Bà con Hà Nội chú ý: Kế hoạch chống dịch từng khu vực sắp tới ra sao?
Trong khi nhiều tỉnh khu vực phía Nam đang có diễn biến dịch phức tạp thì tại Hà Nội, tình hình cũng khá khó lường.
Để hạn chế tối đa nguy cơ dịch lây lan, chiều 3/9, UBND TP.Hà Nội đã ban hành hướng dẫn phân chia 3 vùng phòng chống Covid-19.
Chi tiết phân chia vùng tại Hà Nội để áp dụng các biện pháp chống dịch từ 6/9 đến 21/9. (Ảnh: TTXVN)
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, việc phân chia vùng sẽ giúp cơ quan chức năng triển khai công tác ngăn chặn dịch và tập trung nhân lực, vật lực cho những nơi có nguy cơ cao. Đặc biệt từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, Hà Nội sẽ tập trung có trọng tâm để xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao.
Cụ thể, phương án phân vùng được áp dụng từ ngày 6/9 được Thông tấn xã Việt Nam đăng tải như sau:
- Phân vùng 1: Gồm 15 đơn vị hành chính; trong đó có toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Với phân vùng 1, UBND thành phố yêu cầu tất cả bà con sống tại những khu vực quận huyện trên tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, ngoài ra áp dụng thêm một số biện pháp cao hơn với phương châm “ai ở đâu thì ở yên đó”, “người vùng nào ở vùng đó” để dễ dàng khoanh vùng, dập dịch triệt để, tách F0 ra khỏi “vùng đỏ” và “vùng cam”.
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, thành phố đề nghị các địa phương thuộc phân vùng 1 phải luôn sẵn sàng, chuẩn bị đầy đủ lương thực, hàng hóa thiết yếu cho bà con; đảm bảo an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn thiếu mặc; tăng cường đội ngũ shipper phục vụ nhu cầu của bà con.
Mục tiêu của việc phân chia vùng là để sớm kiểm soát nơi có nguy cơ cao và bảo vệ vùng an toàn. (Ảnh: TTXVN)
- Phân vùng 2: Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; được phân cách với vùng 1 bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống.
Với phân vùng 2, thành phố yêu cầu phải duy trì, đẩy mạnh sản xuất nhưng đảm bảo quy tắc chống dịch; có thể phân khu trong vùng để tổ chức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” cho các khu công nghiệp lớn.
Những nơi thuộc “vùng vàng” và “vàng xanh” thực hiện theo Chỉ thị 15 và áp dụng thêm một số biện pháp cao hơn theo từng phân khu trong vùng cho phù hợp với cơ chế vận hành; ngoài ra tổ chức sản xuất công nghiệp theo mô hình mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch, hỗ trợ phân vùng 1.
Video đang HOT
TP.Hà Nội quyết tâm nhân rộng “vùng xanh” trên địa bàn. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
- Phân vùng 3: Gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Đây là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp; chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ và sông Đáy.
Với phân vùng 3, tùy theo từng phân khu sẽ áp dụng Chỉ thị 15 cùng một số biện pháp ở mức cao. Khu vực này cũng có nhiệm vụ hỗ trợ phân vùng 1; đồng thời kiểm soát tình hình dịch tại địa phương một cách chặt chẽ.
Những người không có lý do ra đường sẽ phải quay đầu hoặc bị phạt theo quy định. (Ảnh: Vietnamplus)
Cơ chế vận hành liên phân vùng
Việc vận hành liên phân vùng được UBND thành phố Hà Nội quy định rõ như sau:
- Siết chặt phân vùng 1;
- Kiểm soát luồng đi từ phân vùng 1 sang phân vùng 2 và 3;
- Đảm bảo chuỗi sản xuất, cung ứng liên phân vùng;
- Giảm thiếu người di chuyển liên vùng xuống mức tối đa;
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương quyết định việc phòng, chống dịch bệnh tại phân vùng 2 và phân vùng 3.
Hiện nay tại Hà Nội vẫn đang xuất hiện một số chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình, mọi người hãy tuân thủ nghiêm túc quy định cho chính quyền địa phương hướng dẫn nhé!
Chống dịch nửa vời, Hà Nội sẽ giãn cách đến bao giờ?
Với cách chống dịch nửa vời như hiện nay, nhiều ý kiến lo ngại không biết đến bao giờ Hà Nội mới hết giãn cách xã hội.
Tối 23/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 17 thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 6h ngày 24/7. Đó là thời điểm đánh dấu toàn Thủ đô bước vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 lần thứ tư.
Bản chất của phương pháp chống dịch không thay đổi: lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sĩ" trong phòng, chống dịch để kêu gọi, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường.
Mức độ giãn cách còn lên tầm cao mới khi Hà Nội triệt để kiểm tra giấy đi đường để đảm bảo người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Khả năng lây lan nhanh của biến chủng mới cùng bài học từ TP.HCM, Bình Dương cho thấy nếu không chống dịch triệt để, Hà Nội có nguy cơ "vỡ trận" tương tự.
Đường phố Hà Nội đông đúc khi dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.
COVID-19 không khoan thứ cho đối thủ nào đánh giá thấp khả năng của chúng. Virus vô hình, vô cảm và tồn tại trên chính thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Ngăn chặn tiếp xúc tối thiểu giữa người với người là cách tối ưu để bẻ gãy chuỗi lây nhiễm SARS-CoV-2, trong thời gian chờ thực hiện tiêm chủng toàn dân.
Thời gian đầu thực hiện phòng chống dịch, Hà Nội làm rất nghiêm. Những ngày đầu thu không tiếng còi xe, không người qua lại là cảnh tượng khiến ai cũng thấy nao lòng, nhưng nó mang lại niềm tin mãnh liệt rằng sau vài tuần chịu khổ, người dân sẽ trở lại nhịp sống bình thường, còn hơn cứ buông lỏng, xuề xòa với nhau mà hậu quả để lại là những ngày nơm nớp lo lắng sợ hãi.
Tuy nhiên, sự chắc chắn, quyết liệt của Hà Nội đang giảm dần. Đường phố đã đông đúc trở lại. Giấy đi đường, công cụ kiểm soát việc di chuyển trên đường của người dân, bị làm giả, hoặc bị lợi dụng để làm việc không thiết yếu.
Ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố, người dân tự do đi lại, tập thể dục, giao tiếp với nhau, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách an toàn.
Mới đây, Hà Nội thống kê thu được 50 tỷ đồng tiền phạt của người dân trong đợt dịch COVID-19, chứng tỏ cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, mạnh tay xử phạt. Nhưng liệu chúng ta đã giăng tấm lưới đủ lớn để quét sạch vi phạm?
Khi một bộ phận người dân không tuân thủ quy tắc 5K, coi thường dịch bệnh bất chấp chế tài xử phạt, phải chăng mức độ răn đe cần được tăng cao hơn nữa?
Công tác kiểm soát, quản lý có lẽ cần thay đổi. Đây là năm thứ hai dịch COVID-19 hoành hành, làn sóng lây nhiễm thứ tư tràn khắp các tỉnh thành, nên khó có thể nói người dân chưa nhận thức đầy đủ về đại dịch.
Bỏ ngoài tai cảnh báo, thách thức thành quả chống dịch của toàn dân, toàn thành phố, đấy không chỉ là có lỗi với bản thân, mà còn là có tội với cuộc sống, sinh kế của hàng triệu con người. Với những người ý thức kém như vậy, cần quản lý chặt chẽ và áp dụng những biện pháp mạnh. Kiểm soát như hiện nay, e rằng vẫn lỏng, vẫn "hiền" quá.
Với hơn 2.000 ca nhiễm trong đợt lây nhiễm thứ tư, Hà Nội không thể chủ quan. TP.HCM, Bình Dương, Long An giai đoạn tháng 5 cũng chỉ mới có vài chục, vài trăm ca mắc COVID-19, trước khi bùng phát với tốc độ phi mã bởi sự buông lỏng trong công tác phòng chống dịch.
Bài học của TP.HCM, Hà Nội cần ghi nhớ kỹ. Vài giây, vài phút chống dịch nửa vời, thiếu quyết liệt có thể đổi lấy bằng vài tuần, vài tháng phải sống chung với thiệt hại không thể đong đếm về người và của.
Đã sang ngày thứ 34 thực hiện Chỉ thị 16, nhưng các ổ dịch mới ở Hà Nội vẫn thay nhau bùng phát. Mới đây nhất là ổ dịch ở ngõ 328 và 303 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) với số ca mắc lên tới 112 ca chỉ sau 4 ngày bùng phát.
Tại sao đồng thời nhiều nguồn lây cùng xuất hiện ở hai ngõ phố? Chính quyền đã kiểm soát thế nào để gần 1.700 nhân khẩu tại đây đang trở thành F1, nguy cơ lan nhanh thành một ổ dịch "siêu lây nhiễm"?
Tình trạng F0 tồn tại trong cộng đồng mà chưa được phát hiện còn kéo dài đến bao giờ, và ở thời điểm nào thì không còn xuất hiện những ổ dịch mới?
Những câu hỏi trên khó có lời giải nếu người dân còn thoải mái ra đường mà không vấp phải hàng rào pháp lý mạnh mẽ nào.
Tôi tin rằng rất nhiều người sẵn sàng ở nhà, tuân thủ quy tắc 5K, cùng đồng hành với thành phố trong cuộc chiến chống dịch. Họ cũng như lực lượng y tế, an ninh,... đã hy sinh lợi ích cá nhân và căng mình trên tuyến đầu để đẩy lùi dịch COVID-19. Những giọt mồ hôi, máu và nước mắt đã đổ xuống vì sự bình yên của thành phố.
Nhưng hy sinh ấy sẽ trở thành vô ích nếu bên ngoài kia, Hà Nội vẫn cứ buông lỏng, cứ hời hợt và nửa vời. Chuỗi lây nhiễm chỉ có thể bị cắt lui nếu tất cả đồng lòng trên một chiến hào, thay vì người này cứ chống, người kia cứ vi phạm. 2 tháng chống dịch cùng hàng trăm tỷ đồng sẽ đổ bể, nếu thành phố không quyết liệt đến cùng.
Đau đớn một lần rồi trở về guồng quay cũ, không phải cứ tốt hơn là mãi nhấp nhổm lo âu, mãi giãn cách phong tỏa như hiện nay hay sao?
Trên 300 tổ quân y cơ động tiếp tục lên đường vào Nam chống dịch Sáng 23/8, tại Hà Nội, Học viện Quân y tiếp tục tổ chức Lễ xuất quân tăng cường lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam. Đoàn công tác lần này gồm 1.096 cán bộ, học viên, được chia thành 341 tổ quân y cơ động; trong đó có 264 bác sĩ,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng

Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Làm pháo lậu ở Hà Nội, nam thanh niên tử vong sau nhiều tiếng nổ

Radar phát hiện sự sống trong đống đổ nát, lực lượng cứu hộ Bộ Công an cưa, phá bê tông

Hiện trường cháy ô tô trên cao tốc, 1 người tử vong trong cabin

Ô tô con bẹp dúm sau va chạm với xe khách

Đoàn cứu hộ Việt Nam nỗ lực đưa nạn nhân 14 tuổi ra khỏi đống đổ nát

Chồng chở vợ đi khám thai, cả hai bị tai nạn tử vong tại chỗ

CSGT đưa cháu bé đi lạc quay lại trường học

Phát hiện thi thể nam sinh trôi trên kênh ở Cà Mau

Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự

Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Quang Lê 'lột xác' sau khi giảm gần 20kg: Hát khỏe hơn, tự tin 'thi nam vương'
Sao việt
16:49:49 01/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
16:46:22 01/04/2025
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Sức khỏe
16:40:39 01/04/2025
Cận cảnh "lâu đài tình ái" đang hot ở Đà Lạt: Đẹp lộng lẫy nhưng có một chi tiết gây xôn xao
Netizen
16:34:51 01/04/2025
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
15:30:38 01/04/2025
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Sao châu á
15:22:26 01/04/2025
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga
Thế giới
15:20:02 01/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
14:53:54 01/04/2025
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
14:33:14 01/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách
Phim việt
14:26:44 01/04/2025