Bà cụ 70 tuổi biến cành cây, giấy vệ sinh thành mũ và quần áo
Dù hơn 70 tuổi, bà Debra Rapoport vẫn tích cực tìm kiếm vật dụng bỏ đi để tái chế thành trang phục.
Debra Rapoport (hơn 70 tuổi) nổi tiếng nhờ vào việc biến rác của người khác và các vật liệu đơn giản thành mũ, quần áo. Bà dùng bất kể thứ gì nhặt được trên đường phố để thiết kế, từ tờ báo cũ, một mảnh kim loại, bìa carton hay thậm chí là giấy vệ sinh… Thực tế, bà nổi danh từ cuối thập niên 60 với những tác phẩm nghệ thuật có thể đeo được.
Bà Debra thường hay tự gọi mình là “Debra Debris” hay “Residue Rapoport”. Các tác phẩm của bà được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia… Sau khi nhận bằng thạc sĩ tại Đại học California tại Berkeley, bà đã giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau, tham gia các hội thảo về cách biến vật liệu tái chế thành mũ, túi xách, dây chuyền sáng tạo và đẹp mắt.
Trên trang web của Debra, bà tự giới thiệu mình là người New York bản địa. “Thành phố tuyệt vời này tiếp tục truyền cảm hứng cho tôi ngay cả sau 50 năm”, bà viết. Ngoài ra, bà còn cho biết mũ là phụ kiện hoàn hảo, có thể đưa tủ quần áo và phong cách của một người lên tầm cao mới.
Đặc biệt, bà Debra thường không định sẵn sẽ làm gì. Bà cho phép các vật liệu “giao tiếp” với mình và trở thành bạn của chúng. “Vào những năm 80, có rất nhiều kim loại được tìm thấy trên đường phố vì số xe bị đổ vỡ. Tôi thu thập và làm lại chúng. Phần lớn những mảnh đó hiện ở trong bảo tàng”, bà cho biết.
Bà Debra từng chia sẻ rằng bà đã ở trong sự bền vững suốt 55 năm và nhận thức được may mặc là ngành gây ô nhiễm lớn thứ 2 thế giới. Đó là lý do bà không mua bất cứ thứ gì mới mà tìm các sản phẩm thay thế. Việc tái sử dụng rác thải để làm mũ, trang phục cũng góp phần bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Để làm nên chiếc mũ này, bà cụ người New York cần gấp, xoắn, quấn giấy trên nhựa. Bên cạnh đó, bà còn gỡ và xoắn dây thép tạo thành hình lò xo. Công việc này giúp cho bà cảm thấy tĩnh tâm, tập trung hơn.
Các bài đăng của bà nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân mạng. Phần lớn họ đều cho rằng “Residue Rapoport” biết cách sáng tạo. Trong một đoạn phỏng vấn, bà cho biết còn sử dụng cả những cành cây, thùng đựng trứng… để thiết kế.
Không chỉ thiết kế mũ, bà Debra còn sử dụng túi nhựa, rác thải làm trang phục. Bà đưa ra lời khuyên mọi người hãy “mặc” túi nylon thay vì sử dụng một lần rồi vứt bỏ nó đi.
Choáng ngợp với những chiếc mũ couture của Dior suốt hơn 70 năm
Cho dù được kết từ những sợi cọ được điểm xuyết những bông hoa chuông, hay bằng chất taffeta hoặc da thuộc, những chiếc mũ của Dior luôn để lại dấu ấn khó phai ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nhằm tôn vinh bí quyết nhà nghề thủ công và nghệ thuật của vẻ sang trọng, Dior mang đến cuốn sách ảnh mang tên "Dior Hats: From Christian Dior to Stephen Jones" được phát hành bởi Rizzoli NY.
Qua bàn tay tài hoa của nhà thiết kế Christian Dior - nhà sáng lập của Dior, những chiếc mũ đã trở thành biểu tượng thanh lịch không thể thiếu trong thời trang đỉnh cao Haute Couture và phong cách sang trọng.
"Đó là cách thể hiện cá tính vô cùng tuyệt vời," ông viết về món phụ kiện yêu thích của mình - luôn luôn xuất hiện trong 22 bộ sưu tập ông thực hiện từ năm 1947 đến 1957.
Người mẫu Wilhelmina trong chiếc mũ của Dior với những bông hoa làm từ vải.
Những chiếc mũ của Dior là hiện thân của phong cách sang trọng và tính nữ trong thời trang.
Qua cuốn sách "Dior Hats" người xem có thể chiêm ngưỡng sự chuyển đổi vô cùng thú vị trong những sáng tạo mũ của Dior dưới thời các vị giám đốc sáng tạo khác nhau; từ những chiếc mũ tuyệt đẹp của Ngài Dior cho đến những thiết kế mũ mang đậm tinh thần Haute Couture của Yves Saint Laurent, hay những bó hoa của Marc Bohan, những chiếc mũ rộng vành bởi Gianfranco Ferré, hoặc sự bùng nổ đầy kịch tính của John Galliano, những sáng tạo đầy chất thơ của Raf Simons và cả những chiếc mũ lông vũ của Maria Grazia Chiuri. Tất cả làm nên một thế giới mũ muôn màu sắc, hình hài, đầy tính nghệ thuật và sáng tạo.
Thiết kế của Dior dưới thời nhà thiết kế John Galliano.
Thiết kế của Dior dưới thời nhà thiết kế Maria Grazia Chiuri.
Những hình ảnh sử dụng trong cuốn sách bao gồm các bức hình độc quyền chưa bao giờ được xuất bản được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Slve Sundsb; cùng với những tác phẩm của nhiều nhiếp ảnh gia lừng lẫy khác.
Ngoài ra cuốn sách còn được chắp bút bởi nhà thiết kế Stephen Jones - người đã đảm nhiệm các thiết kế mũ cho nhà Dior từ năm 1996 cho tới nay.
Nhà thiết kế Stephen Jones - người đảm nhiệm thực hiện các thiết kế mũ cho nhà Dior từ năm 1996 tới nay, là người chắp bút cho cuốn sách "Dior Hats".
Cho dù được kết từ những sợi cọ được điểm xuyết những bông hoa chuông, hay bằng chất taffeta hoặc da thuộc, những chiếc mũ của Dior luôn để lại dấu ấn khó phai ngay từ cái nhìn đầu tiên, là biểu tượng của sự sang trọng tinh tế và vẻ nữ tính.
Bạn hãy chiêm ngưỡng một vài hình ảnh từ cuốn sách "Dior Hats" được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Slve Sundsb hồi năm 2019!/.
Những bức ảnh đen trắng kỳ lạ cho thấy phụ nữ thời xưa có thể đội bất cứ thứ gì lên đầu để làm đẹp, tổ chim cũng thành "cực phẩm" Ngày nay người ta thường đội lên đầu những chiếc mũ hoa màu sắc sặc sỡ nhưng vào khoảng những năm 1940 và 1960, chị em phụ nữ lại thích những chiếc mũ vô cùng lạ. Kể từ năm 1870, người dân thành phố New York đã có truyền thống diễu hành trên đường phố trong ngày Lễ Phục Sinh - lễ quan...