Ba chiến lược của Nga khi bị phương Tây trừng phạt ngành xuất khẩu vàng
Các nhà phân tích đưa ra ba chiến lược mà Nga có thể thực hiện khi lệnh trừng phạt ngành xuất khẩu vàng mà phương Tây áp đặt có hiệu lực.
Truyền thông đưa tin rằng gói trừng phạt thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU) sẽ đưa ra lệnh cấm nhập khẩu vàng Nga. Nếu điều này xảy ra, EU sẽ có động thái tương tự như Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản – những quốc gia từng cấm nhập khẩu vàng của Nga cách đây một thời gian.
Tác động tới ngành vàng của Nga
Vàng miếng được sản xuất tại Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo oilprice.com, trong trường hợp các lệnh trừng phạt này được thực thi đầy đủ, ngành vàng của Nga thực sự có thể sẽ bước vào một thời kỳ hỗn loạn nghiêm trọng.
Vai trò của vàng trong nền kinh tế Nga là rất quan trọng. Xuất khẩu vàng là hoạt động xuất khẩu phi năng lượng lớn nhất của Nga. Theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, chỉ tính riêng trong năm 2021, Nga đã xuất khẩu hơn 302 tấn vàng (trị giá từ 17,4 tỷ USD đến 20 tỷ USD). Điều quan trọng là, Anh – nước đầu tiên đưa ra các biện pháp trừng phạt vàng của Nga vào tháng 3/2022 – đã mua 266 tấn, trị giá 15,4 tỷ USD.
Lệnh cấm vận quốc tế một phần đối với vàng của Nga đã mang lại một số kết quả đáng chú ý. Một trong những công ty sản xuất vàng chủ chốt của Nga là Petropavlovsk đã tuyên bố không có khả năng trả nợ. Petropavlovsk sản xuất 14 tấn vàng hàng năm, chủ yếu tập trung vào các mỏ ở Viễn Đông.
Nhìn chung, kể từ tháng 3/2022, khi thị trường vàng miếng ở London từ chối cấp cho các nhà sản xuất vàng Nga tiêu chuẩn “Giao hàng tốt”, thì hoạt động xuất khẩu kim loại quý của Nga trên thực tế đã dừng lại. Cụ thể, kể từ đó, từ tháng 4 đến tháng 5, Nga đã bán được hơn 100 tấn vàng.
Video đang HOT
Giờ đây, khi Anh từ chối mua vàng của Nga, những quốc gia có thể mua vàng Nga chỉ còn Kazakhstan (nhập khẩu 8 tấn vàng Nga vào năm 2021), Thụy Sĩ (7,25 tấn) và Đức (5,5 tấn). Những nước này có thể cũng sớm ngừng mua vàng từ Nga.
Trong khi đó, Liên minh Nhà sản xuất Vàng của Nga (UGPR) đang trong tình trạng hoảng loạn. Trong một bức thư ngỏ gần đây, liên minh này lưu ý rằng nếu tình hình trong ngành vàng của Nga không sớm thay đổi, ngành này có thể bị thiệt hại không thể khắc phục được. Cụ thể, bức thư nói rằng nếu không có sự hỗ trợ lớn từ chính phủ, số phận của ít nhất 400 nhóm sản xuất tập thể vừa và nhỏ (mỗi nhóm sử dụng khoảng 40.000 công nhân) có thể rất bấp bênh.
Phó giám đốc UGPR Sergey Koshuba nhấn mạnh rằng không chỉ các lệnh trừng phạt của phương Tây mà còn cả các chính sách của Ngân hàng Trung ương Nga cũng đang bóp nghẹt ngành này. Ông tuyên bố rằng các điều kiện hiện tại do ngân hàng trung ương đưa ra (sẵn sàng mua vàng với mức chiết khấu đáng kể) khiến UGPR không có lợi nhuận và đôi khi thậm chí gây bất lợi cho các nhà sản xuất vàng tiếp tục hoạt động.
Ba chiến lược trọng tâm
Vàng miếng được sản xuất tại Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Khi các lệnh trừng phạt vàng trở thành hiện thực trong tương lai gần, các hành động của Nga nhằm giảm thiểu tác động tiềm tàng của các lệnh trừng phạt này có thể được chia thành ba chiến lược trọng tâm.
Chiến lược đầu tiên là giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến ngành vàng của Nga, để phương Tây không thể sử dụng thông tin nhằm củng cố và đa dạng hóa các biện pháp trừng phạt. Một dự luật về vấn đề này đã được thông qua tại Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) và các hành động tiếp theo gần như chắc chắn sẽ sớm được thực hiện.
Thứ hai, Nga sẽ áp dụng chiến lược nhập khẩu song song. Trên thực tế, các chuyên gia Nga đã trích dẫn ví dụ về Nam Phi khi chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vào những năm 1970. Nam Phi đã tránh lệnh cấm xuất khẩu vàng thỏi bằng cách đúc tiền xu vàng riêng (Krugerrands). Điều này đã làm tê liệt các biện pháp trừng phạt.
Cách tiếp cận thứ ba tập trung vào việc chuyển hướng xuất khẩu vàng sang các nước thân thiện, như Ấn Độ, Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất – các quốc gia không trừng phạt Nga. Nga cũng có thể chuyển công đoạn đúc vàng sang một trong các đối tác của Nga, như Kazakhstan. Một số chuyên gia và quan chức chính phủ Nga chắc chắn rằng mặc dù phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt vàng của Nga, thì các quốc gia thực dụng hơn sẽ không bỏ lỡ cơ hội này và có thể hưởng lợi từ việc tiếp cận các kim loại quý của Nga.
Tuy nhiên, Oxana Lukicheva, nhà phân tích hàng hóa tại công ty Nga Otkrytiye Investitsii, cho rằng dù Nga có chiến lược gì thì ngân sách trung ương vẫn sẽ mất từ 15 đến 25% doanh thu.
Một đánh giá đã phân tích bốn nhà sản xuất vàng lớn nhất của Nga và đưa ra bức tranh tổng thể.
Polyus có trữ lượng vàng đã được chứng minh là 104 triệu ounce và là nhà sản xuất vàng lớn nhất ở Nga, một trong 5 công ty hàng đầu trên toàn cầu. Công ty này có thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt vì người tiêu dùng cuối cùng chủ yếu ở Nga và công ty có chi phí sản xuất thấp.
Polymetal International – nhà sản xuất vàng lớn thứ hai của Nga – cũng có thể tránh đa số thiệt hại vì đã tích cực hợp tác với Kazakhstan, đồng thời có danh mục sản phẩm đa dạng. Ngoài vàng, công ty còn sản xuất một lượng đáng kể bạc.
Petropavlovsk là công ty có giá trị thị trường hiện tại thấp hơn số nợ tích lũy. Công ty này có khả năng phải đối mặt với một số thời điểm khó khăn, có thể dẫn đến phá sản hoàn toàn.
Seligdar Prospectors Association có 277 tấn vàng dự trữ, dự kiến cũng sẽ không bị thiệt hại lớn, vì các đối tác chính của công ty nằm ở Nga.
Tuy nhiên, ngay cả với bối cảnh trên, ngành vàng Nga chịu được các lệnh trừng phạt hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng vượt qua các lệnh trừng phạt mà không cần sử dụng các kẽ hở, cũng như phụ thuộc vào khả năng nhượng bộ các bên thứ ba.
Ấn Độ muốn 'thế chân' phương Tây trong các dự án mỏ dầu của Nga
New Delhi được cho là muốn duy trì và mở rộng cổ phần trong dự án mỏ dầu Sakhalin-1.
Giàn khoan Orlan ở phía Đông Bắc đảo Sakhalin trên biển Okhotsk. Ảnh: Rosneft.
Theo nhật báo Times of India, tập đoàn Dầu khí Tự nhiên Ấn Độ (ONGC) đang huy động thêm nhân lực để tham gia nhiều hơn nữa việc vận hành mỏ dầu Sakhalin-1 sau khi ExxonMobil - tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ - tuyên bố rút lui. Công ty Ấn Độ hiện có 20% cổ phần trong dự án năng lượng nằm ở Viễn Đông nước Nga.
Cụ thể, chi nhánh đầu tư ra nước ngoài của ONGC là OVL đã đề nghị cử thêm nhân sự có chuyên môn phù hợp để lấp đầy khoảng trống, sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ ExxonMobil hồi tháng 3 tuyên bố ý định rút khỏi các hoạt động dầu khí ở Nga do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
ONGC cũng bày tỏ hy vọng số cổ phần của công ty trong dự án của Nga sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp Moskva tái cơ cấu dự án Sakhalin-1, tương tự như đã làm với dự án Sakhalin-2 gần đó.
"Tôi hy vọng ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến chúng tôi. Mối quan hệ giữa hai bên quá bền chặt và đã tồn tại từ rất lâu", Chủ tịch ONGC Alka Mittal trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 7/7.
ONGC cũng đang xem xét mua thêm cổ phần trong các mỏ dầu và khí đốt của Nga từ các công ty phương Tây có kế hoạch rời khỏi đất nước. ONGC có kế hoạch đấu thầu 30% cổ phần của Exxon trong Sakhalin-1 và 27,5% lãi suất của Shell trong dự án Sakhalin-2.
Trước đó, loạt "ông lớn" dầu phương Tây như BP, Shell và ExxonMobil đã thông báo ý định chấm dứt hoạt động đầu tư về dầu mỏ và khí đốt tại Nga do các lệnh trừng phạt.
Về phần mình, Ấn Độ tiếp tục thúc đẩy việc mua dầu Nga và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của quốc gia này bất chấp những lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva sau chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ấn Độ là nhà nhập khẩu năng lượng lớn thứ ba thế giới. Khoảng 80% lượng dầu tiêu thụ của Ấn Độ là nhập khẩu.
Trung Quốc bàn giao tàu container lớn nhất thế giới Hôm nay (22/6), con tàu container siêu lớn tương đương 3,5 sân bóng đá tiêu chuẩn với sức chứa 24.000 container đầu tiên trên thế giới của Trung Quốc vừa được bàn giao tại một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải. Con tàu container siêu lớn này có tổng chiều dài 399,99m, dài hơn chiếc hàng không mẫu hạm lớn nhất thế...