Ba chàng rể họ Lê
Nhiều khi căn nhà nhỏ của chúng tôi như muốn nổ tung bởi tiếng cười nói.
Nhìn ba chàng rể, đứa thì hì hục bê mấy chậu cây cảnh, đứa cầm vòi bơm phụt nước rửa sân, thằng út thì băm băm chặt chặt ngoài giếng mà tôi thấy tan biến hết cái gái lạnh của những ngày giáp tết. Trong bếp, mùi thức ăn thơm lừng, ba cô con gái vừa làm vừa trò chuyện như ngô nổ… chốc chốc bọn chúng lại léo nhéo: “ Anh ơi anh ời!” như thể sợ chồng chạy đi đâu mất. Ai bảo sinh toàn con gái là sự thiệt thòi.
Hồi trẻ, mỗi lần có ai hỏi thăm về con cái, vợ chồng tôi bực mình lắm. Người nhẹ thì trêu “trai đái ngồi”. Người độc mồm độc miệng thì bảo “Không có người chống gậy” hay “bố hĩm phải làm đỏ nữa”… bực thì bực thế chứ vợ chồng tôi yêu thương các con lắm. Con cái là của trời cho, sao phải phân biệt trai hay gái. Đã thế, bọn chúng cứ như thiên thần. Đứa nào cũng trắng trẻo, bụ bẫm, xinh xắn. Đến tuổi đi học, bụ bẫm, xinh xắn. Đến tuổi đi học, ba đứa chúng đều học giỏi và luỗn dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Thiên hạ thích gọi ông ba Dương hay bà tam Diệp (tên vợ chồng tôi kèm theo số con gái) vợ chồng tôi cũng mặc kệ. Chúng đền đáp công ơn nuôi dạy của bố mẹ bằng những tấm bằng đại học đỏ chót. Cứ nói con gái nhưng được như ba con vịt giời nhà chúng tôi thì thiên hạ có con trai cũng còn đuổi mướt.
Chỉ khổ nỗi, chẳng hiểu ba đứa nó nghĩ sao mà đến tuổi xây dựng gia đình cả rồi nhưng chẳng đứa nào nhúc nhích. Con lớn năm 32 tuổi vẫn ì ra, nó bảo bố mẹ: “ Thời nay 40 chưa phải là ế”. Con thứ hai 30 thì dềnh dàng mãi, giục, nó cũng cãi: “ Mới có 30 vội gì”. Con út thì 28 thì lý luận: “ Hai chị còn kia con bay trước sao đành”. Tuy rất giận các con nhưng suy đi nghĩ lại thấy chúng nó đều xuất phát từ tình yêu thương, sự lo lắng cho bố mẹ nên chẳng nỡ rời xa bố mẹ theo người đàn ông nào. Thế nên vợ chồng tôi chỉ biết thở dài và đêm dêm cầu trời cho chúng nó sớm tìm được hạnh phúc. Ba đứa nó không có hạnh phúc thì vợ chồng già chúng tôi sao mà sống vui vẻ được.
Video đang HOT
Ơn trời, đến năm cô thứ hai bước sang tuổi 31, một ngày đẹp trời giáp Tết Nguyên đán, nó thông báo sẽ đi lấy chồng. Tuy quá cập rập nhưng chúng tôi như mở cờ trong bụng. Ba quả bom nằm chình ình suốt hàng chục năm qua trong nhà, nay nó nổ cho hỏi còn hạnh phúc nào bằng. Năm đầu tiên xa con, nằm nghĩ thương con mà cả hai chúng tôi đều chảy nước mắt. Về làm dâu người ta những ngày giáp tết thế này, lại ở một miền quê heo hút ấy, liệu nó có chịu được không? Ông nhà tôi những ngày vắng con hết ra lại vào rồi ngồi rít thuốc lào sòng sọc nên tôi càng nhớ con hơn. Đêm 30, ngồi luộc bánh chưng dưới bếp tôi chỉ bết khóc thầm. Chỉ đến khi có một vòng tay ôm chặt tôi từ phía sau lưng, tôi mới biết niềm vui của mình là có thật. Bà thông gia tâm lý đã không chỉ cho tôi mượn con gái mà còn cho luôn cả đứa con trai một của họ theo vợ về bên ngoại ăn cái tết đầu tiên của người con trai trưởng thành. Thế là vợ chồng tôi không chỉ mất con mà những ngày tết năm ấy, niềm vui cứ nhân lên mãi. Ra giêng, con gái tôi có tin vui…
Căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi lúc nào cũng như có mặt cả ba đứa (Ảnh minh họa)
Lần lượt cô cả, cô út những năm sau cũng tìm cho mình được bến đỗ. Những ngày đầu xa bố mẹ, chúng nó cứ điện về nheo nhéo. Hết đứa này đến đứa kia. Có khi cả buổi tối chúng tôi không làm được việc gì ngoài nghe điện thoại. Vì thế, căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi lúc nào cũng như có mặt cả ba đứa. Ngày lễ, tết, hở ra tí thời gian nào là chúng nó dắt nhau về. Nhiều khi căn nhà nhỏ của chúng tôi như muốn nổ tung bởi tiếng cười nói của cánh đàn ông, tiếng la hét của lũ trẻ con. Ồn ào, nhộn nhạo, đinh tai nhức óc nhưng vui lắm. Nếu có ai đến nhà chơi vào những ngày như thế, sẽ khó đoán được bọn chúng là con trai hay con gái, con dâu hay con rể của chúng tôi vì cả ba chàng rể ấy không nề hà bất cứ việc gì. Chúng nó sẽ không bỏ sót một ngóc ngách nào trong nhà để kiểm tra cho bố mẹ: Nào đường dây điện bị đứt, cái đồng hồ hết pin, chiếc máy bơm chạy kêu òng ọc hay chiếc bếp ga lâu không có người dùng han rỉ…
Lúc rỗi rãi, ba anh con rể lại hết mình phục vụ bố vợ. Thằng sẵn sàng bỏ cả buổi sáng hầu cờ bố. Đứa có thể ngồi cả buổi chiều để bình thơ, nói chuyện thời sự với ông bố già. Chàng rể út thì hợp bố nhất khoản uống rượu. Hai bố con cứ nâng lên đặt xuống bao nhiêu lần mà không hết chuyện. Lúc đi ngủ, chúng cũng chẳng kiêng gì giường bố vợ, thằng nào vào đọc sách có thể ngủ luôn trong đó.
Nhìn chàng rể cả nghiêng nghiêng cái cúi đầu húi cua gần như trọc lốc, tay đang bấm tỉa từng chiếc lá trên chậu cảnh trước sân, thằng rể hai vừa cọ lấy cọ để chiếc sân đầy rêu cáu vừa huýt sáo rất yêu đời, còn thằng út, ngồi một mình ở xó giếng cũng không chịu kém bằng một bài hát về mùa xuân vô cùng sôi nổi, tôi thầm cảm ơn trời đã cho tôi làm mẹ vợ. Cảm ơn ba chàng rể họ Lê của vợ chồng tôi.
Theo 24h
Cạn tình cha vợ, chàng rể
Ngày 19.10, TAND huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) đã tuyên Thái Văn Tự (SN 1947, ngụ ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hòa Phú, Châu Thành, Kiên Giang) 2 năm 6 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích.
Trước đó, khi nghe con rể là D - nhà sát vách nhà Tự - chửi con gái và chửi thề. Nghĩ con rể có thái độ không tôn trọng mình, tối ngày 29.5, Tự cầm chỉa xông vào nhà D, đâm một nhát vào người con rể của mình.
Nhát đâm khiến D bị thương, tỉ lệ 9%.
Theo laodong
Bạo hành vợ, chàng rể bị bố vợ đâm chết Thấy con gái bị chàng rể nhốt, đánh đập dã man, bị cáo Phạm Văn Nghi sang căn ngăn và trong lúc không kiềm chế được đã phạm tội giết người. Sáng ngày 5-9, TAND tỉnh Thanh Hoá đã mở phiên toà sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Nghi (SN 1960, ngụ ở thôn 9, xã Nga Yên, huyện Nga...