Bà bầu ăn đu đủ xanh được không, có tốt không?
Bà bầu ăn đu đủ xanh được không hay có nên ăn đu đủ xanh không, đu đủ xanh có tốt không là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Đu đủ xanh có chất gây co bóp tử cung nên bà bầu không nên ăn.
Đu đủ xanh là một loại quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ về bệnh tim mạch, tốt cho thị lực và cũng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Theo nghiên cứu, trong 100g đu đủ xanh cung cấp:
- 74 – 80mg vitamin C
- 500 – 1250 beta caroten (tiền vitamin A)
- Vitamin B1, B2
- Các acid gây men
- Khoáng chất: 179mg kali, canxi, magie, sắt và kẽm.
- 4% chất nhựa latex màu trắng đục, papain
- Chymopapain và papaya protease
Vậy với những tác dụng đó thì bà bầu ăn đu đủ xanh được không được nhiều mẹ quan tâm.
Bà bầu ăn đu đủ xanh được không?
Với câu hỏi bà bầu ăn đu đủ xanh được không thì câu trả lời là bà bầu không nên ăn.
Trong nhựa của quả đu đủ xanh có chất papain, chất này có thể gây co thắt tử cung nên có thể gây sảy thai đối với những mẹ bầu mới có thai. Ngoài ra, chất papain cũng còn làm chậm sự sinh trưởng của bào thai, có thể gây gián tiếp dẫn tới xuất huyết nhau thai.
Ngay cả khi đu đủ xanh không gây sảy thai, sinh non thì chất chymopapain có trong đu đủ cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Tuy nhiên, những tác động của đu đủ xanh đối với bà bầu không phải 100% xảy ra ở tất cả các bà bầu, ở một số mẹ bầu đu đủ xanh không thật sự gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn. Còn đối với những mẹ bầu mang thai sau 3 tháng đầu muốn ăn đu đủ xanh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đu đủ xanh không tốt cho mẹ và thai nhi, mẹ không nên ăn (Ảnh minh họa)
Tại sao bà bầu không nên ăn đu đủ xanh?
Như đã nói, trong nhựa đu đủ xanh có chứa papain có thể gây nên:
Video đang HOT
- Kích thích co bóp tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm, gây sảy thai, sinh non.
- Chất papain và chymopapain có thể làm suy yếu các màng quan trọng hỗ trợ thai nhi.
- Nhựa đu đủ xanh cũng có thể gây dị ứng nguy hiểm cho mẹ bầu.
Đu đủ xanh có thể gây sảy thai, sinh non (Ảnh minh họa)
Có bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
Đu đủ xanh hầm xương, hầm chân giò có thể cung cấp vitamin C, A, B12… và một số dưỡng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ. Tuy nhiên, dù được nấu chín thì chất papain vẫn không mất đi vì vậy mẹ bầu không nên ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đu đủ xanh hầm xương hay nấu canh mẹ bầu cũng không nên ăn (Ảnh minh họa)
Có bầu ăn gỏi đu đủ xanh được không?
Tương tự như các món canh, món hầm từ đu đủ xanh, các món gỏi được làm từ đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn mẹ bầu cũng không nên ăn.
Như vậy, với câu hỏi bà bầu ăn đu đủ xanh được không thì câu trả lời là không nên ăn, ít nhất trong 3 tháng đầu hãy kiêng hoàn toàn. Từ những tháng tiếp theo trở đi mẹ bầu muốn ăn đu đủ xanh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bác sĩ đồng ý để mẹ bầu ăn thì mới nên ăn còn nếu không thì cũng không nên ăn trong cả thai kỳ.
[ẢNH] Những sai lầm tai hại khi ăn thịt vịt nhiều người mắc phải
Thịt vịt là một trong những thực phẩm phổ biến, giàu chất dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Tuy nhiên, khi ăn thịt vịt, chúng ta cần tránh một số điều 'đại kỵ' như: ăn thịt vịt với ba ba, ăn quá nhiều phao câu hay nội tạng vịt... để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Không chỉ là một trong những thực phẩm phổ biến, thịt vịt còn được mọi người yêu thích bởi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K...
Đặc biệt, thường xuyên ăn thịt vịt còn giúp chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Nguyên nhân là do, trong máu vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng này
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc...
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, khi ăn thịt vịt, chúng ta nên chú ý một số điều sau để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể
Hạn chế ăn cổ vịt: Cổ vịt là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là cánh mày râu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn bộ phận này của vịt
Nguyên nhân là do, vùng da dưới cổ vịt là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc
Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Trên thực tế, phao câu vịt là nơi chứa nhiều chất béo và những chất độc, cũng như chất tăng trọng hầu hết đều tồn dư ở bộ phận này. Khi ăn vào tất cả nhưng độc tố như E.Coli, Salmonella... sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Là bộ phận được nhiều người yêu thích, nội tạng vịt thường được chế biến thành nhiều món khác nhau
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn nội tạng vịt nói riêng và nội tạng động vật nói chung. Nguyên nhân là do, đây là nơi chứa nhiều chất béo, dễ gây nên bệnh tim mạch, cao huyết áp
Theo các lương y, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta tuyệt đối không kết hợp thịt vịt và thịt ba ba lại với nhau
Trong thành phần của thịt vịt và thịt ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt
Bạn cũng không nên ăn kèm thịt vịt với trứng gà
Nguyên nhân là do, trứng gà và thịt vịt đều tính hàn, kết hợp với nhau có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể
Mận là một loại trái cây "đại kỵ" với thịt vịt
Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe
Khi bạn vừa bị cảm xong thể trạng cơ thể còn nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt
Đặc biệt là khi bị cảm lạnh, bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm
Để đảm bảo sức khỏe, những bệnh nhân bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt
Nguyên nhân là do, trong thành phần của thịt vit có chứa hàm lượng purin và protein rất cao, khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng đột ngột, khiến bệnh tình càng trở nên nguy hiểm hơn
Phụ nữ nếu không muốn già nhanh, hãy ghi nhớ 2 loại rau này để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt và bảo vệ tử cung Để nuôi dưỡng tử cung và cải thiện kinh nguyệt, các lương y thường khuyên chị em phụ nữ nên sử dụng nhiều 2 loại rau "đại bổ" dưới đây. Khác với nam giới, hàng tháng cơ thể phụ nữ thường xuất hiện một "kỳ đèn đỏ", đây là triệu chứng báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Dù...