Bà bầu ăn mặn có thể gây nhiễm độc thai nghén
Thói quen ăn mặn trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thai nghén.
Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Tuy nhiên, thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri… là những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn. Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.
Nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn
“Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên” – Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ. Do vậy, nếu lượng muối ăn vào cơ thể quá nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi
- Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tìn tạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn… Thậm chí, ăn mặn dẫn đến nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén.
- Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi.
- Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.
Thói quen ăn mặn khiến bà bầu dễ mắc chứng viêm họng
- Việc ăn mặn kéo dài sẽ kéo theo một loạt bệnh như liên quan đến huyết áp, thận, dạ dày.
- Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Video đang HOT
- Ngoài ra, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.
Giảm thiểu tình trạng ăn mặn
Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần.
Hạn chế tối đa các món ăn mặn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớn
Tăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn. Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn
Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.
Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.
Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.
Phunutoday
Mẹo hay phân biệt hoa quả Trung Quốc trà trộn thành hoa quả sạch
Nhiều hoa quả Trung Quốc được phát hiện chứa chất độc hại đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu ăn những loại quả này nguy cơ ung thư, vô sinh... có thể đến với người dùng.
Táo Trung Quốc: nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.
Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Táo Trung Quốc thường có màu hồng phấn, hồng nhạt chứ không đỏ sẫm như táo Mỹ, Úc.
Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4/2012 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng
Khoảng đầu tháng 7/2012, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 - 5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.
Cách nhận biết một số loại quả Trung Quốc
Hiện có rất nhiều người lo ngại về hiện tượng hoa quả nhập ngoại và hoa quả Trung Quốc được bán trà trộn lẫn nhau. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được điều này?
- Táo:
Thông thường táo nhập từ châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.
Và khi bổ ra 1 quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.
- Cam:
Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó 1 quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.
Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị kho ở đầu và đít quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.
Nước được vắt từ 1 quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ 1 quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.
- Cherry:
Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc.
Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Điếc đột ngột căn bệnh nhiều người chưa lường hết Điếc đột ngột do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên khi đến bệnh viện đã quá trễ, dẫn đến việc điều trị khó khăn. Điếc đột ngột là bệnh không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Bất ngờ vì tự dưng bị điếc Một buổi trưa...