Ba câu hỏi giúp bạn ngừng lo lắng quá mức
Khi cảm thấy căng thẳng về một vấn đề nào đó, bạn hãy tự hỏi mình có giải quyết được không hay chỉ đang phí công vô ích.
Lo lắng thái quá, bạn sẽ vô tình gây ảnh hưởng tới những người bên cạnh. Bạn xin những lời khuyên của họ nhưng lại từ chối làm theo hoặc than vãn, kể lể với bất cứ ai tỏ ý muốn lắng nghe, làm bạn bè và gia đình bạn mệt mỏi.
Nếu dành hàng giờ để phân tích bế tắc, bạn có thể tạo ra thêm phiền não cho chính mình và càng mắc kẹt.
Ảnh: POT.
Theo Health, chuẩn bị và lập kế hoạch là chiến lược tốt để xử lý các mối lo âu. Bạn có thể nghĩ ra một cách sáng tạo để đối phó với thử thách hoặc bạn có thể lên kế hoạch để không lặp lại sai lầm. Cho dù vấn đề liên quan tình cảm, công việc hay tài chính, việc chuẩn bị và tìm phương án có thể giúp bạn đưa ra giải pháp hiệu quả.
Tốt nhất, khi thấy bản thân căng thẳng về một trở ngại hoặc một sự việc không vui nào đó, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:
Bạn có thể giải quyết được vấn đề này hay không?
Video đang HOT
Một số vấn đề không có cách giải quyết. Ví dụ như bạn không thể làm cho một người ốm hết bệnh cũng như không thể thay đổi quá khứ. Dồn tâm trí vào một việc vô ích có thể gây bất lợi cho tâm lý của bạn.
Bạn có đang tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hay không?
Nếu phải đối mặt với một khó khăn về tài chính, bạn nên suy nghĩ để tìm cách kiếm thêm tiền hoặc trả nợ. Chỉ ngồi tưởng tượng, lo sợ về viễn cảnh xấu hoặc than vãn sẽ không thay đổi tình hình của bạn.
Việc suy nghĩ này có giúp bạn đạt được gì hay không?
Nếu bạn đang cố gắng nhìn nhận một khía cạnh mới của vấn đề, việc phân tích và mổ xẻ vấn đề ấy có thể rất hữu ích. Tuy nhiên, nếu chỉ ước ao mọi thứ sẽ khác hoặc lo lắng về những việc có thể xảy ra trái kế hoạch (thay vì hành động để giúp bạn thành công), bạn đang suy nghĩ quá mức.
Tự hỏi bản thân những câu hỏi trên có thể giúp bạn dừng việc lo lắng thái quá. Khi bạn nhận ra bản thân đang suy nghĩ những thứ vô ích, bạn sẽ chuyển sang cách tiếp cận bằng tư duy giải quyết khó khăn. Hoặc trong trường hợp bạn nhận ra mình không thể thay đổi tình hình, bạn sẽ hiểu rằng dù có suy nghĩ nát óc cũng vô nghĩa.
Tô Trang
Theo VNE
Kiểm tra mail sau khi hết giờ làm thực sự không tốt cho sức khỏe
Sống trong thời đại công nghệ cũng có những đặc quyền vô giá của nó. Rất nhiều người có thể làm việc ở nhà bất cứ khi nào thấy thích, lịch làm việc của bạn linh hoạt hơn và thậm chí bạn có thể gặt hái được một số lợi ích khi làm việc bên ngoài.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Academy of Management Proceedings, cảm giác phải sẵn sàng 24/7 nói chung không hề tốt cho sức khỏe.
Theo William Becker, giảng viên công nghệ tại trường Cao đẳng Kinh doanh Pamplin, mang công việc về nhà sẽ gây nhiều căng thẳng cho cuộc sống của bạn.
"Những nhu cầu cạnh tranh giữa công việc và cuộc sống là thế tiến thoái lưỡng nan đối với mọi nhân viên, gây nên cảm giác lo lắng và nguy hiểm cho cả công việc và cuộc sống cá nhân".
Nhưng ngay cả khi bạn không phải thực sự làm việc ngoài giờ, thì việc chỉ đơn giản biết rằng sếp có thể đã gửi email để hỏi hoặc giao nhiệm vụ vào bất kỳ giờ nào đều có thể khiến mọi người không thư giãn được khỏi công việc như đáng lẽ phải có.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thực tế: "giới hạn làm việc linh hoạt" thường biến thành "làm việc không giới hạn", ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như sức khỏe và hạnh phúc của gia đình họ".
Việc đoán trước email từ sếp không chỉ làm tăng mức độ stress, mà nó còn thể khiến bạn dễ thờ ơ với người thân và với những trách nhiệm cá nhân, vốn đi kèm với những đòi hỏi nhất định về mặt cảm xúc. Và trong khi mong đợi nhân viên của mình luôn sẵn sàng vào mọi thời điểm có vẻ như là một ý tưởng tốt về lý thuyết, trong thực tế nó mang đến những nhân viên ít khỏe mạnh về mặt tinh thần và kém năng suất hơn. Do đó, Becker khuyến những người sử dụng lao động nên duy trì ranh giới chặt chẽ hơn với các nhân viên của họ.
Đó là một ý tưởng đã được thành phố New York xem xét, khi một ủy viên hội đồng thành phố là Rafael Espinal gần đây đã đưa ra dự luật có tên "Ngắt kết nối với công việc", trong đó quy định người sử dụng lao động liên lạc với người lao động sau khi hết giờ làm việc là phạm pháp.
"Có rất nhiều người dân New York ngoài kia không biết khi nào thì ngày làm việc của mình bắt đầu hoặc khi nào thì nó kết thúc, bởi vì tất cả chúng ta đều bị gắn chặt với chiếc điện thoại", Espinal nói. "Bạn vẫn có thể làm việc, bạn vẫn có thể nói chuyện với sếp, nhưng điều này chỉ nói lên rằng, khi bạn cảm thấy đã đạt đến "điểm sôi" và không thể làm gì hơn được nữa, thì bạn có thể ngắt kết nối và nghỉ giải lao một lúc. "
Khi công việc đòi hỏi một nhân viên phải sẵn sàng điện thoại 24/7, thì cần nói rõ về kỳ vọng trong quá trình tuyển dụng, hoặc quy định giờ nghỉ có thể chấp nhận được cho việc liên lạc liên quan đến công việc.
"Nếu bản chất của một công việc đòi hỏi email luôn sẵn sàng, thì những kỳ vọng này phải được tuyên bố chính thức như là một phần của trách nhiệm công việc", Becker nói.
Ông cũng gợi ý các nhân viên thực hành chính niệm.
"Người lao động ngày nay phải định hướng những ranh giới phức tạp giữa công việc và gia đình hơn bao giờ hết", ông nói. "Kỳ vọng của người sử dụng lao động trong những giờ ngoài giờ làm việc có vẻ càng làm tăng gánh nặng này, vì người nhân viên cảm thấy có nghĩa vụ phải thay đổi vai trò trong suốt thời gian ngoài giờ làm. Nỗ lực để quản lý những kỳ vọng này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi những phát hiện của chúng tôi cho thấy gia đình của nhân viên cũng bị ảnh hưởng".
Cẩm Tú
Theo Dân trí
"50 sắc thái" cảm xúc của mẹ bầu đi đẻ Có một nỗi sợ mang tên sinh đẻ nhưng bên cạnh đó cũng có một điều thiêng liêng không gì sánh bằng - đó là thiên chức làm mẹ. Cùng lắng nghe câu chuyện vượt cạn đầy ly kỳ và cũng thật cảm động của mẹ bầu Mai Thị Ngoan để thêm yêu thương những người mẹ của cuộc đời. Vỡ ối sớm,...