Bà bầu có nên ăn mặn ?
Khi mang thai, các bà mẹ có thói quen ăn mặn nên chủ động thai đổi thói quen của mình, Vì thói quen ăn mặn trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thai nghén
Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Tuy nhiên, thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri… là những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn. Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.
“Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên” – Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ. Do vậy, nếu lượng muối ăn vào cơ thể quá nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn
Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri …, đây được cho là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn. Một nguyên nhân khác của tình trạng “nghén” món mặn là do cơ thể bà bầu đang bị thiếu muối trầm trọng, thường là hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường, một phụ nữ tiêu thụ khoảng 1000 – 2000 mg muối/ngày. Khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên gấp đôi, khoảng 2000 – 4000 mg/ ngày. Nhu cầu về muối tăng, kéo theo sở thích chọn các món mặn trong thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em có thể tha hồ ăn món mặn tùy thích hay tăng thêm lượng muối khi nêm nếm thức ăn, bởi ăn mặn thiếu kiểm soát được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khi mang thai.
Ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn mặn quá độ trong thai kỳ chính là việc bà bầu sẽ thường xuyên bị khát nước và cảm thấy thiếu nước, lượng chất trong cơ thể vì thế cũng mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở. Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng trong đường hô hấp sinh sôi, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng yếu đi và bà bầu dễ bị chứng viêm họng hoành hành. Tác hại lớn nhất của việc thường xuyên ăn quá mặn là xát suất bà bầu phải đối mặt nguy cơ phù nề và cao huyết áp bất thường tăng cao hơn thường lệ.
Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi
Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tìn tạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn… Thậm chí, ăn mặn dẫn đến nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén.Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi.Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.
Việc ăn mặn kéo dài sẽ kéo theo một loạt bệnh như liên quan đến huyết áp, thận, dạ dày.Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.Ngoài ra, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.
Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần.Hạn chế tối đa các món ăn mặn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớnTăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn.
Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.
Video đang HOT
Bị phù có phải do muối?
Đừng buộc tội muối đã làm cho chân bạn bị phù nước. Chứng phù hoàn toàn là hiện tượng bình thường trong thai kì.
Càng ngày, thai nhi càng lớn, bụng bạn càng vươn to ra, đôi khi bạn khó có thể nhìn thấy đôi chân của mình. Nhưng khi bất chợt ngồi trên ghế và nhìn thấy chúng, bạn khó có thể hài lòng về chúng. Nói một cách ví von là to như cái cột đình. Hiện tượng phù chân là một hiện tượng bình thường mà ở phụ nữ mang thai thường có do sự tăng nước trong cơ thể ở tuần thứ 35. Bạn cảm nhận điều này rõ nhất vào buổi tối hoặc do đi giầy cảm thấy chật, trong thời tiết nóng nực hoặc do đứng hoặc ngồi lâu.
Có nên hạn chế muối để giảm phù?
Một lượng muối phù hợp với bạn sẽ giúp điều chỉnh được lượng nước của cơ thể. Giảm muối hấp thu đột ngột sẽ không tốt cho thai nhi. Các cách giảm phù hiệu quả hơn khi mang thai là:
- Giơ chân lên: Bạn có rất nhiều cơ hội để vận động cho đôi chân của mình bằng cách giơ chân lên xuống. Ví như khi bạn ngồi làm việc, khi bạn xem TV, khi bạn check email… Bạn cũng có thể giơ chân lên xuống khi nằm nghỉ ngơi, khuyến khích nên nằm nghiêng.
Tắm rửa: Nước giúp bạn cảm thấy mát mẻ và có thể chống lại chứng phù. Bạn hoàn toàn có thể đi bơi vì bơi lội rất tốt cho thai phụ.Tiểu thường xuyên: Càng uống nhiều bao nhiêu, bạn càng nên đi tiểu nhiều hơn. Nước được thải ra ngoài thay vì xuống chân khiến chân bị phù.Đi giày bệt: Bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái khi đi giầy bệt, vừa vặn với kích cỡ chân.
Theo Vuoncuabe
9 nguyên nhân khiến bạn có dấu hiệu giống kinh nguyệt
Đừng bỏ qua những dấu hiệu giống kinh nguyệt, đây có thể là triệu chứng ban đầu của một số căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mà bạn nên đi kiểm tra sớm đấy!
Bạn cảm thấy chướng bụng, trở nên khó tính hay mệt mỏi hơn, thậm chí là co thắt bụng dưới và nổi mụn nhiều trên mặt? Đây là những dấu hiệu giống như khi kỳ kinh nguyệt sắp đến hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt. Thực tế, có nhiều nguyên nhân khác cũng khiến bạn mắc phải các triệu chứng tương tự như trên mà không phải do kinh nguyệt.
Dưới đây là 9 nguyên nhân bạn có thể gặp phải khi xuất hiện các dấu hiệu kinh nguyệt nhưng kỳ kinh thực sự không đến.
1. Chu kỳ không rụng trứng
Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng báo hiệu trước kỳ kinh nhưng "ngày đèn đỏ" lại không đến thì có thể tháng đó cơ thể bạn không rụng trứng. Có khoảng 10 đến 18% chu kỳ bình thường nhưng bạn có thể không rụng trứng. Đây là một tỷ lệ tương đối phổ biến đối với phụ nữ.
2. Dấu hiệu bạn đã có thai
Nếu bạn đã quan hệ tình dục không tránh thai, sử dụng biện pháp tránh thai bằng xuất tinh ngoài hay quên uống thuốc tránh thai, bạn nên kiểm tra xem mình có thai không nhé. Rất nhiều triệu chứng của mang thai sớm gồm đau căng vú, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, co thắt bụng dưới đều tương tự như khi bạn sắp và đang trong kỳ kinh vậy.
Bởi vì sự thay đổi của hormone cũng như tử cung trong giai đoạn mang thai sớm có cùng con đường tác động như chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, bạn có thể ra một ít máu quanh khoảng thời gian mà bạn sẽ có kinh, nhưng đó là phản ứng của nội mạc tử cung khi bào thai đến làm tổ chứ không phải kinh nguyệt thật sự. Nếu nghi ngờ bản thân mang thai, bạn có thể dùng que thử thai tại nhà. Nếu âm tính, bạn có thể thử lại sau 3 đến 4 ngày hay đến khám bác sĩ nhé.
3. Bệnh lý tại tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở vùng trước cổ của bạn, thực hiện và điều hòa nhiều chức năng trong đó có chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, khi tuyến giáp bất thường sẽ không sản xuất lượng hormone tuyến giáp thích hợp, dù là cường giáp hay suy giáp đều sẽ ảnh hưởng đến hormone FSH và LH. Hai hormone này có vai trò điều hòa sự rụng trứng, chu kỳ kinh của bạn sẽ không đều nếu FSH và LH bất thường.
Bạn có thể phải chịu đựng các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt trong thời gian dài. Tuyến giáp điều hòa chức năng não bộ khiến bạn xuất hiện các vấn đề về tâm thần như thay đổi tâm trạng thất thường. Bạn có thể bị ra máu âm đạo ít hay co thắt bụng dưới do lớp nội mạc tử cung cứ dày lên mà không bong tróc khi không có sự rụng trứng.
Hãy khám bác sĩ nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu của tuyến giáp như sụt cân hay tăng cân nhanh chóng, run tay, hồi hộp, hay mệt mỏi nhiều nhé.
4. Tránh thai bằng hormone
Một trong những tác dụng phụ phổ biến của dụng cụ tránh thai chứa hormone là mất kinh. Vì dụng cụ tử cung làm mỏng nội mạc tử cung nên kỳ kinh sẽ không xuất hiện.
Thuốc tránh thai có thể khiến bạn ra ít máu âm đạo chứ không khiến bạn ra máu nhiều như kỳ kinh thật sự. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn trải qua các triệu chứng như đau căng vú tương tự như trong kỳ kinh vậy.
5. Bạn trong giai đoạn stress
Căng thẳng hay stress là lý do thường gặp khi bạn bị mất kinh. Vì căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu, làm mất cân bằng nhiều hormone khác trong cơ thể bao gồm các hormone điều hòa sự rụng trứng và tử cung. Khi bạn bị căng thẳng, nội mạc tử cung vẫn phát triển nhưng lại không bong tróc được, kỳ kinh bạn sẽ không đều hay bạn sẽ bị co thắt bụng dưới.
Ví dụ như khi bạn có người thân mất đi, ly hôn hay các căng thẳng tâm lý lớn khác sẽ làm kỳ kinh bạn thất thường. Bạn nên khám bác sĩ, tập thể dục hay yoga, sử dụng thuốc cần thiết để giúp giảm thiểu căng thẳng cho bản thân, giúp kỳ kinh của bạn đều đặn trở lại.
6. Hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng mà bạn có dư lượng hormone androgen trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, phát triển lông tóc, tăng cân và nhạy cảm với insulin.
Hội chứng đa nang buồng trứng có thể khiến bạn xuất hiện các chu kỳ kinh không rụng trứng, gây ra máu âm đạo bất thường. Hội chứng trên khiến nhiều nang tăng trưởng trong buồng trứng và khi các nang này vỡ ra có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng giống như trong kỳ kinh vậy. Lông tóc phát triển bất thường liên quan đến mất cân bằng hormone có thể bạn sẽ bỏ qua hay nhầm lẫn tăng cân trong hội chứng này liên quan đến sự chướng bụng trong kỳ kinh.
Có khoảng 20% phụ nữ trên thế giới mắc phải hội chứng này, thường gặp trên những người thừa cân béo phì hay mang tính di truyền. Bạn nên khám bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng này, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng bạn sẽ được dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và khiến chu kỳ kinh đều đặn trở lại.
7. Polyp tử cung
Bạn có thể có polyp lành tính trong tử cung, đó là kết quả của sự tăng trưởng quá mức của lớp nội mạc tử cung. Polyp trong tử cung có thể khiến bạn bị đau bụng và khó chịu như khi bạn sắp hành kinh.
Bởi vì polyp có thể khiến bạn khó mang thai, thậm chí tiến triển ung thư tử cung, bác sĩ có thể sẽ phải cắt bỏ polyp. Hiện nay đã có biện pháp cắt polyp qua nội soi âm đạo tử cung khá đơn giản và phổ biến.
8. U nang buồng trứng
Mỗi tháng, buồng trứng của bạn sẽ phát triển vài nang để chuẩn bị cho việc rụng trứng, nhưng chỉ một nang là có thể phóng noãn. Mặc dù các nang khác thường sẽ tự thoái hóa, nhưng thỉnh thoảng các nang ấy vẫn tồn tại trong buồng trứng.
U nang buồng trứng cũng xảy ra khi bạn không có sự rụng trứng tương tự như hội chứng đa nang buồng trứng. U nang buồng trứng thường không gây triệu chứng nhưng thỉnh thoảng lại làm bạn thấy đau bụng dưới như khi sắp có kinh hay thậm chí đau dữ dội đến mức phải nhập cấp cứu. Vì thế, bạn nên khám bác sĩ nếu bị đau bụng bất thường như trên.
9. Nhiễm trùng phụ khoa
Một vài vi khuẩn lây bệnh qua bệnh tình dục như lậu cầu và chlamydia có thể dẫn đến viêm vùng bụng chậu, gây co thắt hay đau vùng bụng dưới tương tự như khi bạn hành kinh.
Khi bị viêm nhiễm, bạn cần phải uống kháng sinh để điều trị bệnh. Vì thế, nếu bạn bị sốt, buồn nôn hay đau bụng mà dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm thì bạn cần đi khám.
Các dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt là bình thường với sức khỏe phụ nữ, tuy nhiên nếu dấu hiệu tiền kinh nguyệt của bạn xuất hiện bất thường như trên thì bạn không nên chủ quan. Đôi lúc đó chỉ là do sự xáo trộn hormone trong cơ thể như stress chẳng hạn, nhưng cũng có thể là báo hiệu của mang thai hay nhiều bệnh có thể nguy hiểm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Vì thế, bạn đừng nên trao đổi và đi khám bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường nhé!
Theo Hellobacsi.
6 dấu hiệu dương vật dự báo sức khỏe của đấng mày râu Bạn nghĩ dương vật chỉ dùng cho chuyện đi vệ sinh và chuyện ấy? Thực ra, các biểu hiện của dương vật nói lên rất nhiều vấn đề như dấu hiệu dương vật có thể dự báo sức khỏe của bạn bao gồm nhiều bệnh khác nhau chứ không chỉ là rối loạn cương dương! Cùng xem thử 6 dấu hiệu dương vật...