Ba công trình biểu tượng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội giờ ra sao?
Để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thành phố đã triển khai xây dựng nhiều công trình, trong đó có 3 công trình mang tính biểu tượng là Công viên Hòa Bình, cầu Vĩnh Tuy và con đường gốm sứ.
Công viên Hoà Bình
Năm 2000, cùng với 4 thành phố khác trên thế giới, Hà Nội là thành phố (TP) duy nhất đại diện cho Châu Á nhận giải thưởng “Thành phố vì Hòa bình” của UNESCO trao tặng.
Công viên Hoà Bình mang biểu tượng của TP Thủ đô – TP vì hoà bình. (Ảnh: Dân trí)
Năm 2001, TP phê duyệt chủ trương xây dựng Công viên Hòa Bình mang biểu tượng của TP Thủ đô – TP vì hòa bình, với mục tiêu xây dựng một khu công viên văn hóa, tượng đài hoàn chỉnh, đồng bộ về cảnh quan môi trường và hạ tầng, đáp ứng các nhu cầu phát triển đô thị, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo một điểm vui chơi giải trí và tham quan lành mạnh, thu hút khách quốc tế và nhân dân cả nước đến với Thủ đô.
Công trình công viên Hòa Bình được khởi công vào ngày 20/2/2009, khánh thành ngày 8/10/2010. Công trình này có tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng. Công viên có diện tích đất xây dựng là 20,3431ha, trong đó 19,8772ha là đất xây dựng công viên; 0,4659ha là đất giao thông TP.
Trong công viên, Tượng đài Hòa Bình là hạt nhân chính đươc đuc bằng đồng nặng khoảng 20 tấn, cao 7,2m đặt trên đài đế cao 22,8m; Công viên cũng co hồ điều hòa vơi diện tích 5,54ha và nhiều hạ tầng kỹ thuật, giao thông như: San nền, kè hồ, cây xanh, thảm cỏ, sân, đường đồng bộ với hệ thống chiếu sáng, cấp điện, nước… Riêng diện tích dành cho cây xanh khoảng 6,898ha.
Công viên co các công trình kiến trúc như: các cổng vào Công viên, nhà để xe gồm 1 tầng hầm và để xe nổi có diện tích 3000m2, nhà trò chơi 4D và các công trình nhà điều hành, quản lý dịch vụ, quán nghỉ trên đồi, các cầu qua hồ kết nối các khu vực trong công viên…
Các bạn trẻ chơi trượt Patin ở công viên Hoà Bình. (Ảnh: ML)
Sau 10 năm đưa vào sử dụng, hiện Công viên Hoà Bình với cảnh quan đẹp, rộng thoáng và môi trường trong lành trở thành địa chỉ cho người dân tìm đến để thăm quan, tập thể dục.
Video đang HOT
Theo thống kê, mỗi ngày công viên này thu hút hàng nghìn lượt người ra vào với mục đích thư giãn, luyện tập sức khỏe. Trong số đó, có một phần không nhỏ là người già, trẻ em…
Cầu Vĩnh Tuy
Ngày 26/9/2010, TP Hà Nội chính thức khánh thành cầu Vĩnh Tuy vượt sông Hồng, một trong những công trình giao thông trọng điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Một góc cầu Vĩnh Tuy nối 2 quận Hai Bà Trung và Long Biên. (Ảnh: Soha)
Cầu Vĩnh Tuy được khởi công vào ngày 3/2/2005, tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng (giai đoạn I); được thông xe và đưa vào khai thác từ tháng 9/2009. Theo thống kê của TP Hà Nội, trung bình mỗi ngày đêm có khoảng 34.000 lượt xe qua lại.
Cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất (8 nhịp), được thi công với công nghệ đúc hẫng, trong đó nhịp đúc hẫng lớn nhất dài 135m; mặt cắt ngang cầu 19,25m; đường 2 đầu cầu và các nút giao khác mức có chiều dài khoảng 5,8 km.
Cầu Vĩnh Tuy cùng 6 cây cầu khác bắc qua sông Hồng giúp giảm áp lực giao thông vào nội đô Hà Nội. (Ảnh: ĐT)
Cuối năm 2019, Bộ GTVT có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 do UBND TP Hà Nội đề xuất, với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 dự kiến sẽ có 4 làn xe: 2 làn cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp.
Việc đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện mặt cắt ngang theo quy hoạch, từng bước hoàn thiện đường vành đai 2, tăng cường khả năng lưu thông hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc, Đông Bắc Hà Nội.
Con đường gốm sứ
Được ra đời từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy, “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” ngoài ý nghĩa là món quà dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới, đó còn là tác phẩm đoạt giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội”.
Con đường gốm sứ – công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. (Ảnh: ĐT)
Công trình biểu tượng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội này được khởi công từ năm 2007 và khánh thành ngày 5/10/2010.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.
Đặc biệt, đoạn tranh “Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử” dài 810m, tổng diện tích 1.570m2 được tổ chức Guinness thế giới trao chứng nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”.
Một đoạn tường gốm sứ bị bong chóc, nham nhở. (Ảnh: KT)
Sau 10 năm, đã qua 2 lần tôn tạo, tu bổ lớn (năm 2015 và 2017) nhưng Con đường gốm sứ – một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ ngày nào hiện đang xuống cấp, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng.
TRUNG NGUYEN
Theo vtc.vn
Nhà thầu Liên danh Trung Nam và Trung Chính vào thi công Dự án đường Vành đai 2
Những năm qua, Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đã đảm nhận nhiều công trình giao thông quan trọng, chất lượng cao.
Hiện tại, Nhà thầu đang thực hiện dự án xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở của Thủ đô Hà Nội. Công trình được thi công bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án để sớm đưa vào khai thác, giúp khu vực này thoát cảnh UTGT bấy lâu nay.
Dự án xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức hợp đồng BT. Gói thầu XL03 - thi công xây dựng đoạn cầu cạn từ trụ P63 đến Ngã Tư Sở và gói thầu XL01 - thi công xây dựng đoạn cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy đến trụ P40.
Theo thiết kế, đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (phía đường Trường Chinh) với chiều dài gần 5,1km. Riêng gói thầu XL03 có tổng chiều dài là 1,6km, nhà thầu đang tập trung tối đa máy móc, thiết bị và nhân lực trên công trường. Đến thời điểm này, gói thầu XL03 đang tập trung thi công, phần cầu chính đã hoàn thành thi công 302/302 cọc khoan nhồi D1500, 39/39 bệ thân trụ, kết cấu nhịp MSS 27/30 nhịp, kết cấu nhịp dầm đúc trên đà giáo cố định 6/8 nhịp; đối với cầu nhánh đã thi công cọc khoan nhồi D1000 112/112 cọc, hoàn thành thi công 24/24 bệ thân trụ, thi công được 11/16 kết cấu nhịp dầm đúc trên đà giáo cố định.
Về gói thầu XL01, đến thời điểm này đã thi công phần cầu chính: cọc khoan nhồi D1500 được 76/282 cọc; bệ mố, trụ 11/41; thân mố, trụ 11/41; dầm đúc trên MSS là 5/40 nhịp; cánh dầm 24/1.734m; phần cầu dẫn đã ép cọc bê tông cốt thép 25x25cm (đạt 593/593 cọc), sàn giảm tải bê tông cốt thép 7/7 sàn, lắp đặt tấm MSE được 708/708 tấm, thi công tường chắn bê tông cốt thép được 20/20m.
Điểm nổi bật của dự án là ứng dụng công nghệ MSS (Movable scaffolding sytem) hay còn gọi là công nghệ thi công bằng hệ đà giáo di động. Đây là công nghệ đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, việc thi công bằng đà giáo di động cũng đã được thực hiện tại một số công trình như: cầu vượt Ngã Tư Vọng, cầu Nhật Lệ 1 do Công ty Cầu 12 thi công, sử dụng hệ đà giáo chạy dưới tự chế tạo, nguyên lý cấu tạo, di chuyển còn thô sơ, tiến độ thi công kéo dài. Cầu Thanh Trì, cầu Thủ Thiêm 1 sử dụng hệ đà giáo chạy dưới nhập ngoại của hãng NRS. Tuy nhiên, các cầu này đều áp dụng công nghệ MSS chạy phía dưới đáy dầm, làm hạn chế tĩnh không và chiếm dụng lớn mặt bằng trong quá trình thi công.
Tại Dự án tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2, nhà thầu liên danh Trung Nam và Trung Chính sử dụng hệ đà giáo MSS công nghệ chạy trên (overhead) lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, trong đó toàn bộ hệ đà giáo do hãng NRS thiết kế và gia công chế tạo tại nước ngoài. Hệ MSS chạy trên có ưu điểm vượt trội trong điều kiện thi công chật hẹp, đặc biệt là ở nội đô với yêu cầu tiến độ thi công nhanh.
Toàn bộ hoạt động của hệ đà giáo sử dụng hệ kích thủy lực đồng bộ (bao gồm 72 kích lớn nhỏ). Với công nghệ này, tiến độ thi công của dự án đạt 20 ngày/01 nhịp, chiều dài khối đúc lớn nhất 54m, khối lượng bê tông một khối đúc lớn nhất 540m3.
Với đặc thù của dự án là vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông phía dưới, điều kiện mặt bằng thi công chật trội, lại nằm trên tuyến phố đông đúc, do đó công nghệ thi công MSS chạy trên (đà giáo di chuyển phía trên dầm) là phương án lựa chọn tối ưu để thi công. Đây là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam và đã giải quyết rất tốt yêu cầu vừa thi công vừa đảm bảo giao thông cho tuyến đường. Đối với công nghệ MSS, khẩu độ dầm vượt nhịp lớn có thể đúc được từ 35 đến 45m.
Xác định đây là một trong những dự án quan trọng của TP. Hà Nội trong việc giải quyết ách tắc giao thông, bằng kinh nghiệm và uy tín, Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đã tập trung máy móc, nhân lực ngay từ khi khởi công dự án trên khắp các điểm công trường. Tiếng máy, tiếng búa, tiếng chỉ huy công trường vẫn vang lên đều đặn bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng. Dù phải đẩy nhanh tiến độ song ban lãnh đạo Nhà thầu liên danh Trung Nam và Trung Chính luôn xác định chất lượng công trình phải đặt lên hàng đầu bởi đây là bộ mặt giao thông của Thủ đô cũng như uy tín, trách nhiệm của đơn vị thi công.
Mặt cắt ngang công trình là dầm dạng hộp rỗng, bề rộng từ 19 - 35m, chiều cao dầm chủ H = 2,687m, chiều dài nhịp dài nhất là 45m và ngắn nhất là 35m. Tại khu vực Ngã Tư Vọng, chiều cao tính từ đáy dầm đến mặt đất tự nhiên là 23m, độ dốc cầu là 5%. Gói thầu XL03 có 30 nhịp dầm mặt cắt không đổi, B = 18,7m. Phần lõi dầm có bề rộng 12m được thi công bằng công nghệ đúc bằng xe MSS và hai bản cánh thi công đổ sau.
HOÀNG HÀ
Theo GTVT
Thủ tướng: Dân vận không phải là phương pháp mà là "từ trái tim đến trái tim" Sáng 19/1, tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ), một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy Lục quân cấp phân đội bậc đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự. Trước khi thăm, làm...