Bà Châu Thị Thu Nga kháng cáo, phủ nhận chủ mưu lừa đảo
Cựu đại biểu Quốc hội cho rằng cáo buộc của tòa với mình về tội danh và phải bồi thường 54 tỷ đồng là không đúng.
Ngày 27.10, TAND Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của bà Châu Thị Thu Nga (52 tuổi, nguyên đại biểu quốc hội, cựu chủ tịch HĐQT công ty Housing Group).
Trong đơn dài hai trang khổ A4 đề ngày 19.10, bà Nga trình bày, cáo trạng của VKSND Hà Nội có nhiều vấn đề bất cập, không đúng, sai sự thật. Bà Nga cho rằng, tại phiên tòa sơ thẩm nhiều vấn đề bà nêu và kiến nghị nhưng không được xem xét.
“Các luật sư tham gia bào chữa cho tôi bao gồm ông Hoàng Văn Hướng, bà Hoàng Thị Dinh… đã nêu các vấn đề trong cáo trạng của VKS đề nghị truy tố tôi còn nhiều vấn đề mâu thuẫn, không rõ ràng, không đúng với tội danh đã quy kết tôi”, bà Nga viết.
“Tôi làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đã tuyên tôi tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức hình phạt là quá nặng, không đúng tội danh; đề nghị được xem xét lại tất cả các vấn đề mà tôi cùng luật sư đã nêu ra trong phiên tòa “, đơn của bà Nga nêu.
Cựu đại biểu cho rằng, bản thân không phải là người chỉ đạo, chủ mưu như tòa cáo buộc; người thực hiện chính là các phó phòng, giám đốc, giám đốc sàn giao dịch bất động sản và các kế toán trưởng theo các thời kỳ.
Việc cơ quan chức năng cáo buộc bà dùng các mô hình cùng hàng chục cọc khoan bê tông ở khu B5 để khách hàng tin tưởng, tham gia cho Housing Group vay vốn là “hoàn toàn không đúng”.
Về phần dân sự, bà Nga cho rằng việc tòa buộc bị cáo phải bồi hoàn 54 tỷ đồng là không đúng. Theo cựu đại biểu quốc hội, tất cả các khách hàng có mặt tại tòa đều không hề rút vốn mà họ chỉ đòi lấy nhà.
Bà Nga khi bị dẫn giải vào phòng xét xử nghe tuyên án. Ảnh: CTV
Trước đó, chiều 16.10, sau hai tuần xét xử, nghị án, TAND Hà Nội tuyên án tù chung thân với bị cáo Châu Thị Thu Nga về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bản án nhận định đây là vụ án “đặc biệt nghiêm trọng”. Việc VKS truy tố bà Nga cùng chín thuộc cấp về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có căn cứ, đúng pháp luật. Dự án B5 Cầu Diễn chưa được phê duyệt, cấp phép mà các bị cáo vẫn chỉ đạo huy động vốn. Số tiền gần 350 tỷ đồng hiện không có khả năng thu hồi.
Video đang HOT
Bà Nga giữ vai trò chủ mưu, là người hưởng lợi chính số tiền chiếm đoạt gần 350 tỷ đồng nên phải bồi thường cho hơn 500 khách hàng.
Trong những ngày mở phiên tòa, bà Nga thường trả lời vòng vo, khi nhận hết trách nhiệm về mình, lúc lại “đổ tội” cho các thuộc cấp. Bà liên tục xin phép cho dự án B5 Cầu Diễn tiếp tục được thi công. Khi nói lời sau cùng, bà Nga kêu mình “bị oan ức nhiều” và bị các cơ quan chức năng của Hà Nội gây khó dễ khi triển khai Dự án B5.
Bà Nga cùng các luật sư bào chữa cho mình đều trình bày không có ý định lừa khách hàng. Chín thuộc cấp của bà Nga cũng khai không lừa ai, không hưởng lợi gì ngoài đồng lương.
Đồ họa Tiến Thành.
Theo Việt Dũng (VNE)
500 nhà đầu tư 'mắc kẹt' ở dự án B5 Cầu Diễn sẽ nhận bồi thường thế nào?
Tòa tuyên kê biên nhiều tài sản của Công ty Housing Group cùng gia đình cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga để đảm bảo tiền bồi thường cho các bị hại.
Phiên sơ thẩm xét xử bà Châu Thị Thu Nga (cựu đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Công ty Housing Group) cùng 9 thuộc cấp vừa khép lại ngày 16.10 với việc TAND Hà Nội tuyên phạt bà Nga án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chín đồng phạm là thuộc cấp của bà Nga phải nhận các mức án từ 36 tháng tù treo đến 7 năm tù.
Tòa nhận định bà Nga đã lừa, chiếm đoạt 377 tỷ đồng của 726 khách hàng mua chung cư B5 Cầu Diễn thông qua 752 hợp đồng góp vốn. Trong số tiền này, bà Nga đã trả lại 28 tỷ cho 43 khách hàng. Trong vụ án có 475 bị hại gửi đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra và đề nghị lấy lại số tiền đã nộp vào Housing Group.
Một số khách hàng khác mặc dù không có đơn nhưng trong quá trình điều tra cũng đã có lời khai, trình chứng cứ để được làm rõ và cũng đề nghị được lấy lại tiền bị lừa. Tòa thống kê có 501 khách hàng chưa được hoàn trả tiền.
Cũng theo bản án sơ thẩm, bị cáo Nga là chủ mưu, cũng là người sử dụng, hưởng lợi toàn bộ số tiền chiếm đoạt được. Tuy nhiên, trong số tiền chiếm đoạt, có những khoản bà Nga chi có chứng từ chi của Công ty Housing Group, có khoản lại không.
Trong những ngày mở phiên sơ thẩm vừa qua, đại diện Housing Group nhận trách nhiệm với các khoản Nga chi có chứng từ của doanh nghiệp. Còn các khoản chi không có chứng từ, bà Nga phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, các bị hại khi trình bày tại toà cũng đề nghị Housing Group phải có trách nhiệm với số tiền họ đã góp mua nhà.
Vì vậy, TAND Hà Nội tuyên buộc bà Thu Nga và Công ty Housing Group phải liên đới bồi thường 242 tỷ đồng cho 501 bị hại. Trong đó, Housing Group phải bồi thường hơn 187 tỷ, bà Nga phải trả gần 55 tỷ.
Phiên xử Châu Thị Thu Nga chỉ có khoảng chục bị hại tới.
Công ty Housing Group và bà Nga bồi thường cho bị hại bằng cách nào?
Sau khi tuyên án, nhiều bị hại tỏ thái độ hụt hẫng, bức xúc bởi nguyện vọng của họ trình bày trong suốt phiên tòa là được lấy nhà. Họ lo lắng nếu trách nhiệm bồi thường thuộc về bà Nga thì "coi như hết hy vọng", bởi nữ bị cáo đã già lại mang án tù không thời hạn. Họ cũng không biết tài sản của Housing Group còn những gì. Nhiều người khẳng định &'sẽ kháng cáo'.
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm xác định có nhiều nguồn tiền và tài sản sẽ được thu hồi nhằm đảm bảo việc bồi thường cho khách mua nhà B5 Cầu Diễn. Việc yêu cầu được nhận nhà của các nạn nhân được cho rằng không khả thi vì dự án chưa được cấp phép. Bà Nga dùng thủ đoạn lừa đảo khiến họ nộp tiền do đó phải hoàn trả tiền.
Về khoản tiền 85 tỷ lấy từ 377 tỷ lừa khách mua nhà, Housing Group đã đầu tư vào một số hạng mục tại Dự án B5 Cầu Diễn và chi hoa hồng môi giới, vì thế tòa tuyên buộc các cá nhân, công ty có liên quan phải nộp trả. Hiện 5 người nhận tiền môi giới đã nộp 81 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra, chờ thi hành án.
Với các khoản tiền chi khác, khoản chi thực hiện một số hạng mục của dự án, 36 công ty đã ký 68 hợp đồng kinh tế với Housing Group và nhận 72 tỷ, tòa cũng tuyên buộc nộp trả vào tài khoản tạm giữ.
Về khoản 80 tỷ công ty Housing Group chi cho các dự án khác, chi cá nhân, tòa cũng tuyên buộc một số công ty, cá nhân, tổ chức nộp lại tiền để bồi thường cho khách mua nhà. Theo thống kê tại bản án tuyên chiều 16.10, có hơn chục công ty và cá nhân bị buộc nộp lại gần 20 tỷ.
Ngoài ra, nhiều khoản tiền nhỏ lẻ, mỗi khoản trên dưới một tỷ đồng cũng bị tuyên chi tiết để làm căn cức thi hành đòi nhà, đòi tiền. Ví dụ, với khoản tiền hơn 3 tỷ đồng vợ chồng bà Nga nộp mua căn hộ chung cư. Dù xác định đó là tiền riêng của hai người này, nhưng chồng bà Nga đồng ý dùng tài sản đó để khắc phục hậu quả cho vợ nên tòa tuyên buộc công ty bán nhà trả lại tiền.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã kê biên bảy tài sản của Housing Group, HAIC, vợ chồng bà Nga. Trong đó có 10.000m2 đất và các tài sản gắn liền với đất trụ sở công ty ở Khu công nghiệp Quốc Oai, Hà Nội, căn hộ tập thể ở quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy của vợ chồng bà Nga. Tuy nhiên, ba tài sản đang &'vướng' thế chấp khoản vay Ngân hàng VPbank, nên tòa tuyên giao cho nhà băng này quản lý.
Với bốn tài sản còn lại: hơn 3000m2 đất ở khu du lịch Quất Lâm, tỉnh Nam Định thuộc sở hữu của bà Nga và Công ty Housing Group; 15.000m2 đất kinh doanh khác của Housing Group ở Hà Nội; ôtô riêng của gia đình bà Nga... tòa cũng cho tiếp tục kê biên để thi hành án.
Tòa còn kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ &'đích đến' của 157 tỷ mà bà Nga từng khai chi cho các cá nhân, tổ chức để &'chạy dự án', &'chạy chức'... để đảm bảo quyền lợi các bị hại.
Bị hại làm thế nào để lấy được tiền?
Luật sư Vũ Quang Đức, Đoàn Luật sư TP HCM chia sẻ, các bị hại vụ Châu Thị Thu Nga lừa đảo khi nộp tiền với mục đích mua nhà chia làm hai khoản. Một khoản nộp cho Housing Group có phiếu thu, biên nhận, đóng dấu còn một khoản không có biên nhận, phiếu thu hoặc có biên nhận nhưng là của một số cá nhân môi giới. Khoản tiền không có biên nhận chính là tiền chênh. Những khoản tiền có biên nhận của Housing Group sẽ được tính vào khoản bồi thường của công ty này.
Theo luật sư Đức, tất cả những khoản tiền của Housing Group hay tiền của những công ty nhận chi từ Housing Group có nguồn từ tiền chiếm đoạt của khách hàng &'sẽ được đưa hết vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra'. Và sau này, chúng dùng cho việc thi hành án.
Tuy nhiên, luật sư cũng cho biết, bản án vừa tuyên chỉ là sơ thẩm nên bị hại chưa thể lấy được tiền mà phải đợi khi nào có bản án phúc thẩm hoặc bản án sơ thẩm có hiệu lực, không bị kháng cáo hoặc chỉ bị kháng cáo phần hình sự.
Luật sư Đức phân tích, nếu khi nào bản án phúc thẩm có hiệu lực phần trách nhiệm dân sự, các bị hại sẽ làm đơn gửi lên đơn Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để yêu cầu thi hành án.
Trong vu án này, các nạn nhân phải chờ ít nhất sau 15 ngày để bản án sơ thẩm có hiệu lực, xem có kháng cáo, kháng nghị không. Nếu có, người bị hại phải chờ tiếp đến khi có bản án phúc thẩm. Nếu việc kháng cáo, kháng nghị chỉ dừng lại ở phần hình sự hoặc không có kháng cáo, kháng nghị, lúc đó các bị hại làm đơn gửi Cục Thi hành án dân sự Hà Nội yêu cầu chi trả số tiền mình được bồi thường.
Với các công ty đã nhận tiền của bà Nga hoặc Housing Group, sau khi bản án có hiệu lực, trong vòng năm ngày họ sẽ được quyền tự nguyện nộp tiền thi hành án. Nếu họ không tự nguyện, sau 5 ngày, cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu thi hành án. Nếu việc yêu cầu không được các công ty thực hiện, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án, điều tra tài sản của các đơn vị phải thi hành án để kê biên, đấu giá tài sản lấy tiền trả cho bên được thi hành án là các khách mua nhà B5 Cầu Diễn.
Còn những tài sản đã được cơ quan điều tra kê biên, tạm giữ, theo luật sư Đức, khi bản án có hiệu lực, Tòa án sẽ gửi văn bản cho cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án để thực hiện thi hành án. Cơ quan thi hành án cũng có thể gửi yêu cầu tới cơ quan điều tra để tiến hành thi hành án.
Theo luật sư phần bồi thường của công ty Housing Group có tính khả thi cao hơn với khoản bồi thường của bà Nga vì công ty còn tài sản đảm bảo thi hành án.
Khách hàng không được hưởng lãi cho khoản tiền đã nộpVề yêu cầu tiền lãi của một số cá nhân, HĐXX nhận định hợp đồng đặt cọc, góp vốn, vay vốn đều là giao dịch dân sự trái pháp luật do hành vi lừa đảo của Châu Thị Thu Nga cùng các bị cáo nên không có cơ sở tính lãi cho các khoản tiền này. Các bên cần hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ngoài ra đối với các khách hàng khác không có đơn tố cáo, yêu cầu bồi thường dù cơ quan điều tra đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tìm người bị hại vào năm 2016 nhưng không thấy cá nhân nào đến khai báo, tòa tuyên sẽ ra giải quyết bằng một vụ án dân sự khác nếu cá các bị hại có yêu cầu.Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết tại phiên tòa, khi luật sư bào chữa cho bị cáo Nga đề nghị thân chủ khai rõ về khoản tiền 1,5 triệu USD, Hội đồng xét xử đã lưu ý luật sư về việc khoản tiền này nằm trong hơn 157 tỷ đồng đã được Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý bằng việc ra quyết định "tách hành vi và tài liệu liên quan", số 10/C46-P11 ngày 9.6.2017.Theo giới hạn xét xử quy định tại Điều 196 - Bộ luật Tố tụng hình sự, tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố. Do đó, tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử không đặt vấn đề xem xét hành vi của các đối tượng liên quan đến khoản chi hơn 157 tỷ đồng nói trên.
Theo Bảo Hà (VNE)
Cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị tuyên án chung thân HĐXX nhận định trong vụ án này, bị cáo Châu Thị Thu Nga là người cầm đầu, chỉ đạo các thuộc cấp của mình cố tình thu tiền của khách hàng khi dự án chưa được phê duyệt. Đề nghị của Viện kiểm sát (VKS) buộc tội Châu Thị Thu Nga và các bị cáo là hoàn toàn có cơ sở. HĐXX xét...