Bà góa Liên Xô lái xe tăng ra trận trả thù cho chồng
Để báo thù cho người chồng bị phát xít Đức giết hại, Mariya Okayabraskaya bán hết tài sản để góp tiền đóng một chiếc xe tăng ra chiến trường đánh giặc.
Nữ Anh hùng Liên Xô Mariya Okayabrskaya. Ảnh: Vintagenews.
Tháng 6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa, tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, giết hại nhiều chiến sĩ Hồng quân, trong đó có một sĩ quan là chồng của Mariya Okayabrskaya, theo Vintagenews.
Khi phát xít Đức xâm lược, Oktyabrskaya là thành viên “Hội những người vợ chiến sĩ” ở quê nhà tại bán đảo Crimea, nơi cô được đào tạo thành y tá quân đội, cũng như học cách lái xe, bắn súng. Cô sau đó phải sơ tán đến Tomsk, Siberia, nhưng chồng cô ở lại Crimea chiến đấu cho đến khi hy sinh.
Hai năm sau cô mới biết tin chồng tử trận và rất phẫn nộ. “Em đã trải qua thời kỳ hết sức khó khăn…đôi khi em rất căm phẫn đến mức ngộp thở”, cô viết thư cho người chị gái và quyết định lên kế hoạch trả thù cho chồng.
Sau khi chồng mất, không có gì có thể xoa dịu vết thương lòng của cô ngoài việc trả thù cho chồng. Vì thế, cô quyết định bán mọi tài sản và viết một bức thư cho lãnh tụ Stalin.
“Chồng tôi đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tôi muốn trả thù cho chồng và những người dân Liên Xô đã bị những kẻ man rợ phát xít tra tấn, Vì vậy, tôi đã chuyển tất cả khoản tiền tiết kiệm cá nhân là 50.000 ruble vào Ngân hàng Nhà nước để chế tạo một chiếc xe tăng. Tôi đặt tên chiếc xe tăng này là ‘Người bạn gái chiến đấu’ và đề nghị ngài cho phép tôi ra tiền tuyến chiến đấu cùng chiếc tăng này”, cô viết.
Video đang HOT
Sau đó, lãnh tụ Stalin hồi đáp, cho phép người phụ nữ 38 tuổi này ra trận cùng một chiếc xe tăng T-34 sau khi tham gia khóa huấn luyện 5 tháng. Ban đầu, những người trong quân đội hoài nghi về khả năng lái xe tăng của cô, nhưng với ý chí sôi sục muốn báo thù cho chồng, cô đã thể hiện tốt trong quá trình huấn luyện và trở thành một trong những người giỏi nhất khóa.
Những nghi ngờ của các sĩ quan Liên Xô về khả năng chiến đấu của cô nhanh chóng biến mất sau lần đầu tiên cô chạm trán quân Đức vào ngày 21/10/1943. Trong lần thực chiến đầu tiên trên chiếc tăng của mình, cô đã vượt lên đội hình để tấn công vào quân Đức, giết chết 30 tên địch và loại khỏi vòng chiến một súng chống tăng. Ấn tượng với sự dũng cảm của góa phụ này, Hồng quân quyết định thăng hàm trung sĩ cho cô.
Mariya Okayabrskaya và chiếc tăng T-34 nổi tiếng. Ảnh: Vintagenews.
Đêm 17/11/1943, Hồng quân mở trận tập kích vào thị trấnNovoye Selo ở vùng Vitebsk. Khi chiếc xe tăng do Oktyabrskaya điều khiển tả xung hữu đột vào đội hình địch, một quả đạn chống tăng Bazooka bắn trúng bánh xích khiến chiếc tăng T-34 của cô khựng lại. Thay vì ngồi yên trong buồng lái theo lệnh kíp trưởng, cô đã liều mình nhảy ra ngoài và cùng một đồng đội sửa lại bánh xích giữa làn hỏa lực dày đặc của địch, trong khi những người còn lại trên xe bắn chế áp và yểm trợ cho họ. Chiếc xe tăng nhanh chóng được sửa và và lại tiếp tục tham gia chiến đấu.
Hai tháng sau, ngày 17/1/1944, Oktyabrskaya tham gia một trận tập kích ban đêm nữa vào vị trí phát xít Đức ở làng Shvedy gần Vitebsk. Kỹ năng lái xe điêu luyện của Oktyabrskaya giúp chiếc T-34 chọc thủng hai tuyến phòng thủ của địch trước khi bánh xích xe tăng bị đứt do trúng một quả đạn chống tăng.
Như lần trước, cô nhảy ra khỏi xe để sửa bánh xích, nhưng không may một quả đạn pháo Đức phát nổ ngay bên cạnh, một mảnh đạn văng trúng đầu khiến cô bất tỉnh.
Sau trận chiến, Oktyabrskaya được chuyển tới bệnh viện gần Kiev trong tình trạng hôn mê sâu suốt hai tháng liền, trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/3/1944. Cô được truy tặng Anh hùng Liên Xô, danh hiệu cao quý nhất của Hồng quân, để ghi nhận tinh thần chiến đấu anh dũng quật cường.
Duy Sơn
Theo VNE
Thành phố hạt nhân bí mật không có trên bản đồ của Liên Xô
Với vẻ ngoài yên bình, êm ả, Sillamae thực chất là nơi diễn ra các dự án chế tạo bom hạt nhân bí mật của Liên Xô thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh.
Thành phố Sillamae, Estonia thời chiến tranh Lạnh. Ảnh: Spiegel.
Giai đoạn cuối Thế chiến II, Liên Xô đã bí mật xây dựng thành phố Sillamae trên đống đổ nát của một thị trấn nhỏ trên lãnh thổ nước cộng hòa Estonia, từng là nơi giao trạnh ác liệt giữa Hồng quân và quân đội phát xít Đức.
Theo Slate.fr, Sillamae có một vẻ ngoài yên bình, êm ả giống như bao thành phố bình thường khác với những tháp chuông, nhà thờ, hồ nước..., tuy nhiên với đặc điểm địa lý là giàu đá phiến sét, đây là nơi được lãnh đạo Liên Xô Josept Stalin lựa chọn để triển khai các dự án sản xuất bom hạt nhân cực kỳ bí mật.
Ban đầu, rất nhiều công nhân và tù nhân được đưa đến đây để phục vụ việc xây dựng một nhà máy làm giàu uranium và sản xuất các hoạt chất phóng xạ khác. Sau đó, để đánh lừa các trinh sát cơ của Mỹ và đồng minh, chính quyền Liên Xô tiếp tục di chuyển hàng nghìn người dân cùng các nhà khoa học hạt nhân đến Sillamae để sinh sống.
Cuộc sống của các cư dân Sillamae giai đoạn này được đánh giá rất thoải mái với những chế độ đãi ngộ cao, thực phẩm ngon và phong phú, nền giáo dục tốt.
Đổi lại, sự tự do kết nối với thế giới bên ngoài của họ bị hạn chế đáng kể. Rất nhiều binh sĩ tuần tra trên đường phố, các tấm panô, biển báo với hàng chữ "khu vực cấm" xuất hiện khắp nơi. Các cư dân bên ngoài hầu như không có cơ hội vào được thành phố mà không xuất trình được giấy phép của cấp có thẩm quyền.
Các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật làm việc tại Sillamae cũng không được phép rời thành phố. Đồng thời, hồ nước duy nhất vốn nổi tiếng trong xanh tại đây cũng bị dựng biển cấm tiếp cận do là nơi thải chất độc phóng xạ.
"Sillamae giống như một quốc gia trong một quốc gia", Aleksander Popolitov, người sáng lập bảo tàng của thành phố nói từng nói với truyền thông.
Ngoài ra, Sillamae cũng không hề xuất hiện trên bản đồ cũng như các hệ thống hành chính khác của Liên Xô. Đến năm 1957, dân số thành phố đã lên đến 10.000 người, nhưng người dân không được phép tiết lộ tên thành phố, mọi hoạt động thư từ, liên lạc đều được thực hiện dưới tên gọi "Thành phố Leningrad 1 hoặc Narva 1".
Năm 1991, khi Estonia trở thành một quốc gia độc lập, nhà máy này đã bị đóng cửa. Nhiều kỹ sư và công nhân bị mất việc làm vẫn tỏ ra rất luyến tiếc về một cuộc sống sung túc dưới thời Liên Xô.
Năm 2009, một dự án cải tạo cho hồ nước của Sillamae cho thấy 6 triệu m3 chất thải phóng xạ đã được đổ xuống hồ trong giai đoạn phồn thịnh nhất của thành phố. Nhưng điều này cũng không thể buộc người dân rời bỏ Sillamae, bởi đơn giản thành phố đã trở thành quê hương và là nơi chứa đựng những kỷ niệm về quá khứ sung túc của họ.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
(CĐ 18) Kỳ 105 Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Mật mã đánh cắp ngày nay có giá bao nhiêu? Từ năm 1937 đến 1939, đến lượt Liên Xô trở thành nạn nhân của các vụ "đánh cướp mật mã". Sự khởi đầu (58) Bị đánh cắp đầu tiên là mật mã dùng để liên lạc giữa Moskva và bộ trưởng quốc phòng của phe cộng hoà Tây Ban Nha là phe người được Liên Xô giúp đỡ chiến đấu chống Franco. Sau...