Ba dấu hiệu trên bàn tay chứng tỏ bạn sở hữu lá gan khỏe mạnh
Gan khỏe mạnh sẽ giúp đào thải độc tố, có lợi cho cơ thể, nhưng gan có vấn đề sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Gan là cơ quan quan trọng giúp đào thải độc tố cho cơ thể, chức năng gan kém sẽ khiến sức khỏe của bạn giảm sút. Bàn tay là tấm gương phản chiếu sức khỏe của lá gan trong cơ thể.
Nếu bàn tay xuất hiện 3 dấu hiệu sau, bạn thật may mắn vì đang sở hữu lá gan khỏe mạnh.
Gan không khỏe sẽ dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Bất kỳ sự bất thường nào ở móng tay phần lớn đều cho thấy chức năng gan đang gặp vấn đề. Gan chi phối gân cốt, trong đó móng tay là phần dễ quan sát được những thay đổi nhất.
Video đang HOT
Bạn có thể kiểm tra móng tay xem có xuất hiện vết sọc ngang dọc, mềm và dễ gãy, hoặc có màu hơi vàng không. Nếu có những dấu hiệu này trên móng tay, rất có thể gan của bạn đang lên tiếng kêu cứu.
Ngược lại, khi móng tay hồng hào, sáng bóng là dấu hiệu chứng tỏ gan của bạn vẫn hoạt động tốt.
Mu bàn tay không có gân xanh nổi lên
Để biết gan của bạn có ở tình trạng tốt hay không, bạn có thể nhìn vào mu bàn tay của mình xem có các tĩnh mạch phồng lên hay không.
Trên mu bàn tay có nhiều mạch máu, gân nổi rõ trên mu bàn tay thì gan có thể đang gặp vấn đề. Nếu những gân xanh này không nhô rõ và ẩn dưới da thì nghĩa là gan của bạn vẫn tương đối tốt và khả năng giải độc của bạn ở trạng thái bình thường.
Không có khe hở giữa 5 ngón tay khi khép lại
Khi chức năng gan bình thường, các ngón tay dày, thuôn dài đều, không có khe hở rõ ràng, tạo nên sự liền mạch khi khép 5 ngón tay lại.
Chức năng gan bị suy giảm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngón tay, khiến ngón tay giữa nhỏ bất thường.
Khi bạn khép các ngón tay lại và thấy khe hở to và rõ ràng, cơ thể có thể đang có nhiều độc tố hơn, bạn nên chăm sóc tốt cho lá gan của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng đây là cách đánh giá mang tính tương đối. Để đảm bảo và duy trì sức khỏe của gan, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh tốt cho gan, và khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện những điểm bất thường trong cơ thể kịp thời.
Người phụ nữ nhiễm giun đũa chó
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, vào viện khám vì mệt mỏi, sút cân, ăn kém, đau bụng vùng trên rốn.
Kết quả bác sĩ chẩn đoán bị áp xe gan do nhiễm giun đũa chó.
Tay của một bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo từ thú cưng trong nhà. (Ảnh: Vietnam )
Khoảng 2 tuần trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị và quanh rốn, không nôn và sốt, gầy sút 8kg/1 năm, kèm mệt mỏi nhiều, ăn uống kém.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả khám cận lâm sàng cho hình ảnh tổn thương gan, tổn thương đa ổ ở gan, theo dõi áp xe.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho biết, bệnh nhân tổn thương gan, các bác sĩ đặt vấn đề phân biệt tổn thương u và nhiễm ký sinh trùng và quyết định nội soi tiêu hóa, chụp CT/MRI ngực bụng, bộ xét nghiệm ký sinh trùng, xem xét sinh thiết tổn thương gan.
Kết quả xét nghiệm phân tích 14 loại giun sán thì bệnh nhân dương tính với giun đũa chó (Toxocara canis). Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan do Toxocara canis, được điều trị phác đồ tẩy giun chuẩn Bộ Y tế, khi tình trạng ổn định được ra viện.
Giun đũa chó mèo là loại ký sinh trùng ở chó mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập gây bệnh cho người.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa là dấu hiệu điển hình khi nhiễm giun đũa chó mèo. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím, sứt sẹo vì ngứa.
Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm. Tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Do đó bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ em chơi ở những nơi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
8 thói quen 'bào mòn' lá gan mỗi ngày mà bạn không biết Dưới đây là 8 thói quen bạn nên hạn chế hoặc thậm chí nên tránh để bảo vệ lá gan của mình. Có nhiều thói quen hàng ngày gây tác động xấu đến sức khoẻ gan mà bạn không biết. Uống nước có ga Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, đặc biệt...