Ba bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Indonesia bị dọa giết
Tyasutami cùng mẹ và chị gái nhận vô số tin nhắn hằn thù dù đã khỏi bệnh gần một tháng sau khi là 3 ca bệnh đầu tiên của Indonesia.
Sita Tyasutami (thứ hai từ phải sang) cùng mẹ, chị gái và anh trai. Ảnh: CNA.
“Vì cô mà tôi phải hủy đám cưới”.
“Vì cô mà lễ tốt nghiệp của tôi bị hủy”.
“Vì cô mà tôi mất việc làm”.
Đó là ba trong số rất nhiều tin nhắn tiêu cực mà Sita Tyasutami nhận được từ tháng trước. Cô cũng nhận phải nhiều lời dọa giết.
Cô gái 30 tuổi được biết đến là “bệnh nhân số 1″ của Indonesia. Dù hiện đã khỏi bệnh, những tin nhắn đầy tính hằn thù vẫn xuất hiện trên các tài khoản mạng xã hội của cô.
“Thỉnh thoảng họ vẫn nhắm vào tôi”, Tyasutami nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 6/4.
Tyasutami, vũ công chuyên nghiệp và cũng là người quản lý biểu diễn nghệ thuật độc lập, được xác nhận nhiễm nCoV hôm 2/3 sau khi ốm vài ngày.
Khi Tổng thống Joko Widodo thông báo về hai ca Covid-19 đầu tiên của Indonesia, Tyasutami thậm chí còn chưa biết mình mắc bệnh.
Dù cô và mẹ mình là bà Maria Darmaningsih, người trở thành ca bệnh số 2, đã được đưa đến phòng cách ly tại Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Sulianti Saroso ở Jakarta, cả hai không hề nghĩ rằng họ mắc Covid-19.
Ratri Anindyajati, chị gái Tyasutami, một nhà sản xuất và quản lý nghệ thuật độc lập, chính là người thông báo tin này cho mẹ cô.
“Ratri đã gọi cho tôi. Con bé rất lo lắng”, bà Darmaningsih, 64 tuổi, nhớ lại. “Tôi bèn bật tivi và thấy tin tổng thống thông báo hai trường hợp Covid-19 đầu tiên của cả nước. Tôi cảm thấy sụp đổ”.
Một nữ y tá vô tình có mặt trong phòng bà Darmaningsih khi Anindyajati gọi tới, nhưng cô cũng không biết đây là người mà tổng thống đang nhắc tới.
Ông Widodo không hề nhắc đến tên của hai ca bệnh đầu tiên này, nhưng chỉ trong vài phút, các tin nhắn tiết lộ tên viết tắt của Tyasutami và Darmaningsih bắt đầu lan truyền trên WhatsApp. Hồ sơ sức khỏe và địa chỉ nhà đầy đủ của họ cũng bị công khai sau đó.
Video đang HOT
Vài tiếng sau khi ông Widodo thông báo, Bộ trưởng Y tế Indonesia tổ chức một cuộc họp báo tiết lộ chi tiết và lịch sử bệnh tật của ca số 1 và 2. Những thông tin được công bố hoàn toàn trùng khớp với thông tin về mẹ con Tyasutami.
“Tôi hỏi nữ y tá đang đến thăm bệnh trong phòng tôi rằng có bệnh nhân khác nào đang được cách ly trong viện hay không. Cô ấy trả lời không. Vì thế hai người mà tổng thống nhắc đến chắc là mẹ con tôi rồi”, Tyasutami kể lại.
Mẹ con Tyasutami sau đó phát hiện ra trong bối cảnh dịch bệnh cụ thể, tổng thống phải được thông báo về các ca bệnh đầu tiên, trước cả bệnh nhân.
Ngày hôm đó với ba mẹ con Tyasutami diễn ra không suôn sẻ. Họ nhận được rất nhiều tin nhắn tới điện thoại di động với rất nhiều câu hỏi thắc mắc. Các phóng viên kéo tới nhà họ ở thành phố Depok, ngoại ô Jakarta, trong khi các quan chức y tế tiến hành khử trùng nhà họ và xét nghiệm mọi người trong nhà, bao gồm cả Anindyajati.
Nữ nghệ sĩ 33 tuổi đang định cư ở Vinna, Austria, nhưng cô về Indonesia từ tháng 2 vì có một số vấn đề về gia đình và công việc cần giải quyết.
Cũng giống như mẹ và em gái, Anindyajati bị ốm vào khoảng cuối tháng 2. Cả ba mẹ con đều có các biểu hiện như đau rát họng, sốt và nhức mỏi. Tuy nhiên Anindyajati hồi phục nhanh chóng và đưa mẹ cùng em gái đến bệnh viện địa phương ở Depok hôm 27/2.
Tyasutami ban đầu được chẩn đoán viêm phế quản và bà Darmaningsih thì sốt phát ban. Hai mẹ con đều nhập viện. Tyasutami sau đó nghe một người bạn thông báo cô đã tham gia một sự kiện khiêu vũ với một người nước ngoài. Người này đến Malaysia và có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Tyasutami không quen biết người phụ nữ kia nhưng cô ngay lập tức cho rằng mình có thể có nguy cơ lây bệnh. Mẹ con cô sau đó được chuyển từ bệnh viện ở Depok tới Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Sulianti Saroso.
Ngay sau khi biết Tyasutami và bà Darmaningsih là bệnh nhân Covid-19, Anindyajati cũng được đưa đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy cô cũng đã nhiễm bệnh. Cô nhập viện vào ngày 5/3 và trở thành ca bệnh số 3 của Indonesia.
“Về mặt lâm sàng, các triệu chứng của chúng tôi đều rất nhẹ. Có vẻ như trong ba mẹ con, tôi là nặng nhất. Khi nhập viện, tôi chỉ bị ho. Nhưng khi được thông báo nhiễm bệnh và với tất cả những sự kỳ thị của mọi người xung quanh, tôi đã rất căng thẳng. Sức khỏe của tôi trở nặng hơn trong mấy ngày đầu”, Tyasutami nhớ lại.
Mọi người bắt đầu tấn công các tài khoản mạng xã hội của Tyasutami, gửi những tin nhắn chỉ trích, đổ lỗi cho cô đã mang bệnh tới Indonesia, khiến cô phải chuyển các tài khoản vào chế độ riêng tư.
“Tôi bị tăng huyết áp đến mức có thể nghe và cảm nhận rõ tim mình đang đập. Nó to và rất nhanh. Tôi bắt đầu nôn mửa do quá căng thẳng”, Tyasutami nhớ lại.
Cả ba mẹ con Tyasutami đều không có bệnh nền và nhìn chung đều có sức khỏe tốt.
“Tôi hồi phục bằng cách nào ư? Tôi chỉ cố gắng tỏ ra vui vẻ, điều mà ban đầu là rất khó khăn. Nhưng rồi mẹ tôi, gia đình, bạn bè và cả những người bạn tôi chưa gặp suốt 15 năm đều ủng hộ, động viên tôi”, cô nói. “Sau đó thì ảnh tôi bị lan truyền trên mạng. Mẹ tôi nói vì chúng tôi có vài người theo dõi, hãy cùng thực hiện những điều tích cực”.
Mẹ con Tyasutami bắt đầu chia sẻ những thông điệp tích cực trên mạng xã hội. Họ cũng trả lời tin nhắn của những người muốn biết về các triệu chứng hay các thắc mắc liên quan tới Covid-19.
Chị em Tyasutami ở phòng riêng, nhưng do các phòng đều cùng tầng nên họ vẫn nhìn thấy nhau. Họ khiến mình trở nên bận rộn bằng cách tập thể dục và yoga. Tyasumi thậm chí còn làm động tác trồng cây chuối và bị các y tá nhắc nhở nên cẩn thận qua CCTV.
Ba mẹ con cũng trang điểm nhẹ nhàng để cảm thấy phấn chấn hơn. Họ thiền cùng nhau và cùng với các thành viên khác của gia đình đang sống tại các thành phố khác nhau của Indonesia. Tyasutami khẳng định sự ủng hộ của gia đình chính là yếu tố quan trọng giúp cô hồi phục.
Ngày 13/3, Tyasutami và chị gái được ra viện. Cả hai đều vui mừng nhưng cũng thấy lo lắng.
“Tôi thấy buồn vì không muốn để mẹ ở lại đó một mình”, Anindyajati nói.
Ba ngày sau, bà Darmaningsih cũng được cho về nhà.
Trải nghiệm trên khiến ba mẹ con Tyasutami ý thức hơn về sức khỏe bản thân. Họ cố gắng uống nhiều nước hơn, và bà Darmaningsih, người sáng lập Lễ hội Khiêu vũ Indonesia, cũng cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn.
Do tất cả mọi người đều cố gắng ở nhà nhiều nhất có thể, chị em Tyasutami đang nỗ lực lan truyền những thông điệp tích cực để chống lại các tin nhắn đầy hằn thù mà họ vẫn đang nhận được mỗi ngày. Họ cũng tham gia các chiến dịch gây quỹ vì Covid-19.
“Khi thực hiện các chiến dịch tích cực, có nhiều người động viên, cổ vũ chúng tôi. Họ nói rằng việc lắng nghe những câu chuyện của chúng tôi khiến họ cảm thấy bình tĩnh hơn rất nhiều. Chúng tôi nỗ lực tiến lên phía trước vì chúng tôi biết mình cùng cảnh ngộ”, Anindyajati nói.
Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Indonesia hồi đầu tháng 3, đến nay đã khiến 3.293 người nhiễm bệnh và 280 người tử vong.
Hướng Dương
Ở Indonesia, quan hệ tình dục trước hôn nhân bị phạt khủng khiếp thế này
Người đàn ông ở tỉnh Aceh, Indonesia cần đến các nhân viên y tế hồi sức, trước khi tiếp tục hình phạt 100 roi.
Người đàn ông bị phạt 100 roi vì quan hệ trước hôn nhân.
Theo Daily Star, người đàn ông bị kết tội phạt 100 roi theo luật Hồi giáo Sharia vì quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong suốt quá trình phạt roi, người đàn ông bị ngất và liên tục xin ngừng quật roi vào lưng.
Các nhân viên y tế có mặt tại phiên xử hồi sức cho người đàn ông, chăm sóc y tế và sau đó hình phạt lại tiếp tục.
Người đàn ông bị ngất, cần đến sự trợ giúp của các nhân viên y tế.
Người đàn ông Indonesia dường như không còn tỉnh táo sau khi thực hiện xong 100 roi và được đưa khẩn cấp đến bệnh viện. Đây là một trong hai người đàn ông bị phát hiện quan hệ với cùng một phụ nữ trước hôn nhân.
Người phụ nữ cũng bị phạt 100 roi bên ngoài nhà thờ ở tỉnh Aceh. Ước tính 500 người có mặt chứng kiến màn phạt roi. Nhiều người lấy điện thoại ra ghi hình hoặc chụp ảnh, một số hô vang: "Mạnh nữa lên, mạnh nữa lên".
"Đây là hình phạt họ phải gánh chịu khi đã vi phạm pháp luật", một người chứng kiến tên Muhammad Yunus nói.
Người đàn ông không đứng dậy nổi sau khi bị phạt 100 roi.
Tỉnh Aceh là nơi xử phạt vi phạm quy định Hồi giáo nặng nhất ở Indonesia. Hồi tháng 10, tỉnh Aceh thông báo quy định mới, trong đó tội phạm săn trộm đười ươi, hổ hoặc các động vật hoang dã cũng sẽ phải chịu hình phạt 100 roi.
Các tội danh khác bị phạt 100 roi, bao gồm uống rượu, đánh bạc, quan hệ tình dục đồng giới. Những người bị phạt roi thường ngất trong và sau khi thực hiện xong hình phạt.
Người phụ nữ cũng bị phạt 100 roi.
Các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích hình phạt trên, cho rằng quá dã man. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng muốn xóa bỏ hình phạt này, nhưng cộng đồng Hồi giáo ở tỉnh Aceh muốn duy trì các hình phạt khắc nghiệt. Những quy định này có hiệu lực ở tỉnh Aceh từ cách đây 10 năm, những người không phải người Hồi giáo cũng bị phạt như người Hồi giáo.
Hồi tháng 7, ba người khác cũng phải chịu 100 roi vì quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hai nam giới cũng phải chịu hình phạt này vì quan hệ tình dục với các cô gái chưa đủ tuổi thành niên. Những tội ít nghiêm trọng thường chỉ bị phạt dưới 30 roi.
Theo danviet.vn
Việt Nam bác tin người gốc Việt di dời khỏi biển Hồ mua đất, đe dọa chủ quyền Campuachia Thông tin người Việt di dời khỏi biển Hồ, mua đất của Campuchia, đe dọa an ninh, chủ quyền quốc gia này là không có cơ sở. Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 5/12, liên quan tới câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết bình luận của Việt Nam trước thông tin người Việt di dời khỏi biển Hồ, mua...