạnh này.
Ung thư là căn bệnh mà ai cũng sợ bởi khi nhắc đến ung thư gần như mọi người đều nghĩ đến cái chết. Trong số đó, đáng sợ hơn cả là căn bệnh ung thư được không ít người gọi là “vua của các loại ung thư” – ung thư gan. Do các triệu chứng ban đầu của nó không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua, điều này làm tăng khó khăn cho việc điều trị và dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Nói đến thủ phạm gây tổn thương gan, phản ứng đầu tiên của nhiều người là thức khuya và rượu bia, nhưng thực tế, ngoài những điều này, có thể còn có những “sát nhân” gây ung thư gan mạnh hơn đang ẩn mình trong tủ lạnh.
Ba “kẻ giết gan” lớn giấu trong tủ lạnh, thà vứt bỏ còn hơn ăn
1. Thức ăn thừa
Nhiều gia đình sau khi ăn xong nếu còn thừa sẽ cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh vì nghĩ rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản đồ ăn đến hôm sau. Dù tủ lạnh quả thực có thể bảo quản thực phẩm nhưng nó không phải đồ vật vạn năng, một số vi khuẩn vẫn sẽ sinh sôi trong tủ lạnh, đặc biệt là thực phẩm tiếp xúc trực tiếp.
Đặc biệt, việc cho thức ăn vào tủ lạnh bảo quản nhưng không ăn ngay sẽ tồn tại nguy cơ tăng lượng vi khuẩn tiềm ẩn trong thức ăn, thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm. Người dùng có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không tiêu, nếu năng cần phải vào bệnh viện để cấp cứu.
Mặc dù ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh không trực tiếp gây ung thư nhưng nếu ăn quá thường xuyên, sẽ khiến gan chịu tổn thương, lâu dần tích tụ ngày càng nhiều độc tố, cuối cùng mới dẫn tới ung thư.
Do đó, nên hạn chế việc ăn đồ ăn thừa cát trong tủ lạnh, cố gắng nấu đủ ăn cho một bữa. Đối với thức ăn thừa khi cất ở ngăn mát tủ lạnh, nên ăn lại tốt nhất tối đa 24 giờ đồng hồ. Đối với những loại thức ăn để ngăn đông như thịt kho, cần phân ra thành nhiều phần nhỏ, tránh việc rã đông thức ăn rồi lại cho tiếp vào ngăn đông. Những món canh rau, nên dùng ngay trong bữa ăn hôm sau vì một số loại rau có phun hóa chất, nếu bảo quản lâu sẽ dễ chuyển hóa sang nitrit, cực kì độc hại cho sức khỏe.
2. Thịt đông lạnh trong tủ quá lâu
hiện nay, thịt lợn bẩn rất nhiều, nên khi nghe nói đến thịt lợn sạch, mọi người thường mua nhiều và cất trữ thịt để ăn dần. Hoặc đôi khi vì quá bận nên cuối tuần thường mua nhiều thịt về cất trữ tủ lạnh ăn dần nên đôi khi để quên thịt quá lâu khoảng vài tháng thậm chí là nửa năm mới bỏ thịt ra ăn, điều này thực sự rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Thịt đã được để trong tủ lạnh quá lâu sẽ biến thành “xác thịt chết cứng”, bởi nó đã vượt quá thời gian sử dụng an toàn, không những làm mất đi chất dinh dưỡng, còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ăn những thực phẩm bị biến đổi chất sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, gây nôn mửa, tiêu chảy và các phản ứng khó chịu khác.
Mọi người đừng nghĩ rằng thịt đã được đông lạnh thì tuyệt đối an toàn, mặc dù nó có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, ngăn ngừa sự biến chất, nhưng nó không thể hoàn toàn ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo và protein khi đã để quá lâu.
Video đang HOT
Sau khi thịt bị oxy hóa, dần dần màu sắc miếng thịt sẽ biến đổi thành màu hồng sẫm, chất béo của thịt mỡ cũng bắt đầu chuyển sang màu vàng, hương vị cũng bị biến đổi. Nếu ăn loại thịt như vậy, chất béo bị oxy hóa ở trong thịt sẽ thúc đẩy nhanh sự lão hóa của cơ thể.
Đặc biệt, thịt sau khi để đông lạnh, các vi khuẩn và các kí sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, sẽ dần dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt. Khi thịt bị đông lạnh, những virut, vi khuẩn, kí sinh trùng sẽ biến đổi và hoạt động mạnh, dẫn đến sự hư hỏng của thịt cũng biến đối vô cùng nhanh. Nếu ăn loại thịt này, tức là bạn đang nạp lượng độc tố vào cơ thể tương đối nhiều, làm giảm sức đề kháng, và làm gia tăng tỉ lệ bị ung thư.
3. Rau lá bị thối một phần
Rau củ rất giàu vitamin, có thể giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhiều người thích mua nhiều rau rồi để trong tủ lạnh để tiện nấu nướng. Tuy nhiên, bạn có thấy rằng các loại rau ăn lá để trong tủ lạnh dễ bị ôi thiu hơn không?
Điều này liên quan nhiều đến nhiệt độ, một số người vì tiếc không nỡ vứt hết những rau củ thối mà sẽ chỉ loại bỏ những phần bị thối. Thực tế, việc ăn thực phẩm ôi thiu là không nên, để lâu sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho gan và làm tổn thương gan.
Ba bước nuôi dưỡng gan
Một khi gan bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của lá lách và dạ dày; quá trình chuyển hóa đường, chất béo và protein cũng sẽ gặp vấn đề; sự lưu thông của khí và máu cũng sẽ kém, có thể được mô tả là ảnh hưởng toàn thân. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì gan khỏe mạnh
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể bổ sung chất lỏng trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, uống nhiều nước cũng có lợi cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ và loại bỏ chất thải, giảm tác hại của các chất chuyển hóa và độc tố đối với gan.
Uống nước đun sôi thường xuyên giúp gan làm sạch các chất độc và nuôi dưỡng gan. Nhưng nếu bạn có thể cho thêm một số thành phần có tác dụng bổ gan, thanh nhiệt vào nước đun sôi sẽ giúp gan giải độc tốt hơn, bảo vệ sức khỏe của gan thì lá gan sẽ cảm ơn bạn.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục thường xuyên giúp bài tiết các chất độc trong cơ thể ra ngoài, còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong các mạch máu trong cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm thiểu phát sinh bệnh tật. Tập thể dục, vận động phù hợp giúp thúc đẩy tiêu thụ calo và giúp gan chuyển hóa chất béo và protein, có thể coi là giảm khối lượng công việc của gan và giảm gan nhiễm mỡ.
Tốt nhất nên tập 4-5 lần/tuần, mỗi lần không quá 30 phút để không gây cảm giác mệt mỏi. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, tốt nhất nên tập thể dục vào buổi sáng và buổi tối, tránh ánh nắng trực tiếp, sau khi ăn tối nên đi dạo công viên cũng có lợi cho việc thư giãn, tạo tâm trạng tốt.
3. Ăn nhiều rau
Rau rất tốt cho sức khỏe của gan vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho con người mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rác và chất độc trong cơ thể.
Các loại rau tốt cho gan bao gồm bông cải xanh, cà chua, đậu xanh, cải cúc,… Những loại rau này chứa nhiều nguyên tố và rất hữu ích trong việc cải thiện chức năng gan, nếu bạn cứ ăn thì lá gan của bạn sẽ rất quý.
Giữ lượng rau hàng ngày của bạn ở mức khoảng 500 gam. Ăn thường xuyên cũng có thể giúp giảm gánh nặng chuyển hóa của gan, vì rau dễ dàng chuyển hóa qua gan.
Rước cả tá bệnh vào người nếu cứ dùng những món ăn thừa, nấu đi nấu lại nhiều lần này
Không muốn bị ốm bạn đừng dại ăn lại những thức ăn thừa dưới đây.
1. Trứng
Theo Tiến sĩ Kantha Shelke, đa số trứng chứa vi khuẩn salmonella. Kể cả khi trứng đã nấu nhưng nếu không chín kỹ sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn. Để trứng ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn đó sinh sôi, gây ngộ độc.
2. Củ cải
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học thể thao cho hay oxit nitric trong củ cải đường có thể giúp chúng ta tập luyện và tăng huyết áp. Thực phẩm giàu nitrat như củ cải được nấu chín, không được làm lạnh đúng cách hay hâm nóng thì nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, rồi thành nitrosamine - chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn củ cải hâm nóng hoặc các món ăn từ củ cải đường có thể không phải là một ý kiến hay.
3. Khoai tây
Hâm nóng khoai tây có thể tạo ra vi khuẩn gây ngộ độc Clostridium botulinum. Khoai tây nướng trong giấy bạc có nguy cơ gây bệnh cao vì chúng tạo cho vi khuẩn môi trường thiếu ô xy để phát triển.
4. Rau chân vịt
Giống như củ cải đường, rau chân vịt là một loại thực phẩm giàu nitrat khác. Khi được nấu lại, nitrat sẽ chuyển thành nitrit - chất gây ung thư trong cơ thể. Do đó, không nên đun lại loại rau này. Bạn có thể xào hoặc ăn rau chân vịt sống.
5. Cơm
Cơm chưa nấu có thể chứa Bacillus cereus - bào tử có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử thành chất gây hại cho dạ dày. Chúng sản sinh ra vi khuẩn và gây buồn nôn.
6. Thịt gà
Giống như trứng, thịt gà sống chứa vi khuẩn salmonella. Và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là nguyên nhân khiến những vi khuẩn này sinh sôi. Đừng hâm nóng thịt gà nhiều lần.
7. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Hâm nóng có thể khiến dầu bốc khói quá mức, tạo ra khói độc hại có hại cho sức khỏe. Nếu bạn định hâm nóng đồ chiên, hãy hâm nóng ở nhiệt độ thấp.
8. Hải sản
Hải sản rất dễ hỏng. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, vi khuẩn có thể gây bệnh phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C. Ngay cả nhiệt độ phòng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hải sản. Vì vậy, không nên để hải sản trong tủ lạnh quá 2 giờ (hoặc hơn 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C).
Có thể hâm nóng thức ăn an toàn bao nhiêu lần? Thói quen hâm nóng thức ăn đã trở thành một phần trong cuộc sống ngày nay. Trứng là một trong những món nên hạn chế hâm nóng lại - ẢNH: SHUTTERSTOCK Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng không nên hâm nóng thức ăn quá một lần, một số ý kiến lại cho rằng hoàn toàn an toàn nếu hâm nóng nhiều...