Ba hành động tưởng tốt của cha mẹ ai ngờ lại âm thầm phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ
Nếu cha mẹ thường xuyên làm 1 trong 3 hành động này thì hãy thay đổi ngay đi trước khi quá muộn.
Cha mẹ nuôi con rất vất vả, khi con không hiểu chuyện, không tránh khỏi việc khiến cha mẹ đau đầu. Tuy nhiên trên thực tế, người lớn không sợ trẻ khóc cũng không sợ trẻ làm ồn, chỉ sợ trẻ bị bệnh. Một khi trẻ bị bệnh, sức đề kháng của trẻ kém sẽ dễ gặp nhiều vấn đề, hơn nữa nhìn thấy trẻ như vậy sẽ khiến cha mẹ rất đau lòng.
Để giúp trẻ không bị ốm hoặc ít sinh bệnh hơn, cha mẹ luôn tìm cách bảo vệ và chăm sóc trẻ tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi cũng chính cách chăm sóc của cha mẹ lại khiến trẻ bị mắc bệnh, phá hủy khả năng miễn dịch và giảm sức đề kháng của trẻ.
Theo các chuyên gia y tế, ba hành vi dưới đây của cha mẹ đang âm thầm phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ và cha mẹ cần phải loại bỏ sớm.
1. Khi trẻ mắc bệnh luôn cho trẻ uống thuốc hoặc tiêm
Ảnh minh họa
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ vô cùng khổ tâm, cũng chỉ muốn trẻ nhanh khỏi bệnh, tốt nhất là cho trẻ uống thuốc ngay lập tức để hồi phục sức khỏe. Sự lo lắng của người lớn lại đang mang họa cho trẻ, sau khi trẻ bị bệnh, cha mẹ luôn tự ý đi mua thuốc cho trẻ uống, nếu trẻ uống 2 lần thuốc mà tình trạng bệnh không tiến triển, thậm chí cha mẹ lại cho trẻ đi tiêm hoặc truyền nước biển. Hành vi này của người lớn, giường như khiến trẻ rất nhanh khỏi bệnh, nhưng nó sẽ lặng lẽ phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ.
Khi trẻ mắc một số bệnh nhẹ, nếu không quá nghiêm trọng, ngay từ đầu không cần phải dùng thuốc, truyền nước biển, càng không nên tùy tiện tiêm. Hãy cho trẻ đi khám bệnh, tốt nhất là người lớn nên tìm bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn và kê đơn thuốc nếu cần.
2. Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ảnh minh họa
Bất luận là điều kiện gia đình như thế nào, cha mẹ cũng đều sẵn sàng chi tiền vì con cái, ngay cả khi điều kiện gia đình không tốt, cũng sẵn sàng mua các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với giá đắt đỏ cho trẻ uống. Đặc biệt khi trẻ có sức khỏe bình thường, cha mẹ thậm chí vẫn đầu tư mua các sản phẩm giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng hoặc khiến trẻ không bị bệnh.
Hành vi này xem ra rất tốt cho trẻ, nhưng nó sẽ cản trở sự phát triển bình thường và khả năng miễn dịch bình thường của trẻ, điều này sẽ làm giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, từ đó sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Video đang HOT
3. Chú ý vệ sinh quá mức, ít cho trẻ ra ngoài
Ảnh minh họa
Cha mẹ lo lắng trẻ sẽ bị bệnh, nên càng tìm cách bảo vệ trẻ cẩn thận hơn. Trong nhà sẽ được khử trùng thường xuyên, rất nhiều đồ vật không cho trẻ được chạm vào. Vì tránh để trẻ tiếp xúc với các loai virus bên ngoài, thậm chí cha mẹ còn ít khi cho trẻ ra ngoài chơi, luôn giữ trẻ trong nhà.
Vệ sinh quá mức và cho trẻ ít tiếp xúc với môi trường thế giới bên ngoài thực sự có thể khiến trẻ ít ốm hơn và hiệu quả rất rõ ràng, nhưng phương pháp này sẽ lặng lẽ phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ, bởi trẻ không thể sống trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Cha mẹ chăm sóc trẻ như vậy, sau khi trẻ đến tuổi đi mẫu giáo sẽ rất dễ sinh bệnh.
Ba hành vi trên của cha mẹ sẽ âm thầm phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ, do vậy cha mẹ nên chú ý và tìm phương pháp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách khoa học. Trên thực tế, cách cơ bản và hiệu quả nhất để giúp trẻ không bị mắc bệnh là đảm bảo giấc ngủ ngon, có chế độ ăn uống lành mạnh, đưa trẻ ra ngoài trời để vui chơi, giúp trẻ thích nghi với môi trường đồng thời cũng giúp làm tăng khả năng miễn dịch ở trẻ.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Tại sao củ cải được ví như 'nhân sâm trắng'?
Củ cải là một trong những loại rau củ tốt nhất cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và có vô số lợi ích cho sức khỏe.
ShutterStock
Trong nhiều thế kỷ, củ cải đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị nhiều chứng bệnh như viêm, đau họng, sốt và rối loạn vận động túi mật, theo Bolsky.
Sau đây là những lợi ích tuyệt vời đến không ngờ đối với sức khỏe của củ cải:
1. Ngăn ngừa ung thư
Củ cải chứa anthocyanin và các vitamin có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ củ cải chứa isothiocyanates - gây chết tế bào ung thư. Isothiocyanates tăng cường loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
2.Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một loại flavonoid trong củ cải là anthocyanin, có đặc tính chống viêm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó cũng làm giảm cholesterol xấu, từ đó làm giảm nguy cơ bị bị đột quỵ, theo Bolsky.
3. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Củ cải là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là ăn nó sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Uống nước ép củ cải có tác động tích cực đến mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
4. Giải độc gan
Theo một nghiên cứu, chiết xuất enzyme củ cải trắng có tác dụng bảo vệ gan chống lại độc tố. Một nghiên cứu khác cho thấy củ cải có thể ngăn ngừa sỏi mật do cholesterol kết tinh trong dịch mật và giảm mức chất béo trung tính, theo Bolsky.
5. Giảm huyết áp
Củ cải là một nguồn kali tuyệt vời, giúp giảm huyết áp cao. Kali làm thư giãn các mạch máu và thúc đẩy lưu lượng máu ổn định. Nó cũng mở rộng các mạch máu bị tắc nghẽn giúp máu dễ dàng lưu thông hơn.
6. Duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Uống nước ép củ cải và lá của nó có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày bằng cách bảo vệ mô dạ dày và củng cố hàng rào niêm mạc, theo một nghiên cứu. Lá củ cải là nguồn chất xơ tốt, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, theo Bolsky.
7. Hỗ trợ giảm cân
Củ cải là một nguồn chất xơ tốt sẽ làm thỏa mãn cơn thèm ăn và giúp tránh ăn quá nhiều, giúp dễ giảm cân.
Chất xơ cũng giúp kiểm soát nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm cholesterol bằng cách liên kết với các lipoprotein mật độ thấp.
8.Tăng cường khả năng miễn dịch
Hàm lượng vitamin C trong củ cải bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do độc tố môi trường. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp duy trì làn da và mạch máu khỏe mạnh.
9. Ngăn ngừa nhiễm nấm
Củ cải có đặc tính chống nấm và chứa protein kháng nấm RsAFP2. Theo một nghiên cứu, RsAFP2 gây chết tế bào ở loại nấm Candida albicans, nguyên nhân chính gây nhiễm nấm men miệng, nấm candida xâm lấn và nhiễm nấm âm đạo.
10. Giúp cơ thể giữ nước
Củ cải có hàm lượng nước cao, giúp cơ thể bạn mát mẻ trong mùa hè. Ăn củ cải sẽ giữ nước cho cơ thể và cũng hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.
11.Tăng cường sức khỏe cho da và tóc
Vitamin C, kẽm và phốt pho trong củ cải giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách trì hoãn quá trình lão hóa. Nó cũng giữ cho da không bị nhờn và giảm mụn.
Bạn có thể thử những mặt nạ củ cải cho làn da sáng. Ngoài ra, củ cải cũng tốt cho tóc bằng cách củng cố chân tóc, ngăn ngừa rụng tóc và loại bỏ gàu, theo Bolsky.
Cách chọn củ cải:
Chọn củ cải chắc và lá phải tươi và không bị héo. Lớp vỏ bên ngoài phải mịn và không bị nứt.
Ngoài các món ăn nấu với củ cải, bạn cũng có thể thử công thức củ cải này: Cắt nhỏ 3 củ cải và cho vào máy xay sinh tố. Lọc lấy nước cốt, thêm một chút muối biển nếu cần. Thưởng thức ướp lạnh!
Theo Thanh niên
Bệnh tay chân miệng: Trẻ bị lây truyền qua đường nào và khi nào thì trẻ bị tay chân miệng hết lây cho người khác? Con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là thông qua đường hô hấp (như hắt hơi, giao tiếp, ho) khiến virus dễ dàng truyền từ người này sang người khác. Thấy con nổi một vài nốt ở bàn tay và bàn chân, chị nghĩ rằng con bị ngứa thông thường nên chị H. Thanh (Hoàng Mai, Hà Nội)...