Bà Hứa Thị Phấn lại bị đề nghị truy tố
Bà Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm bị đề nghị truy tố vì liên quan đến hành vi gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỷ đồng.
Ngày 12.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an đã chuyển hồ sơ, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bà Hứa Thị Phấn (61 tuổi, nguyên Cố vấn Cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín) về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cùng bị truy tố về 2 tội danh trên là 2 bị can: Ngô Kim Huệ (nguyên Phó tổng giám đốc TrustBank), Bùi Kim Loan (Kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ).
Liên quan đến vụ án này, bị can Lâm Kim Dũng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang) cũng bị đề nghị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 24 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà Hứa Thị Phấn. Đồ họa: Hiền Đức
Theo kết luận điều tra, bị can Hứa Thị Phấn lợi dụng việc nắm giữ hơn 84% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín, đã nắm giữ chi phối, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng này.
Trong đó liên quan đến 5 hành vi: Nâng khống giá căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Đại Tín, chiếm đoạt và gây hại cho Đại Tín 1.105 tỷ; hoạch toán thu khống gây thiệt hại 5.256 tỷ đồng; thông qua 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ chiếm đoạt và sử dụng hơn 3.581 tỷ đồng; chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản, chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỷ đồng và nâng khống 25 bất động sản khác bán cho Đại Tín để chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.024 tỷ đồng.
Kết luận điều tra cũng nêu bà Phấn đã chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư 1.037 tỷ vào 4 dự án bất động sản của 3 công ty do bà làm chủ, chỉ đạo một số nhân viên Đại Tín nâng khống giá trị 25 bất động sản, gây thiệt hại 1.024 tỷ.
Cơ quan điều tra cáo buộc hành vi của bị can Hứa Thị Phấn cùng các đồng phạm đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỷ đồng. Riêng thiệt hại 5.643 tỷ đồng đã được tách ra để điều tra trong giai đoạn 2.
Trước đó, bà Phấn đã bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt 17 năm tù giam về tội Vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức dụng. Bà kháng cáo cho nên bản án vẫn chưa có hiệu lực pháp luật.
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 đang xét xử, bà Hứa Thị Phấn được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, bà Phấn vắng mặt với lý do sức khỏe chỉ còn 7%.
Luật sư đề nghị bà Hứa Thị Phấn bồi thường 500 tỷ cho Oceanbank
Bào chữa cho Phạm Công Danh, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX truy nguyên đường đi số tiền 500 tỷ và buộc bà Hứa Thị Phấn chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường cho Oceanbank.
Theo Hoài Thanh – Hà Hương (Zing)
Ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt vì bị ung thư gan, tòa không chấp nhận
Nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án có đơn xin vắng mặt tại tòa nhưng không được chấp thuận, HĐXX cho biết tiếp tục viết giấy triệu tập những người này đến tòa để làm rõ các vấn đề liên quan.
Chiều 9.1, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục với phần công bố cáo trạng của đại diện VKS.
Đáng chú ý, HĐXX thông tin đã nhận được kiến nghị cùng bệnh án của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Hứa Thị Phấn (cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín) về việc đề nghị cho bà Phấn vắng mặt do sức khỏe. Theo đơn trình bày, bà Phấn mất 93%, chỉ còn 7% sức khỏe nên không đủ sức khỏe tham gia phiên tòa.
HĐXX trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê.
Bên cạnh đó, HĐXX cũng cho biết vừa nhận được tất cả những đơn xin vắng mặt tại phiên tòa của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong đó có ông Trần Bắc Hà, đã có đơn xin vắng mặt do đang điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện và các lãnh đạo BIDV như ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang... xin vắng mặt vì sức khỏe yếu hoặc bận công tác. Những người có đơn xin vắng mặt tại tòa, giữ nguyên lời khai của mình tại cơ quan điều tra và sử dụng những lời khai này làm căn cứ để phục vụ cho việc làm rõ vụ án (nếu cần).
Tuy nhiên, chủ tọa Phạm Lương Toản cho rằng lời khai của những người này rất quan trọng, sự có mặt của những người này giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề cốt lõi của vụ án nên đã không chấp nhận đơn xin vắng mặt của những người trên. Đồng thời, chủ tọa phiên tòa cũng tiếp tục ký giấy triệu tập ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang và một số người khác tới tham dự phiên tòa.
Trước đó, trong chiều 8.1, đại diện VKS đề nghị phải triệu tập tất cả những người, đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tòa để làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Trong đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX bằng mọi giá phải triệu tập ông Trần Bắc Hà đến tòa.
Theo như cáo trạng, trong vụ án này có gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng được triệu tập đến tòa để làm rõ vụ án. Trong đó có nhiều người có đơn xin vắng mặt. Trong phần thủ tục phiên tòa, HĐXX cho biết nhiều người có đơn xin vắng mặt đã khai báo đầy đủ nội dung với cơ quan điều tra, không cần thiết phải triệu tập đến tòa nên phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra.
Cũng trong chiều 9.1, do sức khỏe nhiều bị cáo tại tòa bị yếu nên HĐXX cho phép các bị cáo ngồi nghe đọc cáo trạng, chỉ đến phần kết luận các bị cáo mới đứng lên nghe. Riêng bị cáo Phạm Công Danh do sức khỏe yếu và bị suy thận độ 3 nên HĐXX cho phép bị cáo được vào phòng chăm sóc y tế để nghe cáo trạng. Ngoài ra các bị cáo: Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ và Trần Hiệp cũng được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ.
Theo Danviet
"Ông Trầm Bê giảm sút sức khỏe trước phiên xử" Bị bệnh tiểu đường không thể đứng lâu, song tinh thần nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Sacombank Trầm Bê được đánh giá là khá thoải mái. Luật sư Phạm Ngọc Trung - một trong ba người bào chữa cho ông Trầm Bê (59 tuổi) - vừa có buổi tiếp xúc với thân chủ, sau khi Phó chủ tịch thường...