Bà bầu khi uống nước mía cần lưu ý những gì?
Việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa trên da và tóc. Tuy nhiên, khi uông nươc mia me cung phai lưu y nhưng điêu sau.
Lơi ich cua nươc mia đôi vơi me bâu
Trong 100ml nước mía có khoảng 12g đường. Ngoài ra, mía còn chứa nhiều loại vitamin A,B,C,… và các khoáng tố quan trọng khác như canxi, sắt, kali,…. Với giá trị dinh dưỡng trên, nước mía rất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Giúp da dẻ hồng hào
Chất axit alpha hydroxyl trong nước mía hỗ trợ rất tốt việc cải thiện làn da. Do vậy, các vấn đề về mụn và sạm da ở mẹ bầu được ngăn ngừa đáng kể.
- Hạn chế tình trạng thai nghén
3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang bầu thường có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi,… Lúc này, chị em cần bổ sung nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng buồn nôn. Vì vậy, ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía tăng cường năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều.
- Cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt
Video đang HOT
Hàm lượng chất chống oxy trong nước mía giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng và phòng chống bệnh vặt. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú rất hiệu quả.
- Chống táo bón và tiêu hóa tốt
Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng nước mía. Bởi, trong nước mái có chứa một lượng kali nhất định có tác dụngchống táo bón và tiêu hóa rất tốt.
Nhưng lưu y me bâu cân biêt khi uông nươc mia
- Không uống quá nhiều
Bất kỳ món ăn nào, thức uống nào cho bà bầu nếu bổ sung vừa đủ thì tốt, uống nhiều dễ phản tác dụng. Nước mía có nhiều công dụng nhưng nếu uống nước mía thay nước lọc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ nên bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
- Không sử thuốc khi uống nước mía
Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống với nước mía vì cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và thuốc không có tác dụng.
- Không bảo quả nước mía trong tủ lạnh
Mẹ nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm
Vì nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Nếu cảm thấy buồn nôn nhiều, bạn có thể cho một ít gừng tươi vào nước mía có thể làm hạn chế cảm giác buồn nôn.
Theo www.phunutoday.vn
Tuyệt chiêu ngừa bệnh từ nước mía
Mía giàu protein, carbohydrate và khoáng chất như phốt pho, can xi, chất sắt, kẽm và ka li. Thay vì lạm dụng đường, uống nước mía đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo trang tin livestrong.com.
Shutterstock
Uống nước mía giúp giảm cholesterol xấu LDL và triglyceride trong máu để bảo vệ tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Thai phụ có thể uống nước mía để bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Theo các chuyên gia, lượng a xít folic hay vitamin B9 trong nước mía có đặc tính ngừa các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nước ép mía còn giúp tăng khả năng thụ thai.
Bạn bị hôi miệng? Nên tăng cường uống nước mía. Đây là nguồn phong phú khoáng chất giúp củng cố men răng, loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.
Nhai mía giúp nướu răng chắc khỏe hơn và ngừa sâu răng. Mía cũng giàu can xi, giúp hỗ trợ phát triển xương và răng vững chắc.
Uống nước mía còn giúp loại bỏ mụn trứng cá. Mía chứa a xít alpha-hydroxy (AHAs) giúp tăng sự phát triển của bạch cầu. Nếu được uống thường xuyên, nước mía sẽ loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, đẩy lùi chứng viêm nhiễm da.
Tăng cường hệ miễn dịch. Nước mía giàu chất chống ô xy hóa chống lại các bệnh nhiễm trùng và cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nước mía cũng bảo vệ gan chống lại mọi nhiễm trùng như vàng da. Uống nước mía bổ sung các dưỡng chất và protein bị mất cho cơ thể, vốn cần thiết để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Nước mía có tác dụng tăng cường năng lượng cũng như chống mất nước ngay tức thời, và đó là lý do tại sao mọi người uống nhiều nước mía vào mùa hè.
Giúp vết thương mau lành là đặc tính khác của nước mía. Đó là nhờ mía chứa sucrose với đặc tính tự nhiên là làm lành mọi vết thương trong thời gian ngắn. Điều bạn cần làm là thoa ít nước mía lên vết thương.
Giàu chất chống ô xy hóa flavonoid, nước mía ngăn chặn các tế bào gây bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt phát triển.
Nước mía có chỉ số đường huyết thấp và chứa lượng đường tự nhiên nên ngăn ngừa mức đường trong máu tăng ở bệnh nhân tiểu đường.
Bất cứ ai bị các vấn đề về tiêu hóa nên uống nước mía mỗi ngày. Đặc tính nhuận tràng trong nước mía làm lành vết thương trong ruột và giảm bớt táo bón, đầy bụng. Nước mía cũng chứa ka li cân bằng độ pH của dạ dày.
Nước mía còn có thể ngừa những tổn hại ADN, vốn thường ảnh hưởng đến não bộ do tia bức xạ gây ra. Chất chống ô xy hóa trong nước mía ngăn chặn quá trình ô xy hóa của các chất béo trong tế bào, đồng thời kiểm soát sự phá hủy ADN.
Theo Thanhnien
Mía giúp ngủ ngon, giảm stress Tin tốt lành dành cho người ngủ không ngon do stress: Các nhà khoa học đã phát hiện một thành phần linh hoạt có trong mía và các sản phẩm thiên nhiên khác có thể giúp giảm stress và hỗ trợ để có giấc ngủ ngon. Ảnh: Shutterstock Các loại thuốc ngủ hiện hữu không xử lý thành phần gây stress và thường...