Ba dự án công nghiệp tỷ “đô” vẫn đợi nhà thầu Trung Quốc
Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) vừa công bố nội dung thoả thuận giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành.
Đạm Ninh Bình, Gang thép Thái Nguyên, Alumin Nhân Cơ là 3 dự án trọng điểm do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm…
Về hợp tác công nghiệp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Bộ Thương mại Trung Quốc tích cực phối hợp, chỉ đạo các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang là tổng thầu EPC một số dự án như nhà máy đạm từ than cám Ninh Bình, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 và dự án Alumin Nhân Cơ (Đắc Nông) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư Việt Nam giải quyết các vướng mắc, tồn tại các dự án nêu trên.
Bô trương Trân Tuân Anh nhân manh, các dự án nêu trên đều là các dự án quan trọng trong hợp tác công nghiệp song phương, đồng thời cũng là các dự án được người dân và dư luận Việt Nam đặc biệt quan tâm.
“Việc giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc để đưa các dự án vào vận hành đảm bảo chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm quan trọng của cả Bộ Công Thương và Bộ Thương mại Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác thực chất giữa hai bên trong thời gian tới”, Bô trương Trân Tuân Anh nói.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cho biết sẵn sàng phối hợp với phía Việt Nam đôn đốc các doanh nghiệp hai bên khẩn trương giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại tại các dự án nêu trên, mong muốn sẽ có những bước tiến triển thực chất tại các dự án này để thông tin cho nhau trong các cuộc gặp lần sau giữa hai bộ trưởng.
Thực tế, đây đều là các dự án có mức vốn đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, kéo dài từ thập kỷ trước, nhưng đến nay vẫn chưa quyết toán được phía nhà thầu Trung Quốc.
Trong đó, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 có vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng đang “đắp chiếu”, dự án Đạm Ninh Bình có vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng đã thua lỗ 2.700 tỷ đồng, dự án Alumin Nhân Cơ hơn 13.000 tỷ đồng vừa xảy ra sự cố tràn bùn chứa hoá chất ra môi trường…
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh còn đề nghị phía Trung Quốc tạo thuận lợi cho hàng hoá, nông sản, thuỷ sản của Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Cao Hổ Thành khẳng định, Trung Quốc không theo đuổi chính sách nhập siêu, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc.
Một góc dự án Alumin Nhân Cơ – Đắk Nông.
Năm 2015, tổng kim ngạch thương Việt Trung đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014. 7 tháng năm 2016, đạt 38,2 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 10,85 tỷ USD, nhập khẩu 27,3 tỷ USD.
Ngoài ra, hai bên đã ký bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất Việt Nam – Trung Quốc gồm 36 dự án trong các lĩnh vực dệt may, gia công chế biến hàng nông sản, sản xuất lắp ráp linh phụ kiện ôtô…
Đồng thời, tháo gỡ rào cản cho các sản phẩm sữa, thịt lợn, một số loại trái cây, sản phẩm nông sản, thủy sản… của Việt Nam xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc.
Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc sau hơn một năm đàm phán thay thế cho hiệp định năm 1998, thúc đẩy thương mại song phương biên giới ổn định, lành mạnh.
Theo Bạch Dương (Vneconomy)
Đạm Ninh Bình 11 lần đàm phán vẫn chưa quyết toán được với nhà thầu Trung Quốc
Trong báo cáo xây dựng kế hoạch năm 2017 gửi lên Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã có báo cáo về việc đàm phán các tồn tại của dự án nhà máy Đạm Ninh Bình.
Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tiếp lỗ và hiện đang trong tình trạng "sống dở chết dở".
Theo báo cáo, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2012 (chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành từ nhà thầu EPC vào ngày 24/9/2012) nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC dẫn đến chưa quyết toán dự án hoàn thành.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Vinachem và nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn HQC đã tiến hành đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của hợp đồng EPC và bồi thường thiệt hại của nhà thầu do không đạt yêu cầu trong hợp đồng EPC.
Kết thúc buổi đàm phán cấp cao tổ chức từ ngày 14/6 đến 17/6/2016, về cơ bản phương án giải quyết các tồn tại của dự án đã được hai bên đề xuất và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên để đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo Vinachem, một số tồn tại vẫn chưa được giải quyết dứt điểm bao gồm: thời gian chậm tiến độ thực hiện hợp đồng; Các thay đổi trong quá trình thi công liên quan đến thay đổi kết cấu, vật liệu cấu kiện sử dụng trong thi công, thiết bị của dự án, hồ sơ thiết bị...
Nhà thầu cam kết sẽ cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan cho chủ đầu tư về các thông tin trên cũng như hồ sơ dự án, tài liệu hoàn công, báo cáo cuối cùng trước ngày 25/6/2016 tuy nhiên đến nay phía nhà thầu vẫn chưa cấp đủ.
Theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC về quyết toán dự án hoàn thành, Vinachem đã có văn bản ngày 11/8/2016 yêu cầu nhà thầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tài liệu quyết toán gói thầu EPC dự án Đạm Ninh Bình nhưng đến nay cũng vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của nhà thầu.
Liên quan tới vấn đề này, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 10-14/9/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đê nghi Bô Thương mại Trung Quốc tích cưc phôi hơp, chi đao các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang là tổng thầu EPC một số dự án, trong đó có Nhà máy đạm từ than cám Ninh Bình khân trương phôi hơp vơi Chu đâu tư Việt Nam giải quyết các vướng mắc, tồn tại các dự án nêu trên. Ngoài dự án Đạm Ninh Bình, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề cập tới 2 dự án khác là Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 và Dự án Alumin Nhân Cơ (Đăk Nông).
Bô trương Trân Tuân Anh nhân manh, các dự án nêu trên đều là các dự án quan trọng trong hợp tác công nghiệp song phương, đồng thời cũng là các dự án được người dân và dư luận Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việc giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc để đưa các dư án vào vận hành đảm bảo chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm chính trị quan trọng của cả Bộ Công Thương và Bộ Thương mại Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ sơ quan trong thúc đây hơn nưa hơp tác thưc chât giưa hai bên trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cũng "hứa" sẵn sàng phối hợp với phía Việt Nam đôn đốc các doanh nghiệp hai bên khẩn trương giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại tại các dự án nêu trên, mong muốn sẽ có những bước tiến triển thực chất tại các dự án này để thông tin cho nhau trong các cuộc gặp lần sau giữa hai Bộ trưởng.
Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình được hình thành từ chương trình phát triển phân bón, nhằm đảm bảo an ninh lương thực của Chính phủ. Theo đó, dự án xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình được khởi động từ đầu năm 2000. Nhà máy này chính thức hoạt động cách đây 4 năm và hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, gặp sự cố và phải dừng sản xuất từ cuối tháng 3/2016.
Theo báo cáo của Vinachem, tổng mức lỗ tới nay đã lên tới trên 2.700 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ. Trong năm 2015, dù đã được Chính phủ và các Bộ, ngành có một số cơ chế, chính sách hỗ trợ như cho giãn khấu hao, điều chỉnh một phần lãi suất vay vốn đầu tư, giảm giá than... nhưng công ty vẫn thua lỗ 906 tỷ đồng (năm 2013), 738 tỷ đồng (năm 2014), 592 tỷ đồng (năm 2015) và 456,9 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016.
Trước đó, trong văn bản gửi các bộ ngành nêu thực trạng nhà máy, Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường giải thích do chi phí sản xuất quá cao, giá urê trên thị trường liên tục giảm nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy đạm Ninh Bình rất khó khăn.
Một trong số lý do khiến chi phí sản xuất cao, theo Vinachem, là do dây chuyền, máy móc thiết bị chủ yếu được nhập từ Trung Quốc chất lượng ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc nên dây chuyền sản xuất tiêu hao nguyên vật liệu cũng cao.
Ngoài ra, các chi phí khấu hao, chi phí lãi vay đầu tư tăng cao, giá than cao hơn giá than tại thời điểm phê duyệt dự án đã đẩy giá thành sản xuất của Nhà máy đạm Ninh Bình lên rất cao so với các nhà máy sản xuất phân đạm khác ở trong nước.
Nhà máy đạm Ninh Bình hiện cũng đang phải "gồng mình" trả khoản nợ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc lên tới 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%. Liên quan tới khoản nợ này, Vinachem vừa có đề nghị Chính phủ xem xét cho giãn thời gian trả nợ tối thiểu 5 năm cho Eximbank Trung Quốc đối với các khoản vay dài hạn và cho phép áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm urê, trích dự phòng chênh lệch tỷ giá sau giai đoạn đầu tư với khoản nợ vay có gốc ngoại tệ.
Phương Dung
Theo Dantri
Dự án thép nghìn tỷ Thái Nguyên: Ai dám mua? Việc đánh giá lại dự án chỉ là bước đầu, quan trọng và khó nhất là liệu có nhà đầu tư nào chịu bỏ vốn ra tiếp nhận dự án hay không. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Công Thương lựa chọn nhà thầu tư vấn độc lập đánh giá Dự án đầu tư...