Bà dỗ cháu bằng cách tìm roi đánh mẹ, con dâu bức xúc
Mỗi lần bà nội nghe thấy cháu khóc đều chạy đến ôm cháu hỏi: “Ai trêu con?”, rồi dỗ cháu: “Cháu đem cái thước ra đây để bà xử lý mẹ. Mẹ Minh hư quá!”.
“Hôm ấy, con gái em gần 4 tuổi không chịu tắm, mè nheo, gào khóc. Rồi khi con tắm xong lại không chịu mặc quần áo, vì còn muốn ở trong nhà tắm để nghịch nước. Em nịnh con không được nên quát con, để con mặc quần áo. Vậy mà bà nội lại dỗ cháu tìm roi đánh mẹ” – Nguyễn Thu Minh, ở Q.Đống Đa, Hà Nội bức xúc chia sẻ.
Minh cho biết, không phải 1 lần này, mà lần nào cháu khóc, bà nội cũng dỗ cháu như vậy. Con gái cô đã học theo, cứ ai quát con, là con đi tìm thước, tìm roi để đòi đánh mẹ, đánh bố.
“Có lần em nhắc bà nội, bà đừng dậy cháu như vậy, cháy học theo sẽ hư. Hơn nữa, con đang mè nheo mà có bà bênh kiểu đó, con sẽ hờn và khó dạy bảo” – Minh kể.
Chỉ có vậy mà bà nội bảo em là con dâu láo: “Mày bảo tao bằng ngần này tuổi mà dạy con mày hư à?”
Minh cho biết: “Từ ngày mới về làm dâu, em lúc nào cũng nghĩ và chiều chuộng, mua sắm mọi đồ dùng để chăm sóc bố mẹ chồng. Vì ở nhà chồng, ông bà chỉ có chồng em là con trai, còn lại 2 chị gái của chồng đã có gia đình riêng và ở xa. Một mình em làm dâu, nên lo gánh vác trách nhiệm của người làm dâu con với nhà chồng”.
Video đang HOT
Từ trước tới giờ, em chưa làm gì để bố mẹ chồng nói là quá đáng cả. Đến những lời khó nghe của bà nội, em cũng nhịn hết để yên cửa yên nhà. Có hôm đi làm về, đúng ngày rằm, bà nội đi mua con gà về cúng rằm. Em rất ngỡ ngàng và thầm cảm ơn bà, vì mọi ngày bà không làm việc đó, chợ búa ra sao đều do em đảm nhiệm. Vậy mà ăn cơm xong, lúc em đang rửa bát, bà đưa ra hoá đơn đi chợ do bà ghi chép lại, gồm tiền gà, tiền rau, tiền hành, cà chua… Tất cả hơn 300.000 đồng, đòi em trả tiền. Em nghe mà giật nẩy mình. Em cứ nghĩ, tháng nào em cũng thay chồng biếu ông bà tiền tiêu riêng rồi, giờ có 1 hôm đi chợ giúp, bà đòi tiền ngay, cứ như ông bà nội không phải là ruột thịt của chồng em vậy.
Thật sự, em rất mệt mỏi, ức chế nhiều lắm, muốn sống riêng cho yên ổn. Nhưng chồng đều gạt đi, rằng em đừng chấp nhặt với mẹ, mẹ già rồi. Sống riêng thì nhà chưa có, đi thuê lấy đâu ra tiền sinh sống, nuôi con? Tiền lương của 2 vợ chồng đều công chức, nên vô cùng khó khăn.
Giờ em không biết phải làm sao để thoát khỏi cảnh này? Ức chế nhất là việc dạy con vô cùng khó khăn, khi ở chung với mẹ chồng như thế này.
Theo Bảo Vy (Phụ Nữ Việt Nam)
Con dâu - con gái: 2 loài khác biệt!
Ngày về làm dâu, mẹ chồng cười bảo: "Con gái, con dâu mẹ đều coi như con của mẹ!". Con dâu tin sái cổ. Nhưng càng ngày con dâu càng nhận ra một sự thật phũ phàng: con dâu - con gái trong lòng mẹ chồng mãi mãi vẫn là 2 loài khác biệt!
Con gái và con dâu cùng mang bầu, mẹ chồng mua cá chép nấu cháo mang sang tận nhà con gái. Con dâu tự mua cá về nấu cháo thì mẹ lắc đầu bảo: "Cần gì phải ăn. Có bổ béo gì đâu!".
Con gái nghén thèm ăn, ăn suốt ngày, đến nhà mẹ đẻ cũng ăn hết thứ nọ đến thứ kia. Mẹ chồng cười hiền từ: "Ăn được là tốt con ạ!". Con dâu cũng nghén thèm ăn y chang, mẹ chồng nhìn nhìn rồi phán: "Ăn gì mà ăn nhiều thế? Ăn lắm con to không đẻ được đâu!".
Lúc đi sinh, con gái chưa ra khỏi nhà mẹ đã tới bệnh viện đợi sẵn với đủ các thứ đồ lỉnh kỉnh được chuẩn bị chu đáo từ đời nào. Con dâu đi sinh, cấp cứu từ 5 giờ sáng hôm trước mà tận 3 giờ chiều hôm sau mẹ chồng mới đi tay không vào, cười giả lả: "Mẹ đi vội quá!".
Lúc con gái sinh bé được 3 tháng thì về nhà đẻ cho mẹ chăm một thời gian (cũng tức là nhà chồng của con dâu). Mẹ lăng xăng làm tất cả mọi việc từ giặt tã tới đun nước cho cháu rồi con gái tắm, cấm con gái không được động tay vào việc gì.
Đến khi con dâu mới sinh được một tháng mấy ngày, chồng thương xa bố xa mẹ nên giặt giũ phục vụ vợ thì mẹ chồng mặt nặng trịch: "Ngày xưa mẹ đẻ xong, có vài ngày là sờ nước lạnh, làm ào ào ra, chả làm sao! Các cô bây giờ sướng quá nên sinh ỷ lại thế ấy chứ!".
Mọi việc từ to tới nhỏ trong nhà, mẹ chồng khoán cho con dâu làm hết. Đến đi chợ giúp con dâu lúc con dâu lỡ việc về muộn cũng đừng mơ. Nhưng ngày ngày, cơm nước xong mẹ chồng lại chạy sang nhà con gái, vừa đi thăm cháu ngoại vừa tiện thể làm giúp con gái việc nhà chồng. Để rồi tối về, mẹ chồng nằm khểnh xem ti vi, con dâu thì trong bếp hì hụi nấu cơm, vừa phải canh nồi thịt kho, vừa địu con trên lưng.
Con gái họa hoằn lắm mới biếu mẹ vài đồng tiền thì mẹ chồng thì kể lể đến chục lần chưa chán, khen nức nở: "Đúng là con gái có hiếu nhất!". Con dâu vừa nuôi mẹ chồng, vừa biếu biếu tiền hàng tháng cho bà tiêu vặt thì mẹ cho đấy là trách nhiệm phải nuôi: "Con dâu về nhà chồng thì phải toàn tâm toàn ý có trách nhiệm với đằng nhà chồng. Đừng có nghĩ biếu được mẹ chồng mấy đồng lẻ đã kể công!".
Mẹ chồng được bạn đi du lịch về tặng cái áo nhưng bà chê lòe loẹt, con gái cũng chê, bà bèn gọi con dâu vào cho. Sau hôm đó, đi đâu bà cũng khoe khoang mình yêu thương con dâu thế nào, quý mến con dâu ra sao. Đấy, có cái áo, con gái không cho mà để dành cho con dâu thì biết rồi nhé! Trong khi ấy, con dâu mua tặng bà hết thứ nọ đến thứ kia bà hình như quên sạch trơn, không có khái niệm phải nhớ.
Hai ngày cuối tuần, cả gia đình hội họp ăn uống linh đình, ầm ĩ nhà cửa. Tàn tiệc tất nhiên là có cả một đống chiến trường cần thanh toán.
Con gái vào bếp rửa bát cùng con dâu thì mẹ chồng xót xa thương tiếc: "Ở nhà nó ô sin làm hết, vậy mà về đẻ lại phải rửa bát! Thôi, đừng làm nữa, ra đây ngồi chơi uống nước đi con!". Thế mà thi thoảng mẹ chồng lại chép miệng nói với con dâu: "Con ở nhà này sung sướng thật, được mẹ và anh em nhà chồng giúp đỡ hết lòng!".
Cháu nội và cháu ngoại đều thích nghịch trò "cưỡi ngựa", tức là ngồi lên bụng người lớn mà đùa. Thế nhưng, cứ hễ thấy cháu ngoại ngồi lên bụng con gái là bà nhắc và tìm mọi cách dỗ cháu chơi trò khác. Bà sợ con gái đau bụng. Nhưng cháu nội ngồi lên con dâu thì bà cười hì hì bảo: "Cái thằng này chỉ được cái nghịch ngợm!". Xong, bà còn trêu cho cháu nhảy nhiều và mạnh hơn. Con dâu méo mặt!
Vợ chồng con dâu ở chung với ông bà, Tết nhất chi tiêu mua sắm, con dâu một tay lo hết chả thiếu cái gì. Con gái cũng phải sắm Tết, nhưng mỗi lần chạy sang nhà đẻ là thể nào cũng có đủ thứ xách theo mang về. Đấy chính là những thứ con dâu đã sắm về nhưng mẹ chồng bảo: "Con mang về bên đó cho đỡ tốn tiền mua! Bên này không cần, mà nếu cần thì mua lại sau cũng được!".
Trước Tết, con dâu còn chuẩn bị một khoản biếu mẹ chồng gọi là tiêu Tết. Bà vui cười hớn hở nhận luôn: "Cho mẹ xin!". Tết, con gái sang chúc Tết, mừng tuổi mẹ. Mẹ chồng âu yếm: "Tấm lòng mẹ nhận rồi. Còn tiền mẹ cho lại các con. Các con còn thiếu thốn, bày vẽ làm gì. Lần sau mừng tượng trưng thôi thì mẹ sẽ nhận!". Ngay sau đó, con dâu cũng tiến lên mừng tuổi mẹ chồng. Mẹ cũng cười âu yếm: "Đúng là con dâu ngoan! Mẹ cảm ơn!".
Mặc dù từ ngày con dâu về nhà tới nay, mẹ chồng hầu như mỗi ngày đều nhắc với con dâu cái câu cửa miệng: "Con dâu - con gái, tất cả mẹ coi như con!". Nhưng cứ nghĩ đến một số sự việc như trên, mà đấy chỉ là một số thôi, còn nếu kể hết ra thì hết ngày, con dâu lại lăn tăn quá. Liệu có thực đúng là mẹ chồng coi con dâu như con gái không nhỉ?
Có lẽ cũng có những trường hợp như vậy. Nhưng để được như thế thì có lẽ nàng dâu ấy phải trúng số độc đắc. Thôi, tốt nhất đừng nghe những gì mẹ chồng nói!
Nguồn Internet
Chửi chán không thấy con dâu cãi lại mình, mẹ chồng bực bội rủ con gái làm một việc Bị chửi, nhiếc móc nhưng tôi thấy cô ấy chẳng cãi lại mẹ con bà Tám bao giờ. Nhưng thế cũng không được yên, bà Tám không thấy con dâu cãi thì lại cho là câm, là khinh bà. Không còn cách nào khiêu chiến bà Tám và con gái hò nhau dựng giường lên không cho con dâu ngủ Cứ gần đến...