Ba câu hỏi
Nghĩ thế vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được ba câu hỏi đó.
Có một vị vua, một hôm chợt nghĩ rằng: Giá mà trả lời được ba câu hỏi thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là…
1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
Nghĩ thế vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được ba câu hỏi đó. Rất nhiều bậc hiền thần tìm đến thử sức nhưng không câu trả lời nào làm vua thoả mãn.
Video đang HOT
Vua quyết tâm đi tìm hỏi một vị Đạo sĩ tu trên núi. Nhà vua cải trang làm thường dân, khi đi đến chân núi vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới và một mình trèo lên am của ông Đạo. Nhà vua gặp ông Đạo đang cuốc đất trước am. Ông Đạo đã già, tỏ ra mỏi mệt. Nhà vua tới gần ông Đạo và nói: “Tôi tới đây để xin ông Đạo trả lời giúp ba câu hỏi: làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước?”.
Ông Đạo lắng nghe nhưng không trả lời, tiếp tục cuốc đất. Nhà vua nói: “Ông Đạo mệt lắm rồi, thôi để tôi cuốc một lát”. Cuốc xong hai vòng đất, vua ngừng tay và lặp lại câu hỏi. Ông Đạo vẫn không trả lời. Ông Đạo vẫn không trả lời và đòi cuốc đất nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại tiếp tục cúi xuống cuốc đất. Mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc và nói với ông Đạo: “Tôi tới để xin ông Đạo trả lời cho mấy câu hỏi, nếu ông Đạo không trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho tôi biết để tôi còn về nhà”.
Chợt lúc đó, ông Đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: “Bác thử xem có ai chạy lên kìa”. Đó là một người đàn ông đang bị thương nặng ở bụng. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất dộng, miệng rên rỉ. Vua và ông Đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương. Nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngưng chảy.
Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã khuất núi và bắt đầu lạnh. Nhờ sự hỗ trợ của ông Đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường của ông Đạo. Ông ta nhắm mắt nằm im. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa mà ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi nhà vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc lâu sau vua mới nhớ được là mình đang ở đâu và đang làm gì.
Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng. Người đó thấy vua tỉnh giấc thì cất giọng rất yếu: “Xin bệ hạ tha tội cho thần!”, vua đáp: “Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha?”, “Bệ hạ không biết hạ thần nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần đã thù bệ hạ từ lâu. Hôm nay quyết lên đây để giết bệ hạ, rình dưới núi mãi không thấy bệ hạ xuống, định mò lên núi tìm giết bệ hạ thì bị các vệ sĩ đâm trọng thương. Nếu không có bệ hạ thì chắc hạ thần đã chết. Hạ thần hối hận quá. Giờ đây nếu hạ thần còn sống được thì hạ thần nguyện làm tôi mọi cho Bệ hạ suốt đời”.
Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng, nhà vua rất vui mừng. Vua không những hứa tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta và gửi ngay thầy thuốc cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh. Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về, nhà vua trở lên tìm ông Đạo để chào.
Trước khi ra về vua còn lập lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông Đạo đang quỳ gối xuống đất mà gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua. Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua đáp: “Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà. Hôm qua nếu vua không thương hại bần đạo già mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian vua đang cuốc đất, nhân vật quan trọng nhất là bần đạo đây và công việc quan trọng nhất la công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ông ta thì ông ta sẽ chết và vua không có dịp hoà giải với ông ấy, cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại, giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc. Bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống”.
Trích từ “ Phép lạ của sự tỉnh thức“.
Theo Guu
Lòng ái quốc
Tóm lại, tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tôi quý, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Đầu bài thi của con sáng nay là: "Tại sao anh yêu xứ sở của anh?". Con đã cảm động về chuyện Chú Lính đánh trống hôm trước, cha chắc chắn con đã làm bài một cách dễ dàng.
"Tại sao anh yêu xứ sở của anh?" Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy, vì nguồn máu trong mạch tôi đều là của người, vì khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng, vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi... Tóm lại, tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tôi quý, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Bây giờ còn bé, con chưa thể hiểu thấu được thế nào là lòng yêu nước. Rồi ra con sẽ biết. Khi con du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng tựa bao lơn tàu, con thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ thấy trào lệ cảm ở lòng con dâng lên, và miệng con vuột ra những tiếng kêu mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài, chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui giục, tự nhiên con sẽ đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt.
Con sẽ thấy tình yêu nước mạnh mẽ và cao cả hơn nữa, nếu một ngày kia, quân địch vô cớ dày xéo vào quê hương ta, lúc ấy con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu dũng cảm, nào mẹ tiễn con hẹn lúc khải hoàn.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đoàn quân vất vả trở về, nhưng với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá quốc kỳ của ta bị bắn tơi tả, đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều trưng ra cái trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô vang những lời chúc tụng.
Enricô con ơi! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Vì một ngày kia, ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con lẩn lút để tránh cái chết, thì cha đây, cha không còn đón con bằng những tiếng cười vui vẻ như ngày xưa mỗi lúc đón con đi học về nữa, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm vào tim mà thác cho rồi...
Theo Guu
Cùng nhau vượt qua bão tố Phương án của thí sinh này là: "Đưa chìa khoá xe cho bác sĩ. Ông ta sẽ chở bà cụ tới bệnh viện. Tôi sẽ cùng người bạn gái của tôi lội bộ vượt qua bão tố". Một công ty nọ tổ chức thi tuyển nhân viên. Câu hỏi cuối cùng trong phần thi viết khiến hầu hết thí sinh ngạc nhiên. Câu...