Bà chủ kinh doanh nội thất ở Hà Nội “kiếm thêm” bằng xì gà nhập lậu
Kinh doanh đồ trang trí nội thất, nhận thấy mặt hàng xì gà do nước ngoài sản xuất có thể mua bán online kiếm lời nên Lê Thùy Trang bắt đầu kinh doanh, kiếm 20-30 triệu đồng mỗi tháng.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Lê Thùy Trang (SN 1988, trú tại phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) về tội “Buôn bán hàng cấm”.
Lê Thùy Trang thời điểm bị bắt giữ.
Theo cáo trạng, sáng 6/1/2020, cảnh sát phát hiện Phạm Q.A. (SN 1991, trú tại Ba Đình, Hà Nội) đang mang 4 hộp xì gà nhãn hiệu Davidoff, mỗi hộp 10 điếu (do nước ngoài sản xuất), đi giao cho Lê Bá T. (SN 1988, trú tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa) tại sảnh chung cư Sun Ancora (phường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Quá trình kiểm tra, cơ quan công an còn phát hiện Lê Bá T. đang cầm thêm 2 hộp xì gà nhãn hiệu Davidoff. Phạm Q.A. và Lê Bá T. không xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán hợp pháp của số xì gà trên.
Tại cơ quan điều tra, T. khai là nhận hộ số hộp xì gà trên do Q.A. giao cho Lê Thùy Trang.
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Lê Thùy Trang tại chung cư Sun Ancora, cảnh sát thu giữ một túi đựng các điếu xì gà lẻ và 6.125 điếu xì gà các loại do nước ngoài sản xuất (tổng trọng lượng gần 113 kg), tương đương 5.665 bao thuốc lá điếu.
Video đang HOT
Tài khoản zalo mang tên “Trang Le” trên điện thoại di động của Lê Thùy Trang có hiển thị các nội dung tin nhắn liên quan đến việc buôn bán xì gà do nước ngoài sản xuất.
Cùng ngày 6/1/2020, cơ quan điều tra khám xét khẩn cấp chỗ ở của Phạm Q.A., thu giữ tổng cộng 907 điếu xì gà các loại do nước ngoài sản xuất (trọng lượng gần 8 kg).
Cơ quan điều tra xác định, Lê Thùy Trang kinh doanh đồ trang trí nội thất tháp trầm, tranh ảnh các loại. Tháng 6/2019, qua tìm hiểu trên mạng xã hội, nhận thấy mặt hàng xì gà do nước ngoài sản xuất có thể mua bán online kiếm lời nên Trang bắt đầu kinh doanh.
Thời gian đầu, Trang đặt xì gà do nước ngoài sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, chủ yếu là các mặt hàng xì gà do Mỹ hoặc Cuba sản xuất.
Cuối tháng 9/2019, Trang thấy trên mạng xã hội có một số người đăng bán và mời chào Trang mua xì gà do nước ngoài sản xuất với giá rẻ hơn thị trường nên Trang đã mua số lượng lớn xì gà với mục đích bán lại kiếm lời.
Đầu tháng 12/2019, Trang thuê Lê Bá T. làm nhân viên theo yêu cầu công việc của Trang với mức lương 3 triệu đồng/tháng.
Sáng 6/1/2020, khi Trang giao cho T. xuống sảnh chung cư Sun Ancora nhận hộ Trang 4 hộp xì gà thì bị cơ quan công an bắt giữ.
Trang thừa nhận biết việc buôn bán xì gà do nước ngoài sản xuất là vi phạm pháp luật nhưng do hám lợi nên vẫn mua để bán lại kiếm lời. Mỗi hộp xì gà bán ra, Trang lãi từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng, Trang thu lời từ 20-30 triệu đồng.
Cơ quan công an xác định, Lê Bá T. không biết hành vi buôn bán xì gà của Trang là vi phạm pháp luật nên không đủ căn cứ kết luận T. đồng phạm với Trang. Với số xì gà thu giữ của T., cơ quan công an chưa đủ căn cứ xử lý hình sự nên đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với T. về hành vi buôn bán hàng cấm.
Tương tự, Phạm Q.A. cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đối về hành vi trên.
Mơ được xuất khẩu lao động, 97 người bị lừa ngót 30 tỷ đồng
Cơ quan tố tụng xác định, Lại Thị Vân và Phạm Bá Trạc đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Lại Thị Vân (SN 1980, ở tỉnh Thái Bình) và Phạm Bá Trạc (SN 1959, ở quận Hà Đông, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, khoảng từ tháng 6/2017- 4/2020, Công an TP Hà Nội nhận được đơn của nhiều người tố cáo Vân và Trạc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua việc nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục xin cho họ đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Kết quả điều tra xác định: Từ năm 2015-2017, hai bị can dù không có chức năng, không có khả năng làm thủ tục đưa người khác đi xuất khẩu lao động tại Úc, nhưng đã đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai bị can giới thiệu với nhiều người việc Vân có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, còn Trạc là cán bộ cấp cao trong cơ quan Nhà nước, có nhiều mối quan hệ có khả năng xin được cho nhiều người đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Trạc, Vân cam kết, người đi xuất khẩu lao động tại Úc sẽ được lao động từ 2- 4 năm, với mức lương khoảng từ 3.000- 4.000 USD/tháng. Người lao động phải nộp tiền phí từ 5.000 USD- 30.000 USD, tùy vào từng công việc.
Theo hứa hẹn, sau khi nộp tiền đặt cọc (từ 2.000-10.000 USD) khoảng 3 tháng, người lao động được xuất cảnh sang Úc lao động và phải nộp nốt số tiền còn lại.
Các bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau đã trực tiếp hoặc thông qua trung gian nộp tiền và hồ sơ cho Vân, Trạc để nhờ hai bị can làm thủ tục cho họ hoặc cho người thân đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Sau khi nhận tiền, Phạm Bá Trạc, Lại Thị Vân tổ chức cho người lao động đi khám sức khỏe, học tiếng Anh. Sau đó, người lao động được đưa đến phố Lò Đúc (Hà Nội) làm các thủ tục lăn tay, chụp ảnh... để làm visa.
Tuy nhiên, những việc trên chỉ là "động tác giả", nhằm mục đích tạo niềm tin và kéo dài thời gian chờ đợi của người lao động. Thực tế, Trạc và Vân đã không làm thủ tục gì để đưa họ đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Hết thời hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động đến đòi tiền. Lúc này, hai bị can viết cam kết sẽ trả lại tiền, nhưng sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.
Ngày 11/7/2020, Phạm Bá Trạc đến Cơ quan điều tra đầu thú. Đến ngày 3/2/2021, Lại Thị Vân bị bắt theo lệnh truy nã.
Cơ quan tố tụng xác định, Vân và Trạc đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng.
Các bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án yêu cầu các bị can hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của họ.
Gây thất thoát hơn 1.100 tỷ đồng, ông Tất Thành Cang "đổ tội" cho cấp dưới Tại cơ quan điều tra, ông Tất Thành Cang khai cấp dưới của ông đã báo cáo không trung thực, che giấu việc lựa chọn công ty Nguyễn Kim, không cung cấp đầy đủ thông tin. Viện KSND TPHCM vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Tất Thành Cang (sinh năm 1971, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM),...