Ba chiến hạm Mỹ bám đuôi tàu sân bay Trung Quốc trên Biển Đông
Thủy thủ Mỹ đăng video tiêm kích đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh, trong khi ảnh vệ tinh cho thấy 3 chiến hạm Mỹ bám theo tàu Trung Quốc.
Video chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 17/4 cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh di chuyển trên Biển Đông, dường như được quay từ tàu khu trục Mỹ.
Trong video, một tiêm kích J-15 hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh, khiến các thủy thủ thốt lên tiếng trầm trồ. Xung quanh tàu sân bay Trung Quốc là đội hình hộ tống gồm ít nhất một tàu khu trục phòng không Type-052D và một tàu khu trục hạng nặng Type-055.
Nhóm tàu Liêu Ninh được quay từ chiến hạm Mỹ. Video: Twitter/Shiwenye3.
Ảnh vệ tinh được chụp hôm 16/4 cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh di chuyển trên Biển Đông, cách căn cứ Du Lâm tại đảo Hải Nam gần 500 km về phía đông nam.
Lực lượng Trung Quốc gồm tàu sân bay Liêu Ninh, một tàu khu trục Type-055, hai tàu khu trục phòng không Type-052D, một tàu hộ vệ tên lửa Type-054A và tàu hậu cần Type-901. Di chuyển sát đội hình Trung Quốc ở ba hướng là các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Động thái diễn ra vài ngày sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và nhóm tàu đổ bộ USS Makin Island rời Biển Đông. Chưa rõ có chiến hạm Mỹ nào bám theo nhóm tàu sân bay Trung Quốc hay không. Hải quân Mỹ từng triển khai tàu khu trục USS Mustin bám theo chiếc Liêu Ninh khi nó tiến vào Biển Đông hôm 10/4.
Tàu Trung Quốc (đánh số 1-5) và ba tàu khu trục Mỹ trên Biển Đông hôm 16/4. Ảnh: Twitter/OSINT-1.
Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng từ hôm 7/3, khi hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kết thành hàng dài mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Philippines, bên cũng tuyên bố chủ quyền với bãi Ba Đầu, cáo buộc đội tàu này do dân quân biển Trung Quốc điều khiển. Bắc Kinh bao biện các tàu này “neo đậu để tránh thời tiết xấu”. Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Tàu sân bay Trung Quốc tiến xuống Biển Đông
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng chiến hạm hộ tống đi xuống phía nam đảo Hải Nam hôm 16/4, vài ngày sau khi tàu sân bay Mỹ rời khu vực.
Hình ảnh được vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chụp hôm 16/4 cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc di chuyển trên Biển Đông, cách căn cứ Du Lâm tại đảo Hải Nam gần 500 km về phía đông nam. Lực lượng gồm tàu sân bay Liêu Ninh và ít nhất ba tàu đi kèm, có thể là tàu khu trục phòng không Type-052D, tàu hộ vệ tên lửa Type-054A và tàu hậu cần Type-901.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về hoạt động này.
Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh di chuyển trên Biển Đông hôm 16/4. Ảnh: ESA .
Động thái diễn ra vài ngày sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và nhóm tàu đổ bộ USS Makin Island rời Biển Đông. Chưa rõ có chiến hạm Mỹ nào bám theo nhóm tàu sân bay Trung Quốc hay không. Hải quân Mỹ từng triển khai tàu khu trục USS Mustin bám theo chiếc Liêu Ninh khi nó tiến vào Biển Đông hôm 10/4.
Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng từ hôm 7/3, khi hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kết thành hàng dài mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Philippines, bên cũng tuyên bố chủ quyền với bãi Ba Đầu, cáo buộc đội tàu này do dân quân biển Trung Quốc điều khiển. Bắc Kinh bao biện các tàu này "neo đậu để tránh thời tiết xấu". Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc lộ hình hài Phần thân tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đã được lắp ráp với chiều dài mớn nước khoảng 300 m, ngắn hơn một chút so với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Ảnh do vệ tinh Kompsat của Hàn Quốc chụp ngày 28/3 cho thấy tàu sân bay Type-003 của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở...