Ba cảnh sát Mỹ mất việc vì dọa thảm sát người da màu
Ba cảnh sát ở Bắc Carolina bị sa thải sau khi cuộc trò chuyện trong xe tuần tra cho thấy họ thảo luận về việc tàn sát người da màu.
Sở cảnh sát hạt Wilmington, bang Bắc Carolina, Mỹ hôm 24/6 công bố đoạn video do camera trên xe tuần tra ghi lại, cho thấy ba cảnh sát gồm Michael Kevin Piner, 44 tuổi, cùng Jesse E. Moore, 50 tuổi, và James “Brian” Gilmore, 48 tuổi, thoải mái buông lời gièm pha chủng tộc, chế giễu phong trào biểu tình “Mạng sống người da màu quan trọng”, thậm chí đe dọa sát hại người da màu.
Mở đầu cuộc trò chuyện, Piner, làm cảnh sát ở Wilmington từ năm 1998, bày tỏ tức giận về các cuộc biểu tình đang diễn ra để phản đối bạo lực cảnh sát và bất bình đẳng chủng tộc sau cái chết của George Floyd. Piner nói với Gilmore, người lái xe tuần tra của mình tới cạnh xe của Piner, rằng cảnh sát địa phương chỉ quan tâm đến việc quỳ cùng người da màu. Gilmore đáp lại rằng người da trắng đang tôn sùng người da màu.
Hai người tiếp tục phàn nàn về các cảnh sát da màu trong lực lượng. Piner sau đó rời đi để kiểm tra một tin báo. Moore, người được tuyển mộ vào lực lượng vào năm 1997, gọi điện cho Piner để mô tả vụ bắt một người phụ nữ da màu gần đây, liên tục gọi cô là vết nhơ chủng tộc. “Lúc đó cô ta cần một viên đạn vào đầu. Gạt thi thể ra khỏi đường và tiếp tục”, Moore nói.
Sau đó, trong lúc phàn nàn về một thẩm phán da màu, Moore gọi người này là gã tồi bởi không phải tất cả người da màu đều như vậy. “Phần lớn họ đều như vậy đấy”, Piner nói. “Phải đến 90% trong số họ”, Moore tiếp lời.
Ngay sau đó, Piner chuyển cuộc trò chuyện sang niềm tin rằng một cuộc nội chiến sắp xảy ra và anh ta định mua một khẩu súng trường. Cảnh sát này nói đã sẵn sàng giết những người da màu và “tôi không thể chờ thêm được nữa”.
Video đang HOT
“Chúng ta sẽ ra ngoài và bắt đầu tàn sát chúng”, Piner nói, đề cập đến người Mỹ gốc Phi. “”Xóa chúng khỏi bản đồ. Đưa chúng thụt lùi khoảng 4 hoặc 5 thế hệ”.
“Anh điên rồi”, Moore trả lời trước khi tắt máy.
Cả ba cảnh sát đã bị sa thải sau khi đoạn ghi âm được công bố. Donny Williams, một người da màu vừa được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng hạt Wilmington hôm 23/6, gọi cuộc trao đổi giữa ba cảnh sát là hành vi “xúc phạm tàn bạo”.
“Đây là vụ khó khăn nhất mà tôi gặp phải trong sự nghiệp của mình. Chúng ta phải tiến hành những cải cách mới về chính sách trị an ngay tại đây và trên khắp đất nước này”, Williams nói.
Cảnh sát trưởng Wilmington Donny Williams tại buổi họp báo hôm 24/6. Ảnh: WWAY.
Cuộc trò chuyện bị phát hiện một cách tình cờ. Hôm 4/6, một trung sĩ đang xem lại kho lưu trữ video thì phát hiện đoạn phim dài gần hai giờ được quay trên xe tuần tra của Piner do camera tình cờ được kích hoạt. Sau khi nhận thấy nội dung cuộc trò chuyện là phân biệt chủng tộc, cô báo cho cấp trên để bắt đầu điều tra nội bộ.
Các điều tra viên hôm 9/6 đối chất với ba cảnh sát về cuộc trò chuyện. Họ thừa nhận đã nói như vậy, nhưng mô tả những lời nói đó chỉ để xả giận và xuất phát từ bầu không khí căng thẳng của cảnh sát khi đó.
Theo các điều tra viên, Moore và Gilmore cho rằng họ không phải là người phân biệt chủng tộc. Piner gọi cuộc trò chuyện là một sự xấu hổ và lo ngại cho sự an toàn của gia đình mình.
Cảnh sát trưởng Williams cho biết ông sẽ đảm bảo không ai trong số ba cựu cảnh sát trên được tham gia lực lượng hành pháp ở bất kỳ bang nào. Ông cũng sẽ tham khảo ý kiến của các công tố viên về khả năng truy tố ba người này.
Cảnh sát Mỹ đứng yên khi người biểu tình phả khói vào mặt
Hình ảnh một cảnh sát Mỹ bình tĩnh đứng yên dù bị người biểu tình bao vây, la hét và thổi khói vào mặt đang lan truyền trên mạng xã hội.
Video dài một phút được đăng trên Twitter hôm 20/6, cho thấy một sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục, đội mũ bảo hiểm gắn kính, bị một nhóm người biểu tình bao vây, trong đó có nhiều người da màu.
Nhóm người này liên tục giơ "ngón tay thối" dí sát mặt viên cảnh sát, thậm chí áp sát, phả khói thuốc vào mặt anh. Bất chấp các hành động mang tính khiêu khích của người biểu tình, cảnh sát này vẫn nhẫn nhịn giữ im lặng và không có bất cứ phản ứng thái quá nào.
Cảnh sát này dường như bị người biểu tình khiêu khích do anh không chịu quỳ xuống như họ yêu cầu. "Ngả mũ trước sĩ quan này, khi đối mặt với sự thù địch và nhạo báng, vẫn không chịu quỳ xuống nhượng bộ trước đám đông cánh tả", tài khoản Darren of Plymouth viết trên Twitter.
Một số người dùng mạng xã hội cho rằng nguồn cơn của hành động mà những người biểu tình thực hiện xuất phát từ nỗi bất bình với tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát ở Mỹ suốt nhiều năm qua. "Mọi thứ đều có giới hạn của nó", một người bình luận.
Hiện chưa rõ video được quay ở đâu và khi nào, nhưng biển tên gắn trên đồng phục của nam cảnh sát ghi "Cảnh sát Sacramento", một hạt thuộc bang California, Mỹ.
Biểu tình ở Mỹ nổ ra sau cái chết của người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì cổ ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5. Hầu hết các cuộc biểu tình tại Mỹ mang tính ôn hòa nhằm phản đối bạo lực của cảnh sát và đòi bình đẳng cho người da màu, nhưng một số kẻ quá khích lợi dụng dịp này để biến biểu tình ở New York và vài thành phố khác thành những cuộc cướp bóc, bạo loạn.
Cảnh sát thành phố Atlanta hôm 12/6 bắn chết thanh niên da màu Rayshard Brooks sau khi người này không vượt qua được bài kiểm tra nồng độ cồn và chống trả hai sĩ quan. Cái chết của Brooks đã châm ngòi tình trạng bạo lực tại Atlanta khi người biểu tình chặn đường cao tốc, đốt cửa hàng đồ ăn nhanh nơi anh chết và đập phá những tòa nhà gần đó.
Các cuộc biểu tình đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều cảnh sát tại các thành phố Mỹ quyết định nghỉ việc vì cho rằng họ bị đối xử bất công khi làn sóng biểu tình chống cảnh sát lan rộng.
Putin: Biểu tình George Floyd cho thấy "khủng hoảng nội bộ sâu sắc" ở Mỹ Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng chỉ trích các cuộc biểu tình bạo động chống nạn phân biệt chủng tộc ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn ở Mỹ. Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia hôm 14/6, Tổng thống Nga Putin bày tỏ lo ngại khi những người biểu tình tại Mỹ đã đẩy các phong...