Bà bầu ăn quả vải được không?
Là một loại trái cây thơm ngon nên vải được bán rất nhiều ở các đường phố, với tâm lí thèm đồ ngọt của nhiều bà bầu sẽ rất thích loại quả này. Nhưng liệu bà bầu có nên ăn quả vải không? Hãy bỏ ít phút để đọc bài viết dưới đây nhé!
Vải là loại trái cây giàu vitamin C – rất cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Chúng ta đều biết cơ thể con người cần sắt để duy trì nồng động hemoglobin bình thường trong máu. Hemoglobin rất quan trọng để lưu thông máu và folate là thành phần không thể thiếu của hemoglobin. Ngoài ra, magie có trong quả vải cũng rất cần thiết cho quá trình đông máu nếu cơ thể không may bị thương. Quả vải có chứa tất cả những dưỡng chất này nên sẽ có tác dụng giúp tăng khối lượng máu của cơ thể.
Nếu bạn thường xuyên bị táo bón, trĩ, hãy nghĩ đến quả vải. Bởi trong loại trái cây này có chứa một lượng lớn chất xơ và nước sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ ung thư ruột, đại tràng.
Vải có chứa kali giúp duy trì natri và chất lỏng trong cơ thể để cân bằng điện giải. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn giúp duy trì huyết áp bình thường và làm giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ.
Bà bầu có nên ăn vải không?
Video đang HOT
Bà bầu có được ăn vải không? Câu hỏi này được không ít bà bầu đề cập đến vì lo ăn vải sẽ bị nóng. Có thể nói, vải là loài trái cây rất ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với bà bầu thì hạn chế, không nên ăn quá nhiều bởi trong quả vải còn chứa nhiều đường, sẽ gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol, gây ra tình trạng thừa cân hoặc ảnh hưởng đến bà bầu đang bị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, với những thai phụ có cơ địa nóng hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong… cũng không nên ăn nhiều vải, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển không có lợi cho thai nhi.
Bà bầu ăn quá nhiều vải có thể gây ra lượng đường trong máu cao. Nếu mức đường này tăng lên, có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, bà bầu ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến xuất huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, tăng nhiệt bên trong cơ thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Qua bài viết, các bà bầu cũng nên lưu ý với loại quả này để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Tránh ăn những loại quả có tính nhiệt cao như vải và nhãn.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu nên cẩn trọng khi uống nước rau má
Rau má vốn là một loại rau giúp thanh lọc cơ thể vi trong rau ma co tinh han. Tuy nhiên, đôi vơi phu nư mang thai viêc dung rau ma lam thưc uông cân hêt sưc thân trong.
Công dung cua rau ma
Làm giảm stress, lo âu: Trong rau má có chất gọi là trierpenoids có khả năng làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng của thần kinh. Khi cơ thể bị căng thẳng thì ly nước rau má chính là một giải pháp hữu hiệu.
- Làm đẹp, chống lão hóa. Các chất chống oxy hóa trong rau má sẽ làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng nước rau má thường xuyên được xem là cách kéo dài tuổi thanh xuân.
- Tốt cho hệ tim mạch: Sử dụng rau má sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Những người thừa cân, béo phì nên sử dụng nước rau má thường xuyên.
- Giúp vết thương mau lành: Một số chất trong rau má làm tăng tốc độ làm lành của tế bào, giúp vết thương mau lành hơn.
Ba bâu co nên uông nươc rau ma không?
Bà bầu không nên sử dụng nước rau má uống hàng ngày. Nếu dùng nước rau má thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể, gây ức chế nhiều quá trình sinh lý và sẽ hại cho sức khỏe.
Không ít lời đồn cho rằng bà bầu uống nước rau má trong 3 tháng đầu mang thai rất dễ bị sảy thai. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tương đối. Với những mẹ bầu có cơ địa yếu, uống nước rau má quá nhiều rõ ràng không tốt. Rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng. Do đó, khi uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Hơn nữa, với cách xay rau má uống sống, nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cao. Vì vậy, không có gì sai khi nhiều người cho rằng bà bầu uống nước rau má có thể bị sảy thai.
Nếu đã từng có tiền sử sảy thai, động thai, sức khỏe yếu, hệ tiêu hóa không ổn định, mẹ bầu không nên uống nước rau má, trừ khi được bác sĩ cho phép.
Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.
Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.
Bất cứ thực phẩm nào cũng vậy, không riêng gì rau má, đều không nên lạm dụng nhiều. Dù bạn không phải một trong đối tượng trên, cũng nên uống một lượng nước rau má vừa đủ và hợp lý.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu ăn cá hồi được không? Nhiều người cho rằng khi mang thai nên ăn cá hồi mỗi ngày để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng phong phú có trong thực phẩm này cho cơ thể của người mẹ và thai nhi. Nhưng cá hồi có thực sự tốt cho bà bầu hay không, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết này. 1. Những tác...