Bà bầu có nên ăn mãng cầu xiêm không?
Theo các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu không nên ăn mãng cầu xiêm vì có một số chất gây hại cho cơ thể. Nêu ban lân đâu mang thai thi phai chu y nhưng điêu sai khi ăn mang câu xiêm keo hôi hân.
Qua mang câu xiêm la qua gi?
Mãng cầu xiêm, còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai… tùy theo vùng trồng. Cây có thể cao từ 3 – 10m, rậm, lá màu đậm, không lông, xanh quanh năm. Hoa màu xanh, mọc ở thân. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm.
Ba bâu đươc khuyên cao không nên ăn mang câu xiêm
ThS. Lương Quốc Chính, BV Bạch Mai trả lời trên báo Dân trí cho hay, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư, nhưng thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (Annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần.
Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng mãng cầu xiêm.
- Ăn mãng cầu xiêm làm hạ huyết áp.
Theo các thử nghiệm được tiến hành trên động vật, mãng cầu xiêm làm giãn các mạch máu và giảm huyết áp. Vì vậy những người bệnh cao huyết áp trước khi ăn mãng cầu xiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Video đang HOT
Ngoài ra việc ăn quá nhiều mãng cầu một lúc có thể dẫn tới buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy bạn đọc không nên ăn quá nhiều. Với những bà bầu ( đặc biệt bị cao huyết áp ) thì nên hạn chế ăn loại quả này.
- Thường xuyên ăn mãng cầu xiêm sẽ gây nhiễm trùng.
Thường xuyên ăn mãng cầu trong thời gian dài có thể là nguyên nhân phát triển của các loại nấm và nấm men trong cơ thể. Vì vậy dù là người thường hay bà bầu, cũng không nên ăn mãng cầu xiêm trong thời gian dài.
- Mãng cầu xiêm ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.
Hoa quả thường rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số loại hoa quả lại gây nên một vài tác dụng phụ nghiêm trọng không mong muốn. Mãng cầu xiêm cũng không nằm ngoài danh sách này !
Nếu ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, hệ tim mạch của người ăn sẽ không được khỏe mạnh như bình thường. Quả này được biết đến có tác dụnggiảm đau hiệu quả, vì vậy những người bị bệnh tim phải hoàn toàn kiêngmãng cầu xiêm. Đặc biệt là bà bầu, nếu những bà bầu có bệnh về tìm thì cần tuyệt đối không được sử dụng loại quả này cũng như các chế phẩm từ mãng cầu xiêm như trà, thuốc, các sản phẩm bổ sung tinh chất mãng cầu xiêm…
- Bà bầu ăn mãng cầu xiêm dễ sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài những tác hại nêu trên nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài. Mãng cầu xiêm còn gây ra tác hại ghê ghớm đến phụ nữ mang thai. Cụ thể là tử cung sẽ bị co thắt nếu bà bầu ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, lâu dài. Bà bầu không nên ăn loại loại trái cây này để tránh sinh non ngoài ý muốn hoặc bị sảy thai .
Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm (phần thịt của quả không bị hạn chế) trong các trường hợp phụ nữ có thai. Lá, rễ và hạt có tác dụng gây hạ huyết áp, ức chế tim, người dùng thuốc trị áp huyết cần bàn với thầy thuốc điều trị.
Theo www.phunutoday.vn
Sau sinh ăn mướp đắng được không?
Mướp đắng được rất nhiều người ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sau sinh bà bầu có ăn được mướp đắng không?
Sau sinh ăn mướp đắng được không?
Sau sinh các bà mẹ phải kiêng một số loại thực phẩm để tránh hậu sản. Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng.
Mướp đắng là loại đắng nhất trong các loại rau quả. Người ta thường khuyên ăn mướp đắng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, C, Canxi, Kẽm, Mangan, Photpho, Sắt, Beta - carotene và Magie,...
Việc ăn mướp đắng rất có lợi cho sức khỏe, phòng chống và chữa trị nhiều bệnh tật. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn mướp đắng được.Dưới đây là một số đối tượng nên kiêng ăn mướp đắng:
Người bị bệnh huyết áp thấp: vì chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng gây hạ đường huyết, làm tuột huyết áp, nguy hiểm cho người bệnh.
Người bị bệnh gan, thận: sau khi ăn mướp đắng enzyme gan tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dạng tế bào gan.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: do mướp đắng chứa quá ít chất xơ và ít chất béo có lợi, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Sau sinh bạn cần tránh ăn mướp đắng để đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi bé
Nguyên nhân là do mướp đắng quá ít chất béo, ăn nhiều sẽ không có lợi cho chế độ ăn cần nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm và có thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, gây nguy hại cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
Những người không nên ăn mướp đắng
Người bị bệnh huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng vì Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến bệnh tiến triển xấu.
Người bị bệnh gan, thận cũng không nên ăn mướp đắng vì sau khi ăn mướp đắng, enzym gan tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan. Loại quả này cũng chứa một số chất khiến tế bào gan bị thay đổi hình dạng. Bệnh nhân ăn quá nhiều mướp đắng khiến bệnh tình nặng nề hơn, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
Người thiếu men G6PD, men hỗ trợ tế bào hồng cầu chuyển hoá, cũng cần hạn chế loại quả này. Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên giảm ăn mướp đắng, do khó tiêu, mướp đắng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.
Theo www.phunutoday.vn
Mách mẹ cách tự đoán vị trí nằm của thai nhi để vượt cạn dễ dàng hơn Mẹ bầu cần chú ý vị trí của thai nhi có thể dự báo trước về quá trình vượt cạn sắp tới sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hay không. Mẹ bầu cần chú ý vị trí của thai nhi có thể dự báo trước về quá trình vượt cạn sắp tới sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hay không. Nhiều...