“Ba chìm bảy nổi” tôm xuất khẩu
Mới đây, với việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế chống phá giá với tôm Việt Nam, được dự báo sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu vào thị trường Mỹ (thị trường chủ lực) trong thời gian tới. “Bôn ba chẳng qua thời vận” là điều mà xuất khẩu tôm đang gặp phải trong những lúc bất ổn như thế này.
Thống kê mới đây ước kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu 2016 đã đạt 1,9 tỷ USD, có mức tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Khả dĩ xuất khẩu tôm không đến nỗi bết bát sau thời sụt giảm được cho là nhờ nhu cầu tăng khá và giá tôm trên thị trường thế giới tăng do nguồn cung giảm.
Bất lợi cho tôm Việt
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm đã có mức tăng trưởng ấn tượng sau trong bảy tháng đầu 2016 khi đạt kim ngạch 364,8 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng nhập khẩu tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác cho Mỹ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu, dẫn tới giá xuất khẩu tăng.
Những tưởng sự phục hồi sẽ chắp cánh cho xuất khẩu tôm trở lại thời đỉnh cao, thế nhưng với phán quyết kết quả cuối cùng của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) mới nhất từ DOC đã như một gáo nước lạnh. Mức thuế các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và tự nguyện phải chịu là 4,78%, cao hơn đáng kể so với mức thuế sơ bộ 3,56% mà DOC công bố hồi tháng 3/2016.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), thị trường Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của con tôm Việt, chiếm đến 22,4% tổng giá trị xuất khẩu. Việc DOC tăng thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.
Giới chuyên gia cho rằng với mức thuế chống bán phá giá mà DOC vừa công bố, sản phẩm tôm của Việt Nam sẽ chịu mức thuế cao gấp 2-3 lần so với tôm Thái Lan, Ấn Độ.
Video đang HOT
Thị trường Mỹ hiện chiếm đến 22,4% tổng giá trị xuất khẩu của con tôm Việt
Đây sẽ là bất lợi và tác động không nhỏ đến hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm của nước ta vào Mỹ. Từ mức thuế do DOC phán quyết, cuối cùng, nhiều khả năng tôm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh vào Mỹ, khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tôm trong nước.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng được cho là do doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này vẫn được hưởng lợi từ mức thuế chống bán phá giá của POR9, mức thuế trung bình 0,91%.
Trong một nhận định về xuất khẩu tôm gần đây, ông Lê Văn Quang, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, cho rằng tình hình tuy có cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây khó khăn. Nhất là khi từ sản xuất con giống, nuôi tôm cho đến chế biến đều lỗ vì cung vượt cầu.
Lo hẹp “cánh cửa” Mỹ
Tình hình kinh doanh khó khăn, thu hẹp hoạt động sản xuất, cắt giảm lao động của “vua tôm” Minh Phú trong thời gian qua cũng minh chứng cho chuyện này. Ông Chu Văn An, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cho biết năm 2014, Minh Phú có 15.000 lao động, xuất khẩu được 730 triệu USD. Đến năm 2015, còn 12.000 lao động, xuất khẩu được 524,4 triệu USD. Riêng 6 tháng năm 2016, công ty chỉ còn 9.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 205,3 triệu USD.
Cũng cần nhắc lại, trong lần POR9, công ty Minh Phú chịu mức thuế 1,39%, tức là chịu mức thuế cao nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Mỹ, khi đó các doanh nghiệp này chỉ chịu mức thuế 0,91%.
Điều may mắn cho Minh Phú trong lần POR10 này, Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú là một trong hai bị đơn bắt buộc đã được công bố là không bán phá giá và được đưa ra khỏi danh sách các công ty xem xét thuế chống bán phá giá. Điều đó đồng nghĩa Minh Phú được hưởng mức thuế 0%, còn lại 32 công ty đang xuất khẩu tôm vào Mỹ chịu mức thuế 4,78%.
Trong xuất khẩu tôm, theo giới chuyên gia, việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu làm cho ngành này chồng chất thêm khó khăn. Riêng nửa đầu năm nay, trong số 485 triệu USD kim ngạch mà Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để chế biến xuất khẩu thì nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 37%.
Ngoài ra, như lời của ông Lê Văn Quang, nhu cầu của thị trường một năm chỉ tăng 3 – 5% nhưng nguồn cung tăng 10% nên giá giảm, cứ 1% nguồn cung tăng thì 4,5% – 5% giá giảm. Do đó, khi xuất khẩu tôm tăng thêm 5% là giá giảm 25%.
Vụ kiện tôm là vụ kiện chống bán phá giá lớn nhất, phức tạp nhất và có tác động lớn đến đông đảo người người nuôi tôm của Việt Nam. Còn nhớ, vào tháng 7/2016, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký Thỏa thuận với Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Hẳn là từ thoả thuận này, nhiều người khấp khởi rằng giữa hai bên sẽ hiểu nhau hơn để con tôm Việt còn “dễ thở” trên đất Mỹ. Tuy nhiên, với việc chỉ mỗi Minh Phú đã được “cứu” trong khi doanh nghiệp này ngày càng co cụm lại thì xem ra “cánh cửa” để xuất khẩu tôm của Việt Nam đi sâu vào thị trường Mỹ sẽ còn lắm chông gai.
Theo Thời báo kinh doanh
Dự kiến năm 2017 GDP Việt Nam tăng 6,8%
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến năm 2017, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8 - 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.
Phấn đấu năm 2017 GDP tăng 6,8% - ảnh minh họa
Ngày 22.6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đối với các Bô, cơ quan ngang Bô, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tinh, thanh phô trưc thuôc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua, dự kiến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 như sau: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8 - 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.
Tuy nhiên, theo báo cáo cập nhật về Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2016 công bố ngày 14.6 mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo các nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm từ 6,7% năm 2015 xuống còn 6,3% năm 2016 và 6,1% năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2017 dự kiến là 1,165 triệu tỉ đồng, trong đó: thu nội địa là 932.000 tỉ đồng, thu dầu thô là 45.000 tỉ đồng, thu xuất nhập khẩu là 182.000 tỉ đồng, thu viện trợ không hoàn lại là 3.000 tỉ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2017 dự kiến khoảng 1,395 triệu tỉ đồng.
Theo đó, các cơ quan cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ.
Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch trong điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đề nghị đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một nội dung quan trọng nữa là tập trung thực hiện quyết liệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 theo đúng Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó tập trung vào 3 trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Đối với các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Bộ Kế hoạch - Đầu tư yêu cầu phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, trong đó lưu ý chỉ đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu, có phương pháp tính toán rõ ràng, có khả năng thu thập được, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của ngành, địa phương và quốc gia.
Các Bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31.7.2016.
Theo_24h
Kim ngạch xuất khẩu tôm quý II tăng 10% Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu tôm quý II năm 2016 của cả nước đạt 780 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Chế biến tôm xuất khẩu. Các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh như: Mỹ (tăng 21,8%), Liên minh...