Ba địa phương đầu tiên đồng ý “mở cửa” hàng không từ ngày mai
Bình Định, Điện Biên và Phú Yên là các địa phương đầu tiên đồng ý với kế hoạch mở lại đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến áp dụng từ ngày mai (5/10).
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam đồng ý với kế hoạch khai thác các chuyến bay nội địa đi và đến Cảng Hàng không Phù Cát, tỉnh Bình Định như nội dung đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam.
Với Điện Biên, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô cũng đã có văn bản đồng ý với Kế hoạch khai thác vận tải hàng không giai đoạn một, dự kiến áp dụng từ 5/10 bao gồm các kế hoạch về đường bay, hãng khai thác, tần suất bay.
Đã có 3/20 tỉnh thành đồng ý mở lại các đường bay nội địa (Ảnh: Tiến Tuấn).
Ngày 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cũng đã khẳng định “thống nhất với các nội dung”. Đề xuất khai thác vận tải hàng không giai đoạn một với tần suất Phú Yên – Hà Nội 3 chuyến khứ hồi/ngày, Phú Yên – TPHCM 4 chuyến/ngày.
Được biết, hiện cả Hà Nội và TPHCM là hai thành phố có sân bay lớn nhất nước đều chưa có phản hồi về đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, ngày 2/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam trả lời Cục Hàng không bằng văn bản xin ý kiến các địa phương về kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa trong nước giai đoạn một.
Hải Phòng đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tạm thời chưa khai thác các đường bay chở hành khách đi/đến Hải Phòng.
Trước đó, ngày 1/10, Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến các địa phương để thống nhất trước khi triển khai cấp phép hoạt động; đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.
Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày. Trong đó, TPHCM khôi phục lại 18 đường bay với 132 chuyến bay khứ hồi/ngày. Từ Đà Nẵng đi và đến các địa phương là 10 đường bay.
Từ sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) đi và đến các địa phương khác là 23 chuyến bay khứ hồi/ngày; Hải Phòng là 20 chuyến khứ hồi/ngày; Thanh Hóa khôi phục 6 đường bay với 11 chuyến khứ hồi/ngày; Cần Thơ khôi phục 7 đường bay với 11 chuyến khứ hồi/ngày.
Nghệ An khôi phục 7 đường bay với 19 chuyến khứ hồi/ngày; Đắk Lắk khôi phục 6 đường bay với 14 chuyến khứ hồi/ngày; Khánh Hòa khôi phục 6 đường bay với 20 chuyến khứ hồi/ngày. Thừa Thiên Huế khôi phục 3 đường bay với 9 chuyến khứ hồi/ngày; Kiên Giang khôi phục 8 đường bay với 24 chuyến khứ hồi/ngày; Gia Lai khôi phục 4 đường bay với 9 chuyến khứ hồi/ngày.
Một số địa phương khác như Phú Yên khôi phục 2 đường bay với 7 chuyến khứ hồi/ngày; Bình Định khôi phục 3 đường bay với 5 chuyến khứ hồi/ngày; Quảng Nam khôi phục 2 đường bay với 8 chuyến khứ hồi/ngày; Bà Rịa – Vũng Tàu khôi phục 5 đường bay với 15 chuyến khứ hồi/ngày; Quảng Bình khôi phục 2 đường bay với 6 chuyến khứ hồi/ngày. Riêng Quảng Ninh và Điện Biên đề nghị khôi phục 1 đường bay.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai kế hoạch bay nội địa trở lại nằm ở phía các địa phương. Cục Hàng không đề nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ có quan điểm thống nhất trên cả nước, cứ để mỗi địa phương áp dụng một kiểu sẽ rất khó bay nội địa trở lại.
Cục Đường sắt lấy ý kiến địa phương mở lại tàu khách
Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến 22 tỉnh, thành phố về việc khai thác lại nhiều đoàn tàu khách, dự kiến từ 7/10.
Đại diện Cục Đường sắt cho hay, giai đoạn một (từ 7/10 đến 17/10), trên tuyến Hà Nội - TP HCM dự kiến chạy lại đôi tàu SE7/SE8 và SE5/6. Giai đoạn hai (từ 18/10 đến 27/10) sẽ chạy thêm đôi tàu SE3/4.
Trên tuyến Hà Nội - Vinh chạy lại đôi tàu NA1/2 từ 8/10. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy lại đôi tàu LP5/6 hàng ngày trong giai đoạn một, sau đó thêm đôi tàu LP3/8 chạy hàng ngày và đôi tàu HP2/LP7 vào cuối tuần trong giai đoạn hai.
Trên tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn chạy lại đôi tàu SE21/SE22 từ 15/10.
Tuyến Nha Trang - Sài gòn chạy lại đôi tàu SNT1/2 và tuyến Phan Thiết - Sài Gòn chạy lại đôi tàu SPT1/2 từ 1/11.
Từ 1/12, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy lại toàn bộ tàu khách theo biểu đồ. Ngoài ra, chạy thêm một số chuyến tàu trên tuyến TP - Nha Trang, Phan Thiết khi hành khách có nhu cầu.
Hành khách đi tàu tại ga Hà Nội trước đợt dịch thứ 4. Ảnh: Giang Huy.
Đáng chú ý, Cục Đường sắt Việt Nam vẫn xin ý kiến lãnh đạo chính quyền thủ đô, đề nghị tàu dừng đón, trả khách tại ga Hà Nội, mặc dù trước đó thành phố đã có ý kiến tiếp tục dừng vận chuyển khách đến ga Hà Nội.
Sau khi có ý kiến của các địa phương, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ công bố lịch chạy tàu khách và đánh giá lại sau mỗi giai đoạn.
Hành khách đi tàu phải tuân thủ 5K, khai báo y tế, có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh. Người đã tiêm một liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều, F0 khỏi bệnh trong 6 tháng thì không cần xét nghiệm.
Ngày 30/9, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn khôi phục vận tải hành khách công cộng tại địa phương nới lỏng giãn cách sau Chỉ thị 16. Việc triển khai cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định, riêng lĩnh vực hàng không, đường sắt do Bộ Giao thông Vận tải quyết, có sự đồng thuận của địa phương nơi đi, nơi đến.
Hiện tàu khách vẫn dừng chạy trên tất cả tuyến đường để phòng dịch Covid-19, chỉ có tàu hàng hoạt động.
Bộ Công thương 'không kiến nghị Chính phủ gia hạn giá cố định cho điện gió' Bộ Công thương khẳng định sẽ không trình Chính phủ gia hạn giá cố định đối với các dự án điện gió vận hành sau 31.10 và các dự án này phải đàm phán với EVN để xác định giá mua điện. Dự án điện gió vận hành sau ngày 31.10 sẽ không được hưởng giá cố định ưu đãi trong 20 năm....