Bà Harris nhận được số tiền ủng hộ tranh cử rất lớn, sẵn sàng tranh luận với ông Trump
Trong tuần đầu tiên, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhận được số tiền ủng hộ rất lớn, bằng khoảng 2/3 so với số tiền mà chiến dịch vận động tranh cử của đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump nhận được trong cả quý II.
Ngày 26/7, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ký vào các mẫu biểu, nộp hồ sơ chính thức cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024. Ảnh: Kamala Harris/X
Trong một bài viết trên mạng xã hội X hôm 28/7, Phó Giám đốc điều hành chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris, ông Rob Flaherty cho biết chiến dịch của Phó Tổng thống Mỹ mới khởi động được một tuần, nhưng đã nhận được 200 triệu USD tiền đóng góp và 66% trong số đó đến từ những người mới tham gia đóng góp. Ngoài ra, cũng có 170.000 tình nguyện viên mới tham gia tranh chiến dịch tranh cử của bà Harris.
Theo giới quan sát, đây được coi là con số rất lớn và vô cùng ấn tượng khi mà Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris mới thay thế Tổng thống Mỹ Joe Biden để đối đầu với ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump.
Trước đó vào đầu tháng 7, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay họ đã vận động được số tiền đóng góp lên tới 331 triệu USD trong quý II/2024.
Sau khi ông Biden rút khỏi cuộc đua hôm 21/7 và ủng hộ “phó tướng” của mình, bà Harris, người phụ nữ da mầu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên giữ chức phó tổng thống đã nhận được sự ủng hộ của đa số các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ, qua đó gần như chắc chắn sẽ trở thành ứng cử viên chính thức của đảng này trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Ngày 26/7, bà Harris đã ký vào các mẫu biểu, nộp hồ sơ chính thức cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 cùng với tuyên bố rằng: “Tôi sẽ nỗ lực hết mình để giành từng lá phiếu bầu. Và vào tháng 11 tới, chiến dịch vận động dựa trên quyền lực nhân dân của chúng ta sẽ giành chiến thắng”.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố đưa ra vào hôm 25/7 khi mới bước xuống chuyên cơ Không lực Hai tại Căn cứ Hỗn hợp Andrews ở Maryland, bà Harris tuyên bố đã sẵn sàng tranh luận với ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.
Phát hiện mới của FBI trong vụ nổ súng ám sát ông Trump khi vận động tranh cử
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phát hiện trước khi nổ súng ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc đảng Cộng hoà, Thomas Matthew Crooks đã có một số hành vi đáng ngờ, bao gồm tra cứu trực tuyến và sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để do thám hiện trường.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray. Ảnh: Getty Images
Xuất hiện trong buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ ngày 24/7, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray đã tiết lộ những chi tiết mới về Thomas Matthew Crooks, tay súng 20 tuổi thực hiện vụ ám sát ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa tại một cuộc vận động tranh cử tại quận Butler thuộc bang Pennsylvania hôm 13/7 vừa qua.
Ông Wray cho biết qua phục hồi chiếc máy tính xách tay của Crooks, Cục Điều tra Liên bang Mỹ phát hiện vào ngày 6/7, nghĩa là một tuần trước vụ xả súng ở Butler (Pennsylvania), Crooks đã tiến hành một cuộc tìm kiếm trực tuyến liên quan đến Lee Harvey Oswald, kẻ nổ súng ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ở Dallas vào ngày 22/11/1963.
Ông Wray cho biết thêm đó cũng là ngày mà Crooks đường như đã đăng ký tham gia cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump dự kiến diễn ra vào ngày 13/7 tại quận Butler thuộc bang Pennsylvania.
Một phát hiện mới khác, theo ông Wray, là hai giờ trước khi ông Trump phát biểu, Crooks đã điều khiển một thiết bị bay không người lái bay (UAV) trên khu vực diễn ra cuộc vận động tranh cử trong khoảng 11 phút (khoảng từ 15h50 đến 16h00 ngày 13/7), cách sân khấu nơi ông Trump dự kiến phát biểu khoảng 182 mét.
Sau đó, thiết bị bay không người lái và bộ điều khiển đã được tìm thấy trong xe của hung thủ cùng hai thiết bị nổ "tương đối thô sơ" khác.
Ngoài ra, Giám đốc FBI còn lưu ý rằng Crooks ngày càng quan tâm đến các quan chức nhà nước. Ngoài ông Trump, Crooks còn lưu trên điện thoại ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và một số nhân vật nổi bật khác.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được Mật vụ Mỹ hộ tống khỏi bục diễn thuyết trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Butler, bang Pennsylvania ngày 13/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiều 13/7, theo giờ địa phương, tức sáng 14/7, theo giờ Việt Nam, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị Thomas Matthew Crooks dùng súng ám sát khi ông đang vận động tranh cử ở bang Pennsylvania. Viên đạn xuyên qua phần trên tai ông Trump, không gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ngay sau đó, đối tượng đã bị bắn chết bởi một tay súng bắn tỉa của Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS)
Sau vụ việc, lực lượng an ninh Mỹ ra sức 'vá lỗ hổng' an ninh bầu cử. Giám đốc USSS, bà Kimberly A. Cheatle, khẳng định tình hình an ninh đã được tăng cường và các kế hoạch an ninh cho các sự kiện an ninh đặc biệt quốc gia được thiết kế linh hoạt.
Tiếp đó vào ngày 21/7, giới chức Mỹ cho biết Bộ trưởng An ninh Nội địa nước này, ông Alejandro Mayorkas đã chỉ định một ủy ban độc lập, lưỡng đảng để xem xét vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump hôm 13/7.
Trong thông báo, bộ cho hay ủy ban trên gồm những thành viên có kinh nghiệm sâu rộng về thực thi pháp luật và an ninh để tiến hành đánh giá độc lập trong 45 ngày về việc lên kế hoạch và hành động của Cơ quan Mật vụ Mỹ cũng như chính quyền tiểu bang và địa phương trước, trong và sau sự kiện tranh cử của cựu Tổng thống Trump tại Butler, bang Pennsylvania, vào ngày 13/7 - hôm xảy ra vụ việc một tay súng bắn vào ông Trump.
Ủy ban cũng kiểm tra, đánh giá việc Cơ quan Mật vụ Mỹ thực hiện kế hoạch và biện pháp bảo đảm an ninh cho ông Trump trong sự kiện nói trên.
Cựu Tổng thống Donald Trump được mật vụ Mỹ hộ tống rời khỏi bục diễn thuyết trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Butler, bang Pennsylvania, sau khi xảy ra vụ nổ súng, ngày 13/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trước mắt, tham gia ủy ban gồm cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano, bà Frances Townsend - cựu cố vấn An ninh Nội địa cho cựu Tổng thống George W. Bush, ông Mark Filip - cựu thẩm phán liên bang và Thứ trưởng Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush cùng ông David Mitchell - người từng đứng đầu cơ quan an ninh nội địa bang Delaware. Ủy ban có thể được bổ sung thêm chuyên gia trong những ngày tới.
Tuyên bố chung của ủy ban khẳng định việc thành lập nhóm lưỡng đảng này để nhanh chóng xác định những lỗ hổng an ninh để Cơ quan Mật vụ Mỹ có thể cải thiện hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và không để lặp lại những sự việc tương tự.
Trung Quốc lên tiếng về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chiến dịch tái tranh cử Ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã lên tiếng về quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng cuộc đua với đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh phát biểu về duyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng cuộc đua với đối...