Ba cách nấu chè cốm thanh mát dịp Trung thu
Chè cốm với hương thơm, màu sắc đặc trưng, là món ăn thích hợp cho mùa Trung thu này. Cùng thử ngay 3 cách nấu chè cốm ngọt lịm sau để cùng gia đình thưởng thức.
1. Cách nấu chè cốm truyền thống a. Nguyên liệu làm chè cốm
Cốm sữa: 120g
Bột sắn: 60g
Đường cát trắng: 400g
Nước hoa bưởi: 1 thìa cà phê
Lưu ý: Nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt, có mùi thơm của lúa non và khi ăn có độ dai, vị ngọt bùi.
Không nên chọn mua những hạt cốm có màu sắc xanh đậm, mơn mởn vì có thể đây là cốm đã được nhuộm màu; cũng không nên chọn những hạt cốm có dấu hiệu bị ẩm mốc, chảy nhớt và cần xem bao bì đảm bảo được đóng gói nguyên vẹn, thời hạn sử dụng còn lâu.
Chè cốm là một món ăn không thể bỏ qua khi vào Thu (Ảnh: nauankhongkho.com)
b. Nấu chè cốm
Bước 1: Cho vào nồi 1 lít nước, hòa thêm vào đó 400g đường cát trắng. Nếu muốn ăn ngọt hay nhạt, bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường. Khuấy đều cho đường tan rồi bắc nồi lên bếp đun.
Bước 2: Hòa bột sắn với 300g nước, sau đó lọc lại cho đều và bỏ cặn.
Bước 3: Khi hỗn hợp nước đường bạn đun ở bước 1 sôi lên, đem hỗn hợp bột sắn vừa pha cho từ từ vào nồi. Vừa rót, bạn vừa dùng thìa khuấy đều tay cho bột hòa đều trong nước và nhanh chín.
Bước 4: Trong khi hỗn hợp bột sắn với nước đường đang sủi, bạn cho nhỏ lửa lại, từ từ rắc cốm vào nồi chè. Khuấy đều sao cho cốm và bột hòa đều vào nhau. Khi thấy chè cốm sôi nhẹ, bạn cho thìa cà phê nước hoa bưởi vào tạo hương thơm cho món chè cốm. Trộn đều lên rồi tắt bếp.
Bước 5: Khi món chè cốm đã chế biến xong, bạn múc chè ra bát để nguội trước khi ăn hoặc để vào tủ lạnh nếu muốn ăn lạnh.
2. Cách làm chè cốm hạt sen a. Nguyên liệu
- Cốm: 200g
- Hạt sen tươi: 400g
- Bột năng hoặc bột sắn dây: 60g
- Lá dứa, đường cát, đường phèn, muối
Chè cốm hạt sen thơm ngon, hấp dẫn. (Ảnh: cachnauche.com)
b. Các bước làm chè cốm hạt sen
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu
Cốm tươi rửa sạch. Hạt sen đem ngâm với nước rồi tách bỏ phần tâm sen. Bột năng hoặc bột sắn thì đem pha loãng với nước. Đường phèn đem đi đun với 20ml nước, khuấy đều đến khi đường tan. Lá dứa rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Nấu chè
Cho hạt sen vào nồi nước, ninh ở mức lửa vừa đến khi nhừ. Khi hạt sen nở thì cho ít đường vào để sen ngấm. Tiếp đó, cho phần nước lá dứa đã lọc vào và đun ở mức lửa nhỏ. Khi bắt đầu sôi thì cho cốm vào. Cho thêm 1/3 thìa cà phê muối để chè có vị thanh hơn.
Sau 2 phút, cho tiếp toàn bộ nước đường phèn, bột sắn vào, khuấy đều đến khi chè sánh mịn lại thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện thành phẩm
Chè cốm hạt sen có thể ăn nóng hoặc nguội. Món chè này có thể ăn kèm với đá bào cùng với dừa tươi nạo sợi hoặc nước cốt dừa.
3. Cách nấu chè cốm đậu xanh a. Nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh
Video đang HOT
-Cốm: 200g
- Đậu xanh tách vỏ: 150g
- Đường phèn: 250g
- Bột năng: 3 muỗng canh
- Nước cốt dừa, vani, đường, muối.
Chè cốm đậu xanh thơm ngon (Ảnh: dienmayxanh.com)
b. Nấu chè cốm đậu xanh
Bước 1: Cho đậu xanh hòa với 4 bát con nước rồi đun ở mức lửa vừa. Bạn có thể nêm thêm 1 ít muối, khuấy đều đến khi đậu mềm và sánh lại. Khi đậu xanh đã chín mềm, bạn tắt bếp, cho đậu xanh ra cối, kế đến dùng chày giã nhuyễn.
Bước 2: Lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200g cốm đã nấu chín, xay nhuyễn vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước với lửa lớn. Khi nước lăn tăn sôi thì cho 250g đường phèn vào, đồng thời giảm xuống lửa vừa nấu trong vòng 5 phút. Khi thấy đường đã tan thì bạn cho nốt chén bột năng đã pha vào, tiếp tục nấu thêm 5 – 7 phút, khi thấy chè sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị bát con rồi cho 1 ít nước đường, bột năng vừa nấu cùng hỗn hợp cốm và đậu xanh vào, thêm vani, nước cốt dừa, khuấy đều lên và thưởng thức.
Phương Anh (Tổng hợp)
1. Cách nấu chè cốm truyền thống a. Nguyên liệu làm chè cốm
Cốm sữa: 120g
Bột sắn: 60g
Đường cát trắng: 400g
Nước hoa bưởi: 1 thìa cà phê
Lưu ý: Nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt, có mùi thơm của lúa non và khi ăn có độ dai, vị ngọt bùi.
Không nên chọn mua những hạt cốm có màu sắc xanh đậm, mơn mởn vì có thể đây là cốm đã được nhuộm màu; cũng không nên chọn những hạt cốm có dấu hiệu bị ẩm mốc, chảy nhớt và cần xem bao bì đảm bảo được đóng gói nguyên vẹn, thời hạn sử dụng còn lâu.
Chè cốm là một món ăn không thể bỏ qua khi vào Thu (Ảnh: nauankhongkho.com)
b. Nấu chè cốm
Bước 1: Cho vào nồi 1 lít nước, hòa thêm vào đó 400g đường cát trắng. Nếu muốn ăn ngọt hay nhạt, bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường. Khuấy đều cho đường tan rồi bắc nồi lên bếp đun.
Bước 2: Hòa bột sắn với 300g nước, sau đó lọc lại cho đều và bỏ cặn.
Bước 3: Khi hỗn hợp nước đường bạn đun ở bước 1 sôi lên, đem hỗn hợp bột sắn vừa pha cho từ từ vào nồi. Vừa rót, bạn vừa dùng thìa khuấy đều tay cho bột hòa đều trong nước và nhanh chín.
Bước 4: Trong khi hỗn hợp bột sắn với nước đường đang sủi, bạn cho nhỏ lửa lại, từ từ rắc cốm vào nồi chè. Khuấy đều sao cho cốm và bột hòa đều vào nhau. Khi thấy chè cốm sôi nhẹ, bạn cho thìa cà phê nước hoa bưởi vào tạo hương thơm cho món chè cốm. Trộn đều lên rồi tắt bếp.
Bước 5: Khi món chè cốm đã chế biến xong, bạn múc chè ra bát để nguội trước khi ăn hoặc để vào tủ lạnh nếu muốn ăn lạnh.
2. Cách làm chè cốm hạt sen a. Nguyên liệu
- Cốm: 200g
- Hạt sen tươi: 400g
- Bột năng hoặc bột sắn dây: 60g
- Lá dứa, đường cát, đường phèn, muối
Chè cốm hạt sen thơm ngon, hấp dẫn. (Ảnh: cachnauche.com)
b. Các bước làm chè cốm hạt sen
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu
Cốm tươi rửa sạch. Hạt sen đem ngâm với nước rồi tách bỏ phần tâm sen. Bột năng hoặc bột sắn thì đem pha loãng với nước. Đường phèn đem đi đun với 20ml nước, khuấy đều đến khi đường tan. Lá dứa rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Nấu chè
Cho hạt sen vào nồi nước, ninh ở mức lửa vừa đến khi nhừ. Khi hạt sen nở thì cho ít đường vào để sen ngấm. Tiếp đó, cho phần nước lá dứa đã lọc vào và đun ở mức lửa nhỏ. Khi bắt đầu sôi thì cho cốm vào. Cho thêm 1/3 thìa cà phê muối để chè có vị thanh hơn.
Sau 2 phút, cho tiếp toàn bộ nước đường phèn, bột sắn vào, khuấy đều đến khi chè sánh mịn lại thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện thành phẩm
Chè cốm hạt sen có thể ăn nóng hoặc nguội. Món chè này có thể ăn kèm với đá bào cùng với dừa tươi nạo sợi hoặc nước cốt dừa.
3. Cách nấu chè cốm đậu xanh a. Nguyên liệu nấu chè cốm đậu xanh
-Cốm: 200g
- Đậu xanh tách vỏ: 150g
- Đường phèn: 250g
- Bột năng: 3 muỗng canh
- Nước cốt dừa, vani, đường, muối.
Chè cốm đậu xanh thơm ngon (Ảnh: dienmayxanh.com)
b. Nấu chè cốm đậu xanh
Bước 1: Cho đậu xanh hòa với 4 bát con nước rồi đun ở mức lửa vừa. Bạn có thể nêm thêm 1 ít muối, khuấy đều đến khi đậu mềm và sánh lại. Khi đậu xanh đã chín mềm, bạn tắt bếp, cho đậu xanh ra cối, kế đến dùng chày giã nhuyễn.
Bước 2: Lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200g cốm đã nấu chín, xay nhuyễn vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước với lửa lớn. Khi nước lăn tăn sôi thì cho 250g đường phèn vào, đồng thời giảm xuống lửa vừa nấu trong vòng 5 phút. Khi thấy đường đã tan thì bạn cho nốt chén bột năng đã pha vào, tiếp tục nấu thêm 5 – 7 phút, khi thấy chè sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị bát con rồi cho 1 ít nước đường, bột năng vừa nấu cùng hỗn hợp cốm và đậu xanh vào, thêm vani, nước cốt dừa, khuấy đều lên và thưởng thức.
Cách làm bánh dẻo trung thu thơm ngon đơn giản nhất
Chỉ khoảng 2 tháng nữa là đã đến tết trung thu rồi, năm nay các bạn hãy cùng kênh cẩm nang đời sống gia đình a mẹo vặt của chúng tôi học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm thơm ngon và an toàn để chiêu đãi cho gia đình và bạn bè mình nhé.
Vậy cách làm bánh trung thu dẻo này như thế nào? ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm bánh trung thu dẻo này nhé!
Cách làm bánh dẻo trung thu - Bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm thơm ngon
Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu
Bột nếp rang: 450g
Nước đường bánh dẻo: 320ml
Hạt sen: 20g
Mỡ đã ướp đường: 25g
Mứt bí cắt hạt lựu: 30g
Gà quay xé nhỏ: 40g
Lạp sườn hấp chín: 40g
Hạt dưa rang chín: 25g
Mè rang: 20g
20 g rượu mai quế lộ
Lá chanh 3 cái
3 ml nước hoa bưởi
1 quả chanh
Cách làm bánh dẻo trung thu ngon
Bước 1: Làm phần nhân bánh dẻo
Đầu tiên bạn cho mỡ hạt sen mứt bí (cắt nhỏ hình hạt lựu) đường vào một cái bát lớn trộn đều lại với nhau.
Tiếp đến, bạn đem gà quay xé thành sợi nhỏ đều, còn lạp xưởng bạn đem luộc chín và cắt nhỏ thành hình hạt lựu.
Cuối cùng, bạn đem hạt dưa mè rang chín, đặc biệt mè bạn đem rang riêng với 20g rượu mai quế lộ và 20g nước đường. Cho tất cả các hỗn hợp này vào chung lại với nhau trộn đều để khoảng 15 phút cho toàn bộ thấm đều gia vị. Sau cùng nắn phần nhân này lại thành các phần bằng nhau.
Cách làm bánh dẻo trung thu - Nhân bánh trung thu
Bước 2: Làm phần vỏ bánh dẻo
Để cho bánh dẻo thêm thơm ngon bạn chừa lại 50g bột nếp để làm bột áo. Bạn đem 400g bột nếp đã rang 300g nước đường bánh dẻo 30ml nước hoa bưởi 1 muỗng nước chanh tươi vào trộn đều bột lên.
Lưu ý: Mỗi loại bột nếp đều khác nhau nên bạn phải quan sát và cho nước đường vào từ từ và trộn đều bột lên cho đến khi bột thấm đều nước đường thì thôi, sau đó bạn lấy 50g bột chừa lại lúc đầu rắc vào bột và nhồi thật đều cho đến khi bột dẻo lại và không dính tay. Chanh tươi thì sẽ làm cho bánh dẻo có vị ngọt thanh mát vừa phải và bột bánh thơm ngon hơn.
Sau khi trộn bột xong các bạn để bột khoảng 30 phút cho bột nở đều ra. Sau cùng bạn tiến hành nắn bột lại thành những phần bằng nhau.
Huong dan lam banh trung thu - Vỏ bánh trung thu
Bước 3: Cho bánh vào khuôn
Chuẩn bị một khuôn làm bánh trung thu, lưu ý khuôn bánh trung thu phải được vệ sinh sạch sẽ và cho thêm một chút bột dầu ăn vào tránh bánh dính vào khuôn. Sau khi nắn bột và nhân lại với nhau bạn cho bánh vào khuôn ấn nhẹ sau đó lấy bánh ra để tạo hình dáng cho bánh thêm đẹp mắt.
Cách làm bánh dẻo trung thu - Cho bánh trung thu vào khuôn tạo hoa văn
Lưu ý: Khi làm bánh trung thu, công đoạn nắn bánh bạn phải chia tỷ lệ bánh theo tỷ lệ 2:1 tức 2 phần vỏ bánh và 1 phần nhân vì như thế bánh mới đông lại được.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức
Sau khi tạo hình dáng cho bánh xong bạn đem để bánh khoảng 6 đến 8 tiếng là bạn có thể sử dụng được hãy thưởng thức để bánh hơi se mặt, khô và dẻo dai thì lúc ăn mới thấy ngon. Tuy nhiên do trong thành phần bột có nước cốt chanh tươi lên hạn sử dụng của bánh khá ngắn, tối đa chỉ 3-4 ngày thôi nhé.
Cách làm bánh bánh dẻo trung thu - Bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm thơm ngon
Trên đây là cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm mà kênh cẩm nang đời sống gia đình a mẹo vặt muốn chia sẻ đến bạn đọc. Thật đơn giản phải không nào, hãy nhanh tay làm cho gia đình mình những chiếc bánh trung thu dẻo này vào dịp tết trung thu này nhé. Chúc bạn thành công, thưởng thức bánh trung thu bên gia đình vui vẻ và ngon miệng.
Cách làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh thật dễ tại nhà Cách làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh có thể khó với nhiều người. Tuy nhiên, khi chú ý tỉ lệ đường-bột, chắc chắn việc tự làm bánh dẻo nhân đậu xanh tại nhà sẽ trở nên đơn giản hơn. Nếu bạn đang muốn làm cho ngày tết đoàn viên của gia đình thêm ngọt ngào với những chiếc bánh tự làm,...