Bà giáo già và câu chuyện xúc động lần đầu gặp Bác Hồ
Gần 50 năm trước, cô giáo Nguyễn Thị Mão là một trong những nhân chứng vụ đánh bom thảm sát của Mỹ tại trường tiểu học Hương Phúc (huyện Hương Khê). Cô cũng là một trong những người vinh dự được gặp Bác Hồ tố cáo tội ác dã man này của đế quốc Mỹ.
Hàng ngày, người dân khối phố 5, phường Tân Giang (TP. Hà Tĩnh) vẫn quen thuộc với bà giáo hưu mẫn cán với công tác phụ nữ, công tác khuyến học tại chi bộ. Ít ai biết rằng người nữ giáo hưu này, từng là một trong những thiếu niên tiêu biểu của Hà Tĩnh vinh dự được trò chuyện cùng Bác Hồ cách đây ngót 48 năm.
Ngôi nhà của vợ chồng cô giáo Nguyễn Thị Mão nép mình trong con ngõ nhỏ của phường Tan Giang. Ngay ở gian phòng khách, ngoài ban thờ gia tiên, ở phía trái cô đặt ban thờ Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và luôn hương khói cẩn thận, chu đáo. Ngày 2/9 hàng năm, cô Mão đều làm mâm cơm cúng giỗ Bác Hồ.
Trong những ngày cả nước hướng về ngày tết Độc Lập và 45 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô Nguyễn Thị Mão cũng rưng rưng nhưng kỷ niệm không bao giờ quên.
Năm 1966, khi ấy cô Nguyễn Thị Mão vừa tròn 14 tuổi đang học lớp 6A trường tiểu học Hương Phúc (huyện Hương Khê). Vào thời gian này, Hà Tĩnh là vùng đất chia lửa cùng tiền tuyến miền Nam và phải chịu đựng những trận đánh phá ác liệt của không lực Mỹ.
Dã man hơn hết, chúng rải thảm bom B.52 vào các làng mạc, bệnh viện, chùa chiền, nhà thờ và trường học… Tháng 3/1966, trường cấp 2 Hương Phúc, thuộc huyện Hương Khê là mục tiêu đánh phá của chúng.
Cô Nguyễn Thị Mão – người học trò vinh dự được gặp Bác Hồ
Vào một ngày trung tuần tháng 3/1966, hàng đàn quạ Mỹ lồng lộn ném bom “tọa độ” vào trường. Buổi sáng, chỉ mỗi lớp 6A, vừa vào tiết học vn. Toàn trường lúc này có 45 học sinh thì có 33 học sinh tử vong và 22 học sinh bị thương. Lớp học của cô Nguyễn Thị Mão bị ném bom chết gần hết. Duy, chỉ học trò Nguyễn Thị Mão may mắn thoát chết, do hôm ấy, Mão vì có việc nhà nên xin phép đến lớp muộn.
“Khi hay tin, tôi bàng hoàng không thể tin rằng không còn gặp lại tất cả các bạn của tôi. Chỉ vừa mới đây thôi, chúng tôi còn cười đùa hay tranh luận về chuyện ở ngoài vùng kháng chiến mà thầy cô kể lại, vậy mà khi tôi đến nơi, tất cả chỉ còn một đống đổ nát. Bạn bè tôi bị vùi dưới đất lạnh. Khi ấy, trong tôi chỉ trào lên cảm giác đau xót và uất hận…”, lời tâm sự của người học trò năm xưa nghẹn lại. Năm tháng qua đi, ký ức đau thương ấy vẫn chưa hề nguôi.
Sau vụ ném bom thảm sát, Bác Hồ được tin này, đã cho mời Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Vn Huyên lên cho Bác biết tình hình cụ thể việc giặc Mỹ leo thang hủy diệt các trường học. Ty Giáo dục (nay là Sở GD&ĐT Hà Tĩnh), hiệu trưởng nhà trường, đại diện phụ huynh học sinh của trường tiểu học Hương Phúc cũng được mời ra Hà Nội để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ trước học sinh, sinh viên thủ đô và 120 nhà báo nước ngoài. Trong chuyến đi đó, cô học trò Nguyễn Thị Mão cũng được tham dự.
Đoàn giáo dục Hà Tĩnh theo Bộ trưởng vào Ba Đình báo cáo với Bác sự việc tàn bạo của giặc Mỹ ở Hương Khê vừa xảy ra. Lúc đoàn vừa đến đã thấy Bác chờ sẵn ở sảnh đường phòng khách Phủ Chủ tịch.
Bác thân mật hỏi thm từng người. Một cán bộ trong đoàn thay mặt thưa cùng Bác tội ác của đế quốc Mỹ tại trường tiểu học Hương Phúc. Vừa nói chuyện, người cán bộ chỉ sang học trò Mão và nói – “Thưa Bác, lớp sáu chỉ còn mỗi một em học sinh là Nguyễn Thị Mão sống sót”. Nghe xong, Bác bảo Mão đến ngồi kề Bác. Bác nhẹ nhàng vuốt tóc cháu gái bé bỏng, như ông ngoại vỗ về an ủi cháu. Mấy lần câu chuyện kể dở phải dừng lại vì Bác rút khn tay lau mắt.
“Rồi Bác quay sang hỏi tôi về việc nhà, tôi thưa Bác rằng cháu đã biết làm thành thục mọi việc cấy cày nhà nông và gánh 30 cân lúa. Nghe vậy, Bác vuốt tóc và căn dặn rằng – Cháu gặt hái, cấy được là giỏi. Bác khen cháu vừa học vừa giúp gia đình. Nhưng tuổi nhỏ làm việc nhỏ, cháu đừng gánh nặng quá. Mười một tuổi như cháu gánh ba mươi cân là không nên”, người nữ giáo hưu bồi hồi nhớ lại.
Bác Hồ luôn dành tình thương, sự quan tâm đối với thế hệ thiếu niên nhi đồng (ảnh tư liệu)
Trong đoàn có, chị Trương Thị Vi là người thân của học sinh bị nạn, cũng đứng lên thưa chuyện: “Thưa Bác, cháu đại diện cho phụ huynh học sinh, em ruột cháu bị lấp vùi trong cn hầm, ngạt thở chết. Cha già không đi được, cháu đi thay”.
Video đang HOT
Bùi ngùi lặng im một lúc, Bác hỏi Vi: “Cháu có biết phụ huynh là gì không?”.”Thưa Bác, phụ huynh là cha mẹ ạ!”. Bác ôn tồn giảng giải thêm: “Phụ huynh là cha anh. Ngày xưa phong kiến trọng nam khinh nữ, nên chỉ nói đến cha anh, xem nhẹ vai trò của mẹ. Hôm nay, Bác dặn chú Huyên (Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Văn Huyên – PV), là ta có từ cha mẹ thì cứ gì phải dùng phụ huynh. Còn học sinh thì ta dùng học trò cũng được. Từ nào ta thiếu thì hãy mượn”.
“Nhân đây, Bác nhắc các thầy cô giáo là, giáo dục ở nhà trường phải biết kết hợp với gia đình. Vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội, nhà trường mới tốt, mới dạy tốt, học tốt được? Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Gia là nhà, đình là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp hòi trong nhà, ngoài sân thôi. Nghĩa là chỉ lo cho những người trong nhà mình ấm no, yên ổn. Ngoài ra ai nghèo khó mặc ai. Như thế là chưa đủ. Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Thí dụ: Những người lao động trong một nhà máy, một cơ quan, trường học… đều phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em trong một gia đình. Rộng hơn nữa, thì có đại gia đình các dân tộc Việt Nam và “công nông thế giới đều là anh em”.
Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng cô Nguyễn Thị Mão vẫn hăng say với công tác “học và làm theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh”
Rồi Bác dặn dò phải có kế hoạch đào hầm, che chắn và phân tán các trường đại học về nông thôn bảo đảm an toàn cho thầy trò.
Những lời của Bác khiến mọi người trong đoàn ai cũng lặng đi. Lời Bác dặn rất giản dị, nhưng dễ hiểu. Cô bé lớp 6 Nguyễn Thị Mão tự hứa với mình, phải nỗ lực và phấn đấu hơn nữa.
Trước lúc chia tay, Bác chia quà cho từng người một và bảo gói đem về. Bác lấy cho bé Mão một nắm kẹo. Bác tiễn chân đoàn giáo dục Hà Tĩnh xuống tận sân rồi mới quay vào. Trên đường về, mọi người ai cũng xúc động bởi đang trong giai đoạn ác liệt của chiến tranh, bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian cho một trường huyện nhỏ nơi vùng sâu.
Sau cuộc gặp gỡ với Bác, những thành viên của đoàn giáo dục tỉnh Hà Tĩnh hôm đó đã biến đau thương thành hành động, thi đua “dạy tốt, học tốt”, để xúng đáng với lời dạy và sự tin tưởng Bác đã gửi gắm.
Riêng cô học trò Nguyễn Thị Mão đã phấn đấu và trở thành giáo viên cấp 3 tại trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh). Trong từng giờ dạy, cô còn kể cho học trò nghe những câu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ, nhất là những bài học về đức tính giản dị, lối sống khoa học, tiết kiệm… Chính cô cũng luôn là một tấm gương mẫu mực đối với học trò, đồng nghiệp…
Hiện, cô Nguyễn Thị Mão đã nghỉ hưu. Ngoài 60 tuổi nhưng người nữ giáo hưu vẫn ngày ngày tham gia hăng say các hoạt động tại địa phương. Với những đóng góp của mình, năm 2013, cô Nguyễn Thị Mão là một trong những điển hình xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tuyên dương trong toàn tỉnh.
Phượng Vũ
Theo Dantri
Bí ẩn về những thước phim quay Lễ Độc lập mùng 2/9/1945
Những thước phim vô giá có tên "Ngày Độc lập 2/9/1945" ghi lại hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào tâm khảm người Việt Nam. Nhưng ít ai biết đằng sau thước phim đó có những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh số 6/1990 có đăng một bài viết của nhà báo Trung Sơn với tựa đề "Ai là người ghi hình phim ngày Tết Độc lập 2/9/1945?". Bài viết đó cho biết một chi tiết khá lý thú liên quan đến đoàn làm phim "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" của đạo diễn Phạm Kỳ Nam làm năm 1975.
Sau một thời gian quay ở Paris, trước khi đoàn trở về nước, đạo diễn Phạm Kỳ Nam bất ngờ được lễ tân khách sạn chuyển đến một hộp các tông được bọc kín. Khi trao chiếc hộp này, người gửi chỉ nhờ lễ tân khách sạn nhắn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam rằng đây là quà tặng của một người bạn của Việt Nam rồi lẳng lặng đi mà không cho biết tên tuổi.
Đem lên phòng khách sạn mở ra, đạo diễn Phạm Kỳ Nam hết sức ngạc nhiên khi nhận ra món quà đó là những hộp phim 16 ly với những hình ảnh đen trắng ghi trọn vẹn ngày lễ Tuyên bố Độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày mùng 2/9/1945.
Những thước phim về buổi lễ đó với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước đông đảo đồng bào trên quảng trường Ba Đình ngày ấy đã được ráp nối lại để thành một bộ phim tài liệu dài 30 phút có tên "Ngày Độc lập 2/9/1945". Bộ phim đã trở nên rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người Việt Nam mà ngày nay chúng ta vẫn thường được xem trên màn ảnh nhỏ mỗi dịp quốc khánh.
Khi về làm Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam (1989-2000) kiêm Tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh (cơ quan ngôn luận của Hội Điện ảnh), tiền thân của tờ Thế giới Điện ảnh hiện nay) tôi (Đạo diễn Đặng Nhật Minh) rất quan tâm đến nội dung được thông tin trong bài báo của nhà báo Trung Sơn. Tôi rất muốn tìm ra ai là người quay những thước phim trên.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Quốc khánh, tôi bàn với anh Trung Sơn và anh em trong tòa soạn tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh phát động một cuộc điều tra để tìm hiểu ai là tác giả của những thước phim kia.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là mời những người có trách nhiệm có mặt trong buổi lễ ngày hôm đó viết bài đăng trên tạp chí là có thể tìm ra đầu mối một cách dễ dàng, chắc nó không xa quá tầm tay.
Vậy là chúng tôi tìm đến các nhân chứng lịch sử liên quan đến sự kiện ngày 2/9/1945 để mời viết bài. Trong các nhân vật được mời viết có Tướng Trần Độ (Thứ trưởng Bộ Văn hóa khi đó), Đạo diễn Phạm Văn Khoa (người được giao nhiệm vụ dựng lễ đài), Nhiếp ảnh gia Vũ Năng An (người chụp bức ảnh nổi tiếng "Bác Hồ ở chiến dịch Đông Khê")... và đặc biệt là ông Nguyễn Hữu Đang - người được Bác Hồ giao trách nhiệm làm Trưởng ban tổ chức Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2/9/1945.
Qua sự giúp đỡ của nhà văn Phùng Quán, chúng tôi tiếp cận được với ông Đang với lời đề nghị giải đáp giùm câu hỏi: Ai là người quay phim có mặt hôm đó tại vườn hoa Ba Đình. Không lâu sau, nhà văn Phùng Quán đem đến tòa soạn một bài viết tay với tựa đề "Những điều còn bí ẩn quanh việc quay bộ phim Ngày Độc lập 2/9/1945", ký tên Nguyễn Hữu Đang.
Qua bài viết này, chúng tôi được tiếp cận với hai nguồn giả thiết về "chủ nhân" bí ẩn của những thước phim kia.
Giả thiết đầu tiên là cuốn phim này được quay bởi ông Hương Ký (tên thật là Nguyễn Lan Hương) - chủ hiệu ảnh nổi tiếng nhất tại Hà Nội khi đó. Đây là một nhân vật có tiếng trong việc đam mê làm phim, chụp ảnh và làm những dịch vụ về quay phim tư liệu.
Ông Nguyễn Hữu Đang đã gặp ông Hương Ký, yêu cầu ghi hình buổi lễ quan trọng này. Tại vườn hoa Ba Đình hôm ấy, hai nhân viên chụp ảnh và quay phim của hiệu ảnh Hương Ký được ông Nguyễn Hữu Đang cấp giấy phép đi lại để tác nghiệp ở những khu vực cho phép. Nhưng cuối cùng ông Hương Ký thông báo không quay được vì sự cố máy móc.
Ông Nguyễn Hữu Đang viết về sự cố này với thái độ hết sức hoài nghi: "Độ một tuần lễ sau Ngày Độc lập không thấy Hương Ký cho biết kết quả quay phim, tôi đến hỏi thì được trả lời là không quay được vì máy trục trặc. Một sự thất bại dường như hoàn toàn do khách quan, không ai chịu trách nhiệm. Tôi bình tĩnh chấp nhận sự rủi ro. Nhưng chỉ ít ngày sau quân Tàu Tưởng đưa bọn Vũ Hồng Khanh về và âm mưu lật đổ chính quyền, thì ông chủ hiệu Hương Ký liền theo Quốc Dân đảng chống lại Việt Minh. Lập tức tôi nghi ngờ ông ta đã không thật lòng, đã không quay phim rồi đổ lỗi cho cái máy - nó không biết cãi".
Tuy nhiên, cũng có những căn cứ để nhiều người tin vào giả thiết những thước phim này là do hiệu Hương Ký quay. Cứ liệu rõ nhất về giả thiết này là dựa vào một tấm ảnh do ông David Marr, một nhà nghiên cứu sử học Úc gốc Mỹ, cung cấp và theo ông bức ảnh cũng do người Mỹ chụp (công bố trong cuốn sách"Why Vietnam?",bản gốc tiếng Anh).
Đây là một tấm ảnh với góc chụp từ dưới hướng lên lễ đài, chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đọc Tuyên ngôn Độc lập, đứng bên phải Cụ có một người cầm ô và đáng chú ý là từ phía bên trái có một người đang cầm máy quay phim hướng ống kính về phía Bác Hồ.
Góc quay này được xem là ứng với đoạn phim quay cảnh Người đọc Tuyên ngôn nhìn nghiêng mà chúng ta đã được xem. Tuy nhiên, giả thiết này lại vấp phải một câu hỏi: Vậy tại sao ông Hương Ký không giao lại cuốn phim ngay sau đó cho Ban tổ chức mà đem giấu nó đi? Không ai giải thích được lý do khiến cho giả thiết này vẫn mãi là một dấu chấm hỏi.
Giả thiết thứ hai, tôi thấy ông Nguyễn Hữu Đang nghiêng về suy đoán này nhiều hơn. Và qua những lần cất công tìm hiểu một số đầu mối khác, tôi nhận ra đây có thể là một hướng tìm hiểu có luận cứ rõ ràng hơn cả.
Ông Nguyễn Hữu Đang lập luận cho giả thiết này như sau: "Khả năng này chỉ mới xuất hiện gần đây trong đầu tôi khi đọc trên một tờ báo, đoạn hồi ký của tướng Archimedes L.A. Patti nguyên trưởng phái đoàn Mỹ đến Hà Nội dưới danh nghĩa Đồng minh liền sau Tổng khởi nghĩa của ta thắng lợi. Ông tường thuật cuộc mít-tinh khổng lồ ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình với những chi tiết hết sức đúng, có cả những chi tiết từ trước tới nay, sách báo ta chưa nhắc đến lần nào.
Sự mô tả chính xác chứng tỏ ông và một số nhân viên của ông đã chứng kiến buổi lễ, đã đi lại trong khu vực mít-tinh để như ông kể - chụp ảnh và quay phim. Thật bất ngờ đối với tôi, kẻ mang nặng trên vai trách nhiệm điều hành buổi lễ và kiểm soát cuộc mít-tinh mà không biết có những hoạt động của người ngoại quốc ngay trước mắt mình".
Tìm hiểu sâu hơn về tướng Patti và phái bộ tiền trạm OSS (bí danh Con Nai - "The Deer") của ông, tôi được biết đây là những nhân vật đã chứng kiến buổi lễ 2/9/1945 tại Hà Nội. Đơn vị đặc nhiệm này đã được lãnh tụ Hồ Chí Minh tiếp đón và hợp tác chặt chẽ trong thời gian ở Việt Bắc. Một đại đội Việt - Mỹ đã được thành lập, tham gia vây quân Nhật tại Thái Nguyên và về Hà Nội ngay sau khi giành chính quyền không bao lâu.
Đây là số người nước ngoài hiếm hoi không cần giấy phép của ông Nguyễn Hữu Đang mà vẫn có quyền đi khắp trong quảng trường Ba Đình ngày hôm đó. Trong bài viết của mình, ông Đang có cho biết một chi tiết: Những người Mỹ này có đeo bên cánh tay trái, chỗ gần bắp vai, một mảnh vải biểu trưng lá cờ Mỹ (ecusson) to bằng nửa bàn tay. Chính miếng biểu trưng ấy là cái "giấy thông hành" giúp họ có thể đi lại tự do, và một trong những hoạt động của họ khi đó là quay phim, chụp ảnh mà không ai để ý đến.
Với con mắt nghề nghiệp, tôi thấy những thước phim trên được quay bởi tay máy rất chuyên nghiệp. Và điều đặc biệt là những thước phim này được ghi hình từ nhiều góc độ khác nhau chứng tỏ người quay phim đã di chuyển liên tục trong khi quay để quan sát rồi ghi lại chứ không phải chỉ cầm máy đứng yên một chỗ.
Những toàn cảnh lia biển người trên quảng trường Ba Đình, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lễ đài, những chân dung nam nữ, những đặc tả bước chân người rầm rập đi trong hàng quân, những tà áo dài của các thiếu nữ Hà Nội bay phấp phới... rất xúc động và ấn tượng. Từ đây, giả thiết về việc những thước phim này được quay bởi người trong phái bộ cơ quan tình báo Mỹ có mặt hôm đó tại quảng trường Ba Đình lại càng được củng cố.
Dẫu sao đây cũng chỉ là một trong những giả thiết bên cạnh những giả thiết của những người tham gia viết các bài khác, nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì phỏng đoán của ông Nguyễn Hữu Đang theo tôi vẫn là phỏng đoán có cơ sở nhất.
Cho dù chưa khẳng định được ai là tác giả của những thước phim trên thì vần đề còn lại của chúng ta là trách nhiệm của lương tâm. Sau một thời gian dài khai thác, sử dụng những thước phim này - những thước phim vô giá để lại cho nhiều thế hệ mai sau, chúng ta cũng cần có hình thức nào đó để biểu lộ lòng biết ơn đối với người đã ghi lại những hình ảnh có một không hai đó.
Người đó rất có thể quay xong rồi cất đi đâu đó và lãng quên hoặc tiêu hủy chúng đi vì thấy không còn cần thiết cho mục đích của mình nữa (khi quay có nghĩ đâu sẽ làm một bộ phim tài liệu?). Hoặc giả thiết khác là có thể rao bán những thước phim kia với cái giá rất cao vì biết rằng đó là những tư liệu vô giá. Nhưng không, người đó đã tìm cách trả lại cho "chủ sở hữu" đích thực của những thước phim mà mình đã quay - nhân dân Việt Nam, và trả lại một cách lặng lẽ, tế nhị, không hề mang màu sắc chính trị.
Động thái này khiến tôi liên tưởng đến trường hợp viên sỹ quan Mỹ trả lại cho bà Doãn Ngọc Trâm cuốn nhật ký của con gái bà là nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Cũng là những nghĩa cử cao đẹp giữa con người và con người, một biểu hiện của những giá trị văn hóa. Và vấn đề là chúng ta phải đáp lại những tình cảm chân thành đó sao cho xứng đáng.
Tôi cứ nghĩ nếu người ghi lại những thước phim này là một người quay phim Việt Nam, hẳn người đó đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác từ lâu rồi (nhiếp ảnh gia Vũ Năng An chỉ với một bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến dịch Đông khê đã xứng đáng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh).
Dù chưa biết đích xác người đó là ai, người Việt, người Mỹ hay ai khác thì trên tiêu đề của bộ phim "Ngày lễ Độc lập 2/9/1945" cần ghi một dòng chữ: "Những hình ảnh trong phim này được ghi lại bởi một người quay phim ẩn danh".
Đó là cách để thể hiện sự trân trọng và biết ơn của chúng ta. Để nếu người quay phim đó còn sống hoặc những người thân trong gia đình họ đọc được sẽ thấy rằng việc làm của mình hay người thân của mình đã được ghi nhận.
Không có những thước phim đó, hẳn không thể có bộ phim "Ngày lễ Độc lập 2/9/1945". Tôi băn khoăn mãi về điều này, bởi trên tiêu đề của bộ phim mà chúng ta được xem cho đến nay, chỉ thấy đề tên của đạo diễn và người dựng phim.
Đã hơn 20 năm, những ẩn số liên quan đến cuốn phim lịch sử kia vẫn là một cuộc hành trình cần khám phá, dù là bám vào những manh mối rất mong manh. Hy vọng điều bí ẩn trên đây sẽ sớm có câu trả lời và một cuộc điều tra công phu như ông Đang nói là trách nhiệm của hậu thế trước lịch sử.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Lê Minh Huệ (Ghi)
Theo Dantri
Những kỷ vật gắn bó với cuộc đời cách mạng của Bác Hồ Gần 20.000 hình ảnh, hiện vật về Bác Hồ trong thời chiến tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng. Tất cả đều thể hiện tâm trí, hoài bão tình yêu quê hương, đất nước của Người. Ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ...