Bà chủ lò gạch “chém gió” ở chốt cảnh sát, công nhân đấm nữ PV
Nghe tin công nhân của mình bị bắt xe, bà chủ lò gạch đến chốt cảnh sát “chém gió” vô cùng tục tĩu.
Sự việc xảy ra vào khoảng 18g00, ngày 8 – 6, khi tổ công tác đặc biệt Y1/141 do Trung tá CSGT Nguyễn Đức Chung làm tổ trưởng, chốt chặn tại nút giao thông Trường Lâm – Ngô Gia Tự (quận Long Biên, Hà Nội). Các trinh sát phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra hành chính.
Thanh niên này dắt xe vào chốt nhưng tay lăm lăm cầm điện thoại gọi sự trợ giúp của người thân. Ít phút sau xuất hiện một người phụ nữ trung tuổi, có gương mặt “sát thủ” đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến tại chốt của tổ công tác, tự xưng là mẹ của thanh niên này, cũng không đội mũ bảo hiểm, vi phạm luật giao thông nên tổ công tác yêu cầu cả 2 mẹ con xuất trình giấy tờ kiểm tra hành chính.
Cảnh sát chưa nói dứt lời thì người phụ này bắt đầu văng tục, chửi bậy lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ. Lúc này, đại diện tổ công tác là một đồng chí CSHS đã nhẹ nhàng giải thích cho người phụ nữ này hiểu. Nhưng thay vì nghe lời cảnh sát thì phụ nữ này càng văng những lời lẽ tục tĩu không thể chấp nhận được: “Đ.. con mẹ chúng mày là cái đ”… gì. Tao sợ… gì chúng mày. Tao nói cho chúng mày biết cả cái quận Long Biên này đều qua mặt bố mày hết…”.
Được biết người phụ nữ này tên Nguyễn Thị Duyên (SN 1968, trú tai tổ 3 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội). Mặc dù là một phụ nữ, lại là người có tuổi, nhưng đối tượng Duyên dùng những lời lẽ rất thiếu văn hóa, luôn miêng dung tục, chửi bới, khoe khoang ta đây là người giàu có, trên người đeo rất nhiều vàng, khệnh khạng không sợ ai: “Tiền tao đ”… thiếu, chúng mày có cái “vèo” gì…”. Trước hành vi lăng mạ, cản trở người thi hành công vụ, tổ công tác đưa Nguyễn Thị Duyên về công an phường để xử lý.
Đối tượng Duyên lăng mạ cảnh sát
Video đang HOT
Trong lúc các PV đang ghi hình lại sự việc, thì một đối tượng là người nhà của bà Duyên xông vào chốt cảnh sát can thiệp và dùng tay đấm vào người một nữ phóng viên báo Pháp luật & Xã hội làm rơi máy ghi hình xuống đất. Trước hành vi hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp, lực CSHS và CSCĐ đã xuất hiện dùng biện pháp mạnh trấn áp đối tượng. Người này tên là Lương Mạnh Linh (SN 1987, trú tại tổ 3 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội).
Linh khai nhận bản thân là công nhân bốc gạch cho gia đình bà Duyên và cũng là bạn của con trai bà Duyên. Bà Duyên là chủ của một xưởng gạch ở khu Việt Hưng. Khi nghe tin sự việc của bà Duyên thì Linh chạy ra “cứu viện”
Đối tượng Lương Mạnh Linh
Công an phường Đức Giang đang hoàn thiện hồ sơ, xử lý hành vi lăng mạ, cản trở lực lượng thi hành công vụ, cũng như hành vi hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp.
Theo PLXH
PHƯƠNG MAI: Tôi không suy xét người khác 'nổ' hay không
Nổ không phải là nói dối. Bởi nói dối, sẽ được liệt kê vào dạng khoác lác. Có một nói thành mười, có mười nói thành trăm, có trăm nói thành nghìn, có nghìn nói thành vạn, có vạn nói thành triệu... Cứ lũy tiến sự việc lên thì thành nổ.
Nổ bằng lời không có sức sát thương như những vật liệu gây nổ được điều chế từ công thức hóa học. Dẫu vậy, theo thói quen, dư luận vẫn gọi những kẻ thích nổ là những người ôm bom.
Nổ, là một khái niệm không mới. Giống như khi người ta phát triển thành... chém gió. Nói quá sự thật, gọi là nổ. Trong một hoàn cảnh nhất định, nổ như là nhu cầu mua vui. Trong các bài viết tếu táo, gọi là thủ pháp phóng đại.
Kiểu như, nhà em rất nghèo. Chú lái xe cho bố em nghèo. Cô giúp việc cho nhà em nghèo. Bác thợ làm vườn cho nhà em nghèo. Anh tài xế chở mẹ em đi shopping mỗi ngày cũng nghèo nốt...
Đã qua cái thời, thông tin khó kiểm chứng. Đặc biệt là vào thời điểm, bước ra đường gặp ngay nhà báo. Nguy hiểm hơn, lại là báo mạng, thì cái sự nổ phút chốc khiến nhân vật "nhỡ miệng" lâm vào trạng thái "mặt giấu trong tay, tay luồn trong tóc".
Người bình thường nổ, vài ba người biết, tin lan nhanh, vài mươi người cười. Người của làng giải trí nổ, hàng triệu người biết, và hàng chục triệu người ngoác miệng. Người khó tính sẽ cau có lẩm bẩm: "Nói cứ như dở hơi mà nói suốt".
- Như một kĩ năng trong hoạt động tự trào, nổ nếu được vận dụng khéo léo, đúng lúc đúng chỗ sẽ làm người nghe bật cười sảng khoái hoặc làm dịu bớt bầu không khí đang nặng nề. Một người có khả năng tự trào là người biết giải thích dí dỏm về sự thành công hay vai trò của mình, biết tự giễu cợt các thiếu sót hay thói hư tật xấu của bản thân... Đó là điều mà tôi đã thấy được ở những nghệ sĩ danh tiếng của thế giới như ca sĩ Elton John, diễn viên Angelina Jolie khi họ tự trào về quá khứ đồng tính và nghiện ngập của mình, hay Johnny Depp từng tự thú nửa đùa nửa thật rằng anh rất lười tắm và ở dơ. Khán giả yêu mến họ vì ngoài tài năng đích thực, họ còn là chính mình, không phải chỉ là cái vỏ lộng lẫy được tô điểm bằng lời nói?
- Tôi nghĩ đó chỉ là sự khác biệt về mặt văn hóa. Ở Mỹ, Johnny Depp có thể tự nhận mình là "trùm ở dơ", Tom Cruise có thể nhảy cẫng lên ghế sofa để bày tỏ tình yêu với Katie Holmes, nhưng ở Việt Nam, bạn không thể làm như vậy được. Nếu nổ được ứng biến khéo léo theo cách chị nói thì quả là đâu có gì xấu, nó còn giúp mang lại tiếng cười vui vẻ. Tôi không đặt nặng vấn đề suy xét một nghệ sĩ có nổ hay không, mà tôi nhìn vào thành quả lao động nghệ thuật của họ.
Thật lòng mà nói, đứng từ góc độ của một người làm trong ngành giải trí thì trước hết tôi phải đứng về phía nghệ sĩ. Thông thường họ chỉ chia sẻ những tình tiết kiểu như thế với bạn bè thân thiết, nhưng bằng cách nào đó những thông tin như thế lại lọt ra ngoài. Mặt khác, khi nghệ sĩ chủ đích không muốn chia sẻ thì phóng viên sử dụng nghiệp vụ để lấy được thông tin từ nguồn khác. "Tam sao thất bản", thông tin cuối cùng đến với độc giả có khi không còn nguyên vẹn. Bản thân tôi cũng chẳng muốn chọn cách này để nổi tiếng, bởi nếu hôm nay tôi tung tin mình có chiếc túi xách 10.000 đô thì cũng không giúp tôi đắt sô hơn.
Xưa ông bà mình bảo "nói trước bước không qua", mà chị em phụ nữ thì thường khó giữ bí mật hơn đàn ông. Cho nên những gì thuộc phạm vi công việc, tôi lại càng không muốn chia sẻ nhiều một khi chưa đạt được mục tiêu đề ra hoặc thành quả dự án như mong muốn.
- Trong một lần phỏng vấn ca sĩ Mỹ Linh, chị ấy bảo rằng: "Thời buổi này, thay vì rủ nhau đi uống cà phê thì người ta rủ nhau đi... "chém gió", thiệt là hết biết". Nói vậy để thấy, nổ không chỉ lan tỏa trong giới showbiz mà nó đã ăn sâu vào hành vi xã hội. Chị nghĩ sao?
- Hẳn nhiên rồi, xuất phát điểm ban đầu của nổ là từ xã hội, nhưng ý nghĩa ban đầu của nó không có gì xấu cả. "Chém gió" không chỉ là nổ, nói sai lệch sự thật theo chiều hướng phóng đại, mà còn là nói chuyện phiếm, bông đùa với nhau, bạn bè lâu ngày gặp lại chẳng lẽ lại đi kể cho nhau nghe những chuyện buồn? Cho nên "chém gió" để vui là chính, vui rồi quên. Ai cũng có nhu cầu chia sẻ thông tin, đừng nên đặt nặng vấn đề này như một hiện tượng tiêu cực
Theo ANTG
Cuối tuần hạnh phúc bên chàng bận rộn Một ngày thú vị bắt đầu bằng việc đi dạo trên những con đường thơ mộng và kết thúc bằng một chầu cafe "chém gió". Yêu một người bận rộn, có thể bạn sẽ phải chấp nhận sự thiệt thòi bởi chàng không có nhiều thời gian đưa bạn đi chơi, đi xem phim, đi mua sắm... Khi đó, bạn sẽ so sánh...