Bà bầu, bổ sung canxi thế nào cho đúng?
Bà bầu cần theo chỉ định của bác sĩ và được các bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ, không tự ý bổ sung bằng thuốc có chứa canxi lợi bất cập hại.
Nhu cầu canxi của thai phụ tăng cao
Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên.
Nhu cầu canxi ở thai phụ tăng lên theo thời gian quý I khoảng 800mg, quý II khoảng 1.000mg, quý III là 1.500mg – do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần.
Thiếu vitamin D, cơ thể khó hấp thu canxi, vì vậy, cần tăng cường vitamin D để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi.
Nhóm thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, các loại sữa (bao gồm cả sữa chua), rau cần, súp lơ xanh…
Thiếu và thừa canxi đều có hại
- Thiếu canxi: thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, trường hợp nặng có thể co giật do hạ canxi máu.
Video đang HOT
- Thừa canxi: thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời, thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi mẹ bị thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu khát, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.
Hiện nay, các nhà sản xuất thường cho canxi vào các chế phẩm cho bà bầu như sữa, bánh quy, thực phẩm chức năng…
Vì vậy, nhiều bà bầu ngoài bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ còn dùng thêm rất nhiều loại sữa, bánh kẹo, thực phẩm chức năng giàu canxi… mà không lường hết được hậu quả do thừa canxi gây ra. Vì vậy, bổ sung canxi cần thận trọng và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo Sức khỏe và đời sống
Bổ sung canxi hợp lý cho cơ thể
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Vì vậy, cần bổ sung canxi một cách hợp lý.
Năm 2011, Đại học Havard (Hoa Kỳ) thực hiện một nghiên cứu về sức mạnh của vẻ bề ngoài trong những buổi tuyển dụng. Kết quả điều tra của trường Havard cho thấy, 75% người phỏng vấn có cảm tình và niềm tin vào ứng viên sở hữu khuôn mặt khả ái. Trong mắt phần đông các nhà tuyển dụng, những thí sinh có ưu thế ngoại hình thường tự tin hơn, sáng tạo hơn và có khả năng hoàn thành công việc xuất sắc.
Tại Việt Nam, một trong những yếu tố để đánh giá bề ngoài là chiều cao. Dù điều này chưa hẳn là điều kiện cần hoặc đủ để được cho là đẹp, nhưng chiều cao cũng mang lại những lợi thế nhất định về mặt ngoại hình, thậm chí một số nghề nghiệp còn yêu cầu chiều cao tối thiểu thì mới có thể làm được, như phi công, tiếp viên hàng không, ngoại giao. Vậy nên, việc đầu tư phát triển chiều cao cho trẻ cũng là một trong những thứ mà các bậc cha mẹ ngày nay đang rất chú trọng.
75% người phỏng vấn có cảm tình và niềm tin vào ứng viên sở hữu khuôn mặt khả ái
Canxi và nhu cầu canxi theo từng giai đoạn
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Các nhà khoa học xác định được rằng canxi là nguyên tố hoạt động nhất, ảnh hưởng khá nhiều đến các bộ phận của cơ thể, nhất là quá trình hình thành xương và răng. Khuyến cáo của Viện Y học (IOM) về nhu cầu canxi như sau:
1-3 tuổi: 700mg canxi mỗi ngày
4-8 tuổi: 1.000mg
9-18 tuổi: 1.300mg
Bên cạnh việc hiểu rõ nhu cầu canxi cho từng giai đoạn, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý 3 cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn hai năm đầu đời và giai đoạn dậy thì.Trong 3 giai đoạn đặc biệt này, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho trẻ để đảm bảo cho việc tăng trưởng chiều cao tối đa.
Cơ chế hấp thu canxi
Thông thường, chỉ có khoảng 20%-30% canxi từ thực phẩm được cơ thể hấp thu. Canxi không được hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua các dạng khác nhau. Khi có các bệnh đường ruột (tiêu chảy dai dẳng, táo bón...), việc hấp thu canxi cũng kém đi. Với trẻ em, cơ thể trẻ chỉ hấp thu được canxi hòa tan, còn canxi không hòa tan thì không hấp thu được. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2012, lượng canxi từ bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam trung bình là 482mg so với yêu cầu trung bình là 900mg. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn người dân cũng không ăn uống đầy đủ canxi.
Bổ sung canxi hợp lý
Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm: ngũ cốc, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau dền, xúp lơ xanh, vừng... Vì thế, chỉ cần tăng cường các loại thực phẩm này, cơ thể đã có một lượng canxi cần thiết.
Nhiều người thường cho rằng nước xương hầm sẽ có nhiều canxi tuy nhiên, việc ninh xương không làm canxi hòa tan vào nước mà chỉ làm tăng chất béo.
Canxi trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (các loại tôm cá, hải sản...) cũng dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc từ thực vật.
Do đó, việc ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bổ sung đủ lượng canxi mỗi ngày.
Các thực phẩm bổ sung canxi cho cơ thể
Khi không thể cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể bằng thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung bằng thuốc canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với những chế phẩm bổ sung canxi đa dạng trên thị trường hiện nay, mà nổi bật là thuốc canxi dạng nước như Calcium Corbiere, Canxim Bie hay Calci-B, việc lên kế hoạch bổ sung canxi hợp lý để đạt được một chiều cao lý tưởng sẽ là không quá khó nếu chúng ta biết đầu tư đúng lúc và đúng cách.
Theo Dân trí
Bí quyết bổ sung canxi theo từng lứa tuổi Xương phát triển với tốc độ tối đa ở độ tuổi 9-18. Kết thúc đợt tăng trưởng ồ ạt vào 18 tuổi, có tới 90% xương trưởng thành đã được hình thành. Do đó giai đoạn 9-18 tuổi là thời gian cơ thể cần nhiều canxi. Sau 30 tuổi, ngân hàng xương - nguồn dự trữ canxi của cơ thể - sẽ khóa...